Hai bộ phận bẩn của cá dễ bị bỏ quên khi chế biến

Khi chế biến cá, người dân thường mổ bóc ruột, mang, đ.ánh vảy. Tuy nhiên, lớp nhầy trên da và màng đen trong bụng cá cũng là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn cần được loại bỏ.

Nếu mua cá đã đ.ánh vảy, tôi chỉ rửa lại với nước sạch trước khi chế biến. Gần đây, hàng xóm mách khi chế biến cá cần bỏ thêm lớp nhầy trên da vì đây là ổ vi khuẩn, điều này có đúng không? Xin chuyên gia tư vấn (Thu Hương, Hà Đông, Hà Nội).

Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa (Hà Nội), tư vấn:

Các loại cá có vảy thường được sơ chế như mổ bỏ ruột, đ.ánh vảy, bóc mang. Việc bạn chỉ rửa qua nước thông thường sẽ chưa đảm bảo thịt cá ngon, sạch. Bạn cần loại bỏ lớp nhầy trên da và màng đen trong bụng cá. Đây là hai bộ phận bẩn nhưng ít người để ý, thường bỏ qua khi sơ chế.

Sau khi đ.ánh vảy, bạn cần bỏ lớp nhày trên da cá. Ảnh: Cooky.vn

Lớp nhầy trên da cá là nơi trú ngụ của vi khuẩn. Nếu không được làm sạch, lớp nhầy còn làm tăng độ tanh khi ăn cá. Vì vậy, bạn nên rửa sạch cá với nước chanh hoặc giấm. Khi da cá hết nhớt bạn mới chế biến món ăn.

Ngoài ra, bụng cá còn lớp màng đen có tác dụng bảo vệ phần nội tạng. Lớp màng là nơi tích tụ nhiều chất độc hại trong quá trình sinh trưởng của cá. Khi chế biến, bạn phải làm sạch, lọc bỏ lớp màng giúp thịt cá không còn hôi, tanh.

Thịt cá chứa nhiều protein, omega, DHA… Mỗi loại cá có giá trị dinh dưỡng khác nhau và đều là thực phẩm tốt cho đối tượng nhất là người già, trẻ nhỏ. Do đó, bạn nên bổ sung 2-3 bữa cá mỗi tuần.

Bà bầu có nên ăn cá?

Trong thai kỳ có nên ăn cá không, liệu ăn loại thực phẩm này ảnh hưởng gì tới sức khỏe bà bầu không?

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Ninh, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cá là thực phẩm chứa nhiều canxi và các loại khoáng chất có lợi cho sức khỏe như phốt-pho, sắt, kẽm, i-ốt, ma-giê. Đặc biệt lượng omega-3 và DHA dồi dào trong cá rất tốt cho hệ thần kinh của thai nhi.

Bà bầu có nên ăn cá không?

Tuy nhiên, nhiều bà bầu lo ngại một số loại cá chứa lượng thủy ngân đáng kể, mang đến nguy cơ cho sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy, nhiễm độc thủy ngân trong thai kỳ, nhất là trong 3 tháng đầu gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của thai nhi, có thể khiến bé chậm nói, chậm biết đi hoặc thậm chí chậm phát triển khả năng tư duy.

Bác sĩ khuyên các mẹ bầu nên bổ sung cá vào thực đơn dinh dưỡng khi mang thai của mình nhưng cần hạn chế ăn những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao, chế biến không an toàn.

Trung bình, mỗi tuần bầu nên ăn từ 2-3 bữa cá (khoảng 300 – 400 gram) để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho mẹ và bé.

Bà bầu có nên ăn cá? (Ảnh minh họa)

Bà bầu nên ăn loại cá gì?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, cá hồi, cá chép, cá cơm, cá thu nhỏ, cá chích là những loại cá bà bầu có thể thêm vào thực đơn dinh dưỡng của mình. Tuy nhiên, khi mua cá bà bầu cần lưu ý chọn cá rõ nguồn gốc xuất xứ ở những nơi bán hàng có giấy kiểm định của cơ quan chức năng.

Đối với các loại cá như cá kiếm, cá thu lớn và cá kình đều là loại có hàm lượng thủy ngân cao, bà bầu nên tránh xa để bảo vệ thai nhi.

Bên cạnh các loại cá biển bà bầu không nên ăn, chị em cũng cần nấu chín cá hoàn toàn để loại bỏ chất độc trong cá. Bà bầu nên lựa chọn những con cá tươi. Nếu bạn chưa có nhu cầu ăn ngay, hãy sơ chế sạch rồi để trong tủ lạnh.

Mẹ bầu và t.rẻ e.m là những đối tượng không nên ăn các loại cá sống chẳng hạn như sushi, gỏi cá,… vì đây là loại đồ ăn nguy cơ nhiễm khuẩn cao.

Như vậy, những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về dinh dưỡng trong các loại cá, đồng thời giúp bạn giải đáp thắc mắc bà bầu có nên ăn cá không.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những vấn đề dinh dưỡng khác hãy liên hệ các chuyên gia dinh dưỡng để được giải đáp thêm thông tin.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *