Châm cứu, xoa bóp toàn thân giúp nâng cao thể trạng, điều hòa công năng các tạng phủ, giúp cân bằng trạng thái tâm sinh lý hậu Covid-19.
Theo Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch Covid-19 Bộ Y tế ban hành ngày 25/9, ở giai đoạn hồi phục đối với người bệnh đạt tiêu chuẩn xuất viện theo quy định của Bộ Y tế, có thể tiếp tục điều trị bằng y học cổ truyền.
Hai liệu pháp giúp hồi phục sức khỏe hậu Covid-19, gồm:
Liệu pháp châm cứu
Thể phế tỳ khí suy , triệu chứng lâm sàng là mỏi mệt uể oải, buồn nôn, ăn kém, đại tiện kém, phân lỏng không hết bãi, lưỡi nhạt bệu. Cách thức là: Châm bổ các huyệt quan nguyên, khí hải, túc tam lý, thái khê, phế du, tỳ du, thận du; Châm tả vào các chuyệt phong long, âm lăng tuyền; Cứu vào huyệt quan nguyên, khí hải. Căn cứ bệnh trạng, thầy thuốc gia giảm phương huyệt phù hợp.
Sử dụng phương pháp điện châm và thủy châm, vitamin nhóm B kết hợp; một liệu trình 15 ngày, chọn 5-15 huyệt.
Thể khí âm lưỡng hư , triệu chứng lâm sàng là mệt mỏi, miệng khô, khát, nhiều mồ hôi, ăn kém, sốt hâm hấp hoặc không sốt, ho khan ít đờm. Cách thức: Châm bổ vào huyệt quan nguyên, khí hải, túc tam lý, tam âm giao, thái khê, phục lưu, âm cốc, khúc tuyền, phế du, tâm du, can du, thận du; Bình bổ bình tả vào huyệt thái xung, nội quan. Căn cứ bệnh trạng, thầy thuốc gia giảm phương huyệt phù hợp.
Phương pháp điện châm và thủy châm, một liệu trình 15 ngày, chọn 5-15 huyệt.
Thể khí hư huyết ứ , triệu chứng lâm sàng gồm mệt mỏi, khó thở, thở gấp, đau tức ngực, đau lâu ngày không đỡ, đau nhói, khô miệng không muốn uống nước, trống ngực, mất ngủ hay mơ, phiền táo, hay tức giận, lưỡi đỏ xạm, mạch nhanh.
Cách thức: Châm bổ vào các huyệt quan nguyên, khí hải, túc tam lý, tam âm giao, tâm du, can du, thận du, thần môn; Châm tả vào huyết hải, lương khâu, hợp cốc, liệt khuyết, thái xung.
Phương pháp điện châm và thủy châm, một liệu trình 15 ngày, chọn 5-15 huyệt.
Thể khí huyết hư : Triệu chứng lâm sàng gồm tinh thần mệt mỏi, đoản hơi đoản khí, ho khan không đờm, dễ mệt mỏi, ăn uống kém, tay chân vô lực, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ, sắc mặt trắng xanh không tươi, móng tay chân nhợt, trong người nóng lại sợ lạnh, chất lưỡi non bệu.
Cách thức: Châm bổ huyệt quan nguyên, khí hải, túc tam lý, tam âm giao, tâm du, can du, thận du, thần môn. Phương pháp điện châm và thủy châm, một liệu trình 15 ngày, chọn 5-15 huyệt.
Bác sĩ sau khi châm kim xong cho một bệnh nhân, sẽ cho kích thích huyệt bằng máy điện châm để tăng hiệu quả điều khí. Ảnh: Thanh Huế
Liệu pháp xoa bóp toàn thân
Ngồi xếp bằng, hoa sen, trên ghế, lưng thẳng, mặt nhìn thẳng, xát nóng hai lòng bàn tay với nhau. Dùng hai tay xoa bóp cho cơ thể, làm từ trên xuống dưới cơ thể
Đầu tiên, xát vùng đỉnh đầu, từ trước ra sau, day huyệt bách hội; xát hai bên cạnh đầu, miết từ giữa trán ra hai bên thái dương, day nhẹ huyệt thái dương hai bên rồi miết quanh hốc mắt, miết từ đầu trong hai cung lông mày ra. Tiếp tục xát hai bên cánh mũi, day huyệt nghinh hương hai bên; xát vùng má, miệng.
Sau đó, áp hai tay vào tai, bật các ngón tay vào vùng gáy (đ.ánh trống tai), xát vùng gáy, hai tay đan vào nhau xát, day huyệt phong trì hai bên; xát vùng cổ, dùng lòng bàn tay xát cổ từ trên xuống, day huyệt thiên đột; xát vùng vai, tay phải xát vai trái và ngược lại; xát vùng tay, tay phải xát cho tay trái và ngược lại; day huyệt hợp cốc, khúc trì, nội quan, trung phủ hai bên.
Tiếp tục xát vùng ngực sườn, tay phải xát vùng ngực sườn trái và ngược lại, day huyệt đản chung; xát vùng bụng từ phải qua trái thuận theo chiều kim đồng hồ; xát vùng lưng, nắm hai tay, đưa sau và xát dọc hai bên cạnh cột sống; xát vùng đùi, cẳng chân, dùng hai tay xát cho từng chân. Day huyệt huyết hải, túc tam lý, tam âm giao.
Cuối cùng, xát nóng hai lòng bàn chân, dùng gốc bàn tay xát nóng lòng bàn chân; day huyệt dũng tuyền.
Xoa bóp toàn thân có tác dụng làm ấm nóng toàn thân, tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường công năng tạng phế (phế chủ bì mao), điều hòa công năng các tạng phủ, giúp cân bằng trạng thái tâm- sinh lý. Do đó, nâng cao sức khỏe phòng chống bệnh tật, giúp giải tỏa trạng thái căng thẳng tâm lý, nâng cao chính khí phòng chống bệnh tật. Tập vào sáng, chiều, tối mỗi ngày, mỗi lần 10-15 phút.
4 sai lầm nghiêm trọng F0 hay gặp khi điều trị tại nhà
Dưới đây, các bác sĩ sẽ chia sẻ về những sai lầm F0 hay mắc phải.
Bác sĩ Lê Đức Thế Tài – Đang học nội trú tại trường Đại Học Y Dược TP.HCM, đã tham gia cấp cứu các ca F0 tại cộng đồng – chia sẻ đến nay, tình hình dịch tại TP HCM đã có nhiều tín hiệu đáng mừng. Nhớ lại thời điểm tháng 8, khi tham gia cấp cứu F0 trong cộng đồng, bác sĩ Tài cũng stress vì nhiều người cầu cứu quá.
Suốt những ngày theo dõi F0 tại cộng đồng, bác sĩ Tài gặp nhiều trường hợp khó. Có nhiều ca bệnh SpO2 giảm xuống dưới 90 nhưng người bệnh không vào bệnh viện, bác sĩ giải thích nhưng bệnh nhân vẫn xin ở nhà. Nhưng cũng có bệnh nhân chỉ khó thở do mất bình tĩnh thì lại kiên quyết xin vào bệnh viện để được theo dõi.
Thạc sĩ Lê Phước Truyền – Giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM cho biết trong quá trình theo dõi F0 tại nhà, điều gây cản trở và khó khăn nhất cho các bác sĩ là có những trường hợp bệnh nhân vì quá hoảng sợ mà tự ý dùng thuốc lung tung.
BS Truyền cho biết có nhiều bệnh nhân khi là F0 thì mua sẵn toa thuốc theo tư vấn trên mạng, về sau uống vô tội vạ.
F0 theo dõi tại nhà ở TP HCM.
Khi họ tìm tới bác sĩ, hỏi ra mới biết họ đã dùng rất nhiều loại thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ, ví dụ như thuốc kháng đông, kháng viêm. Cuối cùng, khi họ thật sự cần uống thuốc đó thì nó lại phản tác dụng và bệnh trở nặng. Có những ca qua đến ngày thứ 10 rồi mà vẫn còn nặng và phải theo dõi sát là vì đã tự ý uống thuốc.
Sau 1 thời gian tư vấn, ăn ngủ cùng F0, BS Dương Duy Khoa – Giảng viên Bộ môn Nội, Khoa Y – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh – đã đúc kết được 4 sai lầm mà F0 hay gặp phải nhất khi tự theo dõi ở nhà:
Thứ nhất , người bệnh dùng thuốc không đúng:
– Không sử dùng tùy ý các gói thuốc trên mạng mà không có sự chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ.
– Người bệnh không nên dùng gói thuốc B (gồm các thuốc kháng viêm, kháng đông) trước khi có khuyến cáo tránh tăng thêm nguy hiểm.
Thứ hai, không theo dõi sát SpO2 (nồng độ oxy m.áu)
– Chủ động theo dõi Sp02 từ 2-3 lần/ngày để phát hiện sớm tình trạng giảm oxy m.áu.
– Cần theo dõi kể cả khi không thấy khó thở, chỉ hơi mệt nhẹ và ăn uống bình thường.
– Những người có nguy cơ cao bao gồm người trên 65 t.uổi, hoặc những người có bệnh nền hay thể trạng béo phì nên chủ động theo dõi SpO2 hàng ngày.
Thứ ba, người bệnh tin rằng có oxy là đủ
– Các F0 có dấu hiệu khó thở nhiều và SpO2
– Cần phải theo dõi nồng độ oxy trong m.áu có cải thiện hay không và theo dõi các chỉ số khác như tần số thở, tần số tim và thở có co kéo hay không cần phải chuyển vào các bệnh viện để tiện theo dõi.
Thứ tư, F0 không chuẩn bị tình huống xấu cho mình.
– Nếu thuộc nhóm nguy cơ cao, cần trao đổi trước với người thân về các tình huống có thể xảy ra.
– Gia đình nên chuẩn bị các số điện thoại liên lạc với các trung tâm y tế phường, quận, các nơi hỗ trợ y khoa cần thiết, cấp cứu,.. đề phòng các trường hợp cấp cứu.