Ngày 7.10.2019, thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng 1 tại TP.HCM cho biết, sức khỏe cặp b.é g.ái song sinh liền gan sau phẫu thuật đã ổn định và có có thể xuất viện trong vòng 2 – 3 ngày tới.
Theo Thanh niên
Gia tăng t.rẻ e.m nhập viện do thay đổi thời tiết
Thời tiết chuyển mùa, ngày mưa ngày nắng bất thường làm cho trẻ dễ bị nhiễm bệnh về đường hô hấp. Mỗi ngày, chỉ tính riêng Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận khoảng 5.000 bệnh nhi đến khám, phần lớn trẻ có triệu chứng mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi..
Thời tiết thay đổi khiến các nguy cơ các bệnh viêm đường hô hấp tăng cao. Ảnh minh họa.
Theo Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM trong tháng 8 và đầu tháng 9, tỷ lệ trẻ mắc các bệnh đường hô hấp tăng nhiều so với những tháng trước, đặc biệt là tỷ lệ trẻ viêm tiểu phế quản, viêm phổi tăng rõ rệt và có khuynh hướng tiếp tục gia tăng trong tháng tới.
Hiện mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng 5.000 bệnh nhi đến khám, phần lớn trẻ có triệu chứng mắc bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi…
Theo thống kê tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, số bệnh nhi đến khám và nhập viện những ngày qua cũng tăng không ngừng. Đáng chú ý, số trẻ mắc bệnh về đường hô hấp kèm sốt, nôn ói tăng cao. Ngoài ra, còn hàng nghìn trẻ điều trị ngoại trú do mắc các bệnh khác như viêm họng, viêm phế quản do nhiễm virus.
Theo BS Nguyễn Hoàng Phong, Trưởng khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, trẻ dưới 12 tháng t.uổi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém hơn, do đó khi trẻ sinh ra đờm nhớt và diễn tiến khó thở, suy hô hấp cũng đến nhanh hơn.
Vì thế, tỷ lệ trẻ dưới 12 tháng t.uổi dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp cao so với các trẻ có t.uổi lớn hơn. Mặt khác, vào thời tiết chuyển mùa từ mưa sang nắng hoặc ngược lại là thời điểm các loại vi khuẩn, virus có điều kiện phát triển nhanh, tạo nhiều độc lực cao nên dẫn đến tình trạng nhiều trẻ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp.
Như một quy luật về tự nhiên hằng năm, từ tháng 7 đến tháng 10, số trẻ nhập viện do các bệnh hô hấp thường gia tăng. Viêm phế quản cấp tính hay mạn tính đều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, như hay quấy khóc, bỏ bú, mệt mỏi, sụt cân, chậm lớn, chậm biết đi.
Thời tiết chuyển mùa là thời điểm trẻ nhỏ dễ bị mắc bệnh, nhất là đối với trẻ có sức đề kháng yếu.
Do đó, phụ huynh cần có các biện pháp phòng tránh cho trẻ như giữ ấm cơ thể trẻ vào ban đêm, cho trẻ uống nước ấm, vệ sinh mũi, họng cho trẻ thường xuyên. Bên cạnh đó, cho trẻ sống trong không khí trong lành, không ô nhiễm môi trường như nhiều khói bụi, khói t.huốc l.á.
Khi trẻ có triệu chứng khó thở, ho hen nhiều đừng nên chủ quan, tự ý mua thuốc cho uống tại nhà khi chưa biết rõ thể trạng bệnh lý. Vì như thế bệnh không những không bớt mà còn nặng thêm do nhiễm virus quá lâu ngày.
Một em bé có thể phát triển viêm tiểu phế quản sau khi nhiễm một loại virus từ một người lớn hoặc t.rẻ e.m có cảm lạnh thông thường. Khi bị cảm lạnh, cần rửa tay trước khi chạm vào em bé và cân nhắc việc đeo khẩu trang.
Thường xuyên rửa tay làm giảm sự lây lan của virus gây viêm tiểu phế quản. Nếu trẻ bị viêm tiểu phế quản, giữ ở nhà cho đến khi lui bệnh hoàn toàn để tránh lây lan cho người khác. Những cách đơn giản nhưng hiệu quả khác có thể giúp kiềm chế sự lây lan của n.hiễm t.rùng như:
Hạn chế tiếp xúc với những người bị sốt hoặc cảm lạnh. Nếu trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh ra sớm, tránh tiếp xúc với người bị cảm lạnh trong hai tháng đầu tiên của cuộc sống. Giữ cho phòng tắm, nhà bếp, bàn ghế trong nhà sạch sẽ.
Để khử trùng các khu vực, có thể sử dụng dung dịch thuốc tẩy và nước, được thực hiện với một muỗng canh thuốc tẩy cho mỗi 4 lít nước lạnh. Không được trộn lẫn bất kỳ hóa chất khác, vì điều này có thể tạo ra một phản ứng hóa học độc hại.
Để tránh gây nguy hiểm cho trẻ, tuyệt đối không nên tùy tiện mua thuốc cho trẻ uống khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Mặt khác, tiêm chủng cũng là cách ngăn chặn và hạn chế được các loại bệnh về đường hô hấp cho trẻ, dù thời tiết giao mùa hay mưa nắng thất thường vì lúc đó bé đã có sức miễn dịch tốt, có thể chống chọi được các loại vi rút gây ra bệnh về đường hô hấp.
Thanh Lâm
Theo congluan