Hải Phòng phẫu thuật thành công ca chấn thương ngực hở

Nhập viện trong tình trạng sốc chấn thương với vết thương mở toang lồng ngực, bệnh nhân T.V.T, 21 t.uổi đã được kip mổ BVĐK Kiến An, Hải Phòng phẫu thuật thành công .

Bệnh viện Kiến An, Hải Phòng vừa cho biết, đơn vị vừa cấp cứu và phẫu thuật thành công ca bệnh bị chấn thương ngực hở.

Kip mổ BVĐK Kiến An tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân bị chấn thương ngực hở. Ảnh: BVKA

Cụ thể, vào hồi 16 giờ 5 phút ngày 21/10, Khoa Cấp cứu của bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân T.V.T, 21 t.uổi, ở phường Đồng Hòa (quận Kiến An) vào viện trong tình trạng sốc chấn thương với vết thương mở toang lồng ngực do bị vật sắc nhọn đ.âm vào ngực trái, đầu chảy nhiều m.áu.

Qua thăm khám, bệnh nhân T.V.T nhanh chóng được các bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng như: chụp CT, chụp X-quang và siêu âm tim, phổi, ổ bụng…, và chuyển thẳng vào phòng mổ tiến hành phẫu thuật cấp cứu.

Sau 2 giờ phẫu thuật, bệnh nhân đã được kíp mổ bệnh viện khâu cố định dẫn lưu m.áu, đóng kín khoang liên sườn.

Hiện, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và đang tiếp tục được theo dõi tại phòng cấp cứu Khoa Ngoại Thần kinh-Lồng ngực của bệnh viện.

Vết thương ngực hở là một nhóm các cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Tùy theo các thương tổn giải phẫu trong lồng ngực mà vết thương ngực hở có nhiều thể bệnh với tên gọi, mức độ nặng – nhẹ và cách điều trị, cấp cứu khác nhau.

Nguyên nhân gây vết thương ngực hở thường là do các vật nhọn (dao, kéo, que sắt) đ.âm vào ngực. Đôi khi, lỗ vào vết thương không nằm trên thành ngực mà từ cổ xuống hoặc bụng lên. Vết thương ngực hở thường gặp ở nam giới, độ t.uổi 20 – 40.

Về điều trị vết thương ngực hở, tùy thuộc vào các mức độ thương tổn, nhưng chủ yếu là: Can thiệp giúp bệnh nhân phục hồi sinh lý hô hấp (dẫn lưu màng phổi, khâu vết thương thành ngực) và can thiệp cầm m.áu.

Chọc ối sàng lọc dị tật có ảnh hưởng thai nhi?

PGS Trần Danh Cường – Giám đốc Bệnh viện cho biết, trong 5 năm, Bệnh viện Phụ sản Trung ương chọc ối 11.000 ca, tỷ lệ biến chứng rất thấp, trong khi phát hiện nhiều dị tật thai nhi hơn những năm trước.

Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị Sản phụ khoa Việt Pháp lần thứ 22, PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết kỹ thuật chẩn đoán trước sinh ở Việt Nam như di truyền phân tử, giải mã trình tự gene… ngày càng tiệm cận được trình độ trong khu vực và thế giới.

“Nhiều bất thường, dị tật hình thái lớn của hệ thống thần kinh, cơ xương khớp, lồng ngực, tim, cơ hoành, thành bụng, rốn, ruột,… phát hiện từ 12-18 tuần thai bằng siêu âm. Có những dị tật tinh vi hơn ở tim, thận tiến triển muộn hơn cũng được phát hiện” – ông Cường nói.


PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Ảnh: Võ Thu

Nhiều người lo lắng khi can thiệp lấy nước ối bệnh phẩm thai làm xét nghiệm di truyền có ảnh hưởng thai hay không? PGS Cường cho hay trước đây khi kỹ thuật chọc ối còn thô sơ, không có hướng dẫn của siêu âm, kim chọc ối tương đối lớn thì biến chứng hoàn toàn có thể.

Tuy nhiên, hiện nay có kỹ thuật chọc ối tốt hơn, bác sĩ thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm, kim chọc ối là kim rất nhỏ chọc dò tuỷ sống (dùng trong gây tê, gây mê), lượng nước ối lấy phù hợp, do đó dường như không có biến chứng.

“5 năm chúng tôi thực hiện hơn 11.000 ca chọc ối, tỷ lệ biến chứng rất thấp, chỉ dưới 0,4% gồm cả biến chứng đau hay rỉ ít m.áu, còn biến chứng mất em bé là không có. Đáng nói, tỷ lệ dị tật được phát hiện tăng lên nhiều” – vị chuyên gia cho hay.

Trường hợp nào thai phụ cần có chỉ định chọc ối? Theo PGS Cường, tất cả các thai phụ phát hiện bất thường hình thái dù nhỏ nhất bằng mọi biện pháp sàng lọc (huyết thanh, ADN tự do hay siêu âm) cho kết quả có nguy cơ cao, đều có chỉ định lấy nước ối.

Điều này nhằm tìm hiểu bất thường có phải nguyên nhân do di truyền không? Những bệnh lý đó có tồn tại, chữa được không và khi em bé chào đời có ảnh hưởng sức khoẻ, sinh hoạt của trẻ? Những trường hợp ấy cần được tư vấn, chỉ định cụ thể.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết y tế là lĩnh vực hợp tác lâu năm giữa hai nước Pháp – Việt Nam. Chính phủ Pháp đã hỗ trợ đào tạo nhân lực cho ngành y tế Việt Nam, trong đó chương trình nội trú bác sĩ Pháp ngữ đã tiếp nhận hơn 3.000 bác sĩ Việt Nam đến thực tập và học tại các bệnh viện của Pháp, bác sĩ Pháp cũng thường xuyên đến Việt Nam đào tạo, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *