Hai nhà khoa học ‘trồng phân tử’ để chế vaccine COVID-19 từ thực vật

Bộ đôi nhà khoa học Mỹ và Canada đang hồi sinh phương pháp điều chế vaccine từ thực vật để phòng ngừa COVID-19 với chi phí ít hơn mà hiệu quả hơn.


Một phần quy trình điều chế vaccine từ thực vật. Ảnh: Daily Mail

Để sản xuất vaccine COVID-19 từ thực vật, hai chuyên gia Hugues Fausther-Bovendo và Gary Kobinger đề xuất sử dụng công nghệ “trồng phân tử” (molecular farming – chương trình công nghệ sinh học mà trong đó, các nhà khoa học biến đổi gien của nông sản để sản xuất protein và các hóa chất phục vụ mục đích thương mại và dược phẩm).

Theo công nghệ này, họ đặt đoạn mã ADN tạo ra protein vào trong cây và sau đó biến đổi thành một chất chiết xuất để tạo ra vaccine.

Tờ Daily Mail đưa tin công nghệ “trồng phân tử” lần đầu được giới thiệu vào năm 1986 nhằm thay thế cho phương pháp canh tác thủy sinh tốn kém vào năm 1986.

Phương pháp này đã đạt thành công trong các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 đối với “ứng cử viên” vaccine CoVLP ngừa COVID-19 và một loại vaccine khác để phòng bệnh cúm. Cả hai đều là dạng uống chứ không phải tiêm.

Hai tác giả chia sẻ trên tạp chí Science Magazine rằng họ kỳ vọng vaccine chống lại virus cúm và virus SARS-CoV-2 do họ nghiên cứu sẽ trở thành các protein chữa bệnh cho con người đầu tiên được sản xuất từ thực vật.

Trước đó, enzyme glucocerebrosidase – chất protein dạng tiêm để điều trị bệnh Gaucher – là sản phẩm đầu tiên và duy nhất có nguồn gốc thực vật và được tạo ra trong quá trình nuôi cấy tế bào cà rốt chứ không phải trong một cái cây sống.

Chủng virus sẽ được bơm vào trong trứng gà đã thụ tinh và ấp vài ngày để virus có thể nhân bản. Sau đó, các chuyên gia lấy phần chất lỏng chứa virus ở trong trứng và dùng để tạo thành vaccine dạng tiêm.

Bộ đôi nhà khoa học Fausther-Bovendo và Kobinger không chỉ nhiều lần nhắc đến vấn đề chi phí trong bài báo mà họ còn lưu ý rằng các protein sản xuất từ thực vật cho phản ứng miễn dịch mạnh hơn, chủ yếu là do chúng có thể được sử dụng bằng đường uống

Nhóm nghiên cứu cũng đề cập đến các thử nghiệm lâm sàng trước đó về cả vaccine làm từ thực vật và vaccine truyền thống để ngừa vi khuẩn E. coli, virus viêm gan B, lyssavirus gây bệnh dại và norovirus gây nôn mửa, diễn ra từ năm 1998 đến năm 2004.

Theo họ, trong các thử nghiệm trên, tỷ lệ các cá nhân được tiêm chủng tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại mục tiêu mong muốn thấp hơn nhiều lần so với các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến vaccine dạng uống.

So với các vaccine đường uống được thử nghiệm cách đây nhiều thập kỷ, vaccine thế hệ mới được làm từ thực vật có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn nhờ công nghệ cải tiến.

Tháng 4/2021, công ty dược phẩm sinh học Canada Medicago thông báo đã bắt đầu thử nghiệm vaccine COVID-19 hai liều mới, trong đó sử dụng cây t.huốc l.á để sản sinh ra các phân tử giống như virus (VLP) của SARS-CoV-2. Theo phương pháp của Medicago, VLP là các phân tử gần giống với virus thật nhưng không lây nhiễm vì chúng không chứa vật liệu di truyền. VLP được thêm vào đất và được cây hấp thụ khi phát triển.

Phương pháp này khác biệt so với các loại vaccine COVID-19 được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp. Chúng nhắm mục tiêu vào protein đột biến ở bên ngoài của virus, thay vì giống với cấu trúc tổng thể của virus. Sau đó, nó bắt chước hình dạng của virus SARS-CoV-2 để kích thích hệ miễn dịch nhận ra nó và tạo ra phản ứng miễn dịch.

Tiêm trộn vaccine có thể gây triệu chứng mệt mỏi, đau đầu

Một nghiên cứu mới đây của Đại học Oxford (Anh) chỉ ra việc tiêm trộn hai loại vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer và AstraZeneca sẽ gia tăng tác dụng phụ mà bệnh nhân gặp phải như chứng mệt mỏi và đau đầu.


Một sinh viên đại học được dán tem chứng nhận sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Kent, Ohio (Mỹ). Ảnh: AP

Dẫn kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa Lancet, báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin những người được tiêm liều AstraZeneca đầu tiên, sau đó 4 tuần tiêm liều thứ 2 là vaccine của Pfizer đã ghi nhận gặp thêm một số tác dụng phụ.

Hầu hết những triệu chứng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và ở dạng nhẹ. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra khi mũi đầu tiên tiêm là vaccine Pfizer và mũi thứ hai là AstraZeneca.

Kết quả nghiên cứu được đưa ra trong bối cảnh giới khoa học và các quan chức y tế công cộng đang xem xét đến các chiến lược như kết hợp hai mũi tiêm khác nhau để đối phó với tình trạng khan hiếm vaccine tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Việc đảm bảo tiêm trộn lẫn các vaccine vẫn an toàn và hiệu quả sẽ giúp các chính phủ dễ dàng quản lý kho dự trữ của họ hơn và cung cấp thông tin chi tiết hơn về cách kết hợp.

Ví dụ ở Pháp, những người được tiêm liều đầu tiên là vaccine AstraZeneca sau khi bị chính phủ hạn chế độ t.uổi đã phải chuyển sang dùng vaccine của Pfizer trong lần tiêm lần thứ hai.

“Đó là một phát hiện mà chúng tôi không hề dự đoán được. Chúng tôi vẫn chưa biết liệu phương pháp này có liên quan đến phản ứng miễn dịch được cải thiện hay không. Chúng tôi sẽ tìm ra kết quả đó sau vài tuần nữa”, Matthew Snape – Giáo sư chuyên về tiêm chủng và nhi khoa tại Đại học Oxford, người dẫn đầu nghiên cứu – cho biết.

Nghiên cứu không chỉ ra bất kỳ vấn đề an toàn nào hay khẳng định các triệu chứng sẽ biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, theo Giáo sư Snape, số người nghỉ sau tiêm chủng có thể sẽ gia tăng vì những biến chứng gây mệt mỏi.

Khoảng 10% người tham gia nghiên cứu được tiêm các liều vaccine hỗn hợp cho biết họ cảm thấy mệt mỏi và đau đầu nghiêm trọng, trong khi tỷ lệ đó đối với những người chỉ tiêm duy nhất một loại vaccine là 3%. Tất cả những người tham gia nghiên cứu đều từ 50 t.uổi trở lên. Theo Giáo sư Snape, các phản ứng có thể biểu hiện mạnh hơn ở những bệnh nhân trẻ t.uổi.

Không phải loại vaccine nào cũng có thể hoạt động khi được dùng lẫn song các nhà nghiên cứu tin rằng có thể thực hiện quy trình đó với những vaccine có cùng mục tiêu – trong trường hợp này là protein tăng đột biến của virus SARS-CoV-2.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *