Bị đau bụng, một n.ữ s.inh đi lấy lá ổi về ăn nhưng không may bị nhầm lá ngón nên đã bị ngộ độc.
Mặc dù được người nhà đưa đi cấp cứu song n.ữ s.inh này đã không qua khỏi.
Sáng 24/9, ông Lữ Trung Thành – Chủ tịch UBND xã Nậm Nhóong, huyện Quế Phong ( tỉnh Nghệ An) – cho biết, trên địa bàn vừa có một học sinh t.ử v.ong do ăn nhầm lá ngón.
Cây lá ngón (Ảnh: Minh họa).
Nạn nhân được xác định là em V.T.T.H. (SN 2008, trú tại bản Na, xã Nậm Nhóong) là n.ữ s.inh lớp 7 của một trường học trên địa bàn.
Trước đó, vào khoảng 19h ngày 23/9, khi đang cùng mẹ ở khu sản xuất của gia đình trong rừng thì em V.T.T.H. thấy đau bụng, H. đi lấy lá ổi để ăn nhưng không may hái nhầm lá ngón.
Sau khi ăn nhầm chiếc lá “tử thần”, đến khoảng 20h cùng ngày, em H. bị nôn mửa và có biểu hiện bị ngộ độc.
Thấy tình hình ngộ độc của con càng lúc càng nặng, người mẹ đã gọi điện thông báo người thân tức tốc đưa em H. đến trạm y tế xã để cấp cứu nhưng không qua khỏi, em H. t.ử v.ong lúc 1h ngày 24/9.
“Gia đình em H. có điều kiện rất khó khăn, kinh tế gia đình chủ yếu phụ thuộc vào nương rẫy. Đây là một sự việc đáng tiếc vì em H. vô tình hái lá ổi mà ăn nhầm lá ngón dẫn đến t.ử v.ong” – ông Thành cho biết thêm.
Kịp thời cứu sống b.é t.rai 12 t.uổi bị hóc hạt nhãn
Một b.é t.rai 12 t.uổi trong lúc ăn nhãn bất ngờ bị ho khiến hạt nhãn rơi vào đường thở. Các bác sĩ đã mổ nội soi, gắp thành công dị vật ra ngoài, cứu sống nạn nhân.
Ngày 19/7, thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, các bác sĩ của đơn vị đã tiến hành nội soi phế quản, gắp dị vật là hạt nhãn có đường kính 1 cm trong đường thở của b.é t.rai 12 t.uổi.
Các bác sĩ tiến hành nội soi phế quản, gắp dị vật là hạt nhãn, có đường kính 1 cm trong đường thở của b.é t.rai 12 t.uổi.
Trước đó, vào chiều 16/7, khoa Tai-Mũi-Họng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận bé T.K.K. (12 t.uổi, trú huyện Yên Thành) được đưa vào bệnh viện trong tình trạng tức ngực, khó thở, da, niêm mạc kém hồng…
Theo người nhà bệnh nhân, cháu K. trong lúc ăn nhãn thì bất ngờ bị ho khiến hạt nhãn rơi vào đường thở.
Qua thăm khám, chụp X-quang, các bác sĩ phát hiện hình ảnh dị vật là hạt nhãn bịt kín lòng phế quản phải của bệnh nhân, làm xẹp một phần thùy phổi phải. Ngay sau đó, các bác sĩ đã tiến hành nội soi phế quản, gắp thành công hạt nhãn, cứu sống bệnh nhân.
Trước đó, vào tháng 5/2021, trong lúc chơi ở nhà, cháu M.H.K. (SN 2018, trú xóm chợ Mõ, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành) lấy quả vải để ăn. Trong khi ăn, không may cháu K. bị hóc hạt.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ bị hóc dị vật cần sơ cứu đúng cách và kịp thời.
Phát hiện sự việc, người nhà lập tức đưa cháu bé đến cơ sở y tế để cấp cứu. Tuy nhiên, do tình trạng nặng nên cháu M.H.K. đã t.ử v.ong ngay sau đó.
Theo Bác sĩ CKI. Trịnh Thanh Hưng – Khoa Tai-Mũi-Họng, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cho biết, hóc dị vật là tai nạn thường gặp phải ở trẻ nhỏ, lứa t.uổi hay mắc là từ 1-3 t.uổi.
Bác sĩ Hưng khuyến cáo, bố mẹ, người trông trẻ cần hết sức cảnh giác với những đồ vật xung quanh trẻ, tuyệt đối không để trẻ vừa ăn vừa chơi đùa vì có thể gây sặc.
Khi trẻ bị hóc dị vật cần sơ cứu đúng cách và kịp thời. Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị hóc dị vật, cần hết sức bình tĩnh, không dùng tay hay vật bất kỳ để móc dị vật ra khỏi miệng trẻ vì chưa chắc lấy ra được mà có khi đẩy dị vật vào sâu hơn.