Hâm, chiên cơm nguội vài ngày, coi chừng… t.ử v.ong

Một nghiên cứu mới đã cảnh báo độ nguy hiểm đáng sợ của Bacillus cereus, thường tồn tại trong những nồi cơm nguội, mì cũ… mà bạn cất tủ lạnh rồi đem hâm lại ăn.

Bài công bố trên tạp chí khoa học Nature Microbiology khẳng định Bacillus cereus (B.cereus) là một vi khuẩn c.hết người và không bị t.iêu d.iệt bởi nhiệt độ của lò vi sóng khi bạn hâm nóng thức ăn.

Chúng tồn tại trên các sản phẩm từ gạo nấu chín bị cất trữ vài ngày, trên các loại mì, sữa, gia vị, thực phẩm khô và rau quả. Nhưng mối nguy từ những nồi cơm nguội, mì cũ bị cất trữ rồi đem hâm lại ăn vẫn lớn hơn cả.

Cơm chiên lại từ cơm nguội cất từ các bữa ăn trước có thể chứa vi khuẩn nguy hiểm (Ảnh minh họa từ Internet)

Một số ca t.ử v.ong đã được dẫn chứng trong nghiên cứu điển hình là một thanh niên 20 t.uổi ở Bỉ, ăn mì ống sốt cà chua với phần mì đã được nấu 5 ngày trước, cất tủ lạnh rồi đem hâm lại, để trong môi trường bình thường một thời gian rồi ăn.

Anh thanh niên đã t.ử v.ong sau khi tiêu chảy, đau bụng và nôn mửa dữ dội. Trước đó, một cậu bé 11 t.uổi cũng t.ử v.ong sau khi ăn món mì cũ vài ngày và một thanh niên 17 t.uổi khác cũng t.ử v.ong sau khi ăn món spaghetti được hâm lại sau 4 ngày tích trữ.

Nhà nghiên cứu Anukriti Mathur từ Đại học Quốc Gia Úc (AUN) cho biết trên Science Alert: “Môi trường sống tự nhiên của B.cereus rất rộng, bao gồm đất, động vật, côn trùng, bụi và thực vật. Chúng sinh sản bằng cách sử dụng chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Một số chủng của vi khuẩn này có ích trong việc tạo ra các chế phẩm sinh học, nhưng một số chủng khác gây ra ngộ độc thực phẩm.

B.cereus có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như n.hiễm t.rùng huyết, suy gan nặng, nhất là ở những người suy giảm miễn dịch, trẻ sơ sinh, người già và phụ nữ mang thai. Tuy t.ử v.ong và biến chứng nặng là hiếm và hầu hết người bị nhiễm B.cereus khi ăn cơm nguội, mì cũ đều chỉ bị ngộ độc nhẹ, nhưng vẫn cần cẩn trọng với nó”.

Theo tiến sĩ Mathur, một số chất độc B.cereus thực sự khó t.iêu d.iệt dưới nhiệt độ của lò vi sóng mà bạn dùng để hâm thức ăn.

Năm 2019, Một nghiên cứu từ Đại học Langone ở New York (Mỹ) cũng thống kê mỗi năm có 63.000 người Mỹ bị “hội chứng cơm chiên”, tức nhiễm B.cereus khi ăn cơm chiên.

Thực phẩm khô tốt cho sức khỏe như thế nào?

Làm khô là một cách đề bảo quản thực phẩm. Về mặt dinh dưỡng, chúng hầu như giữ nguyên, mặc dù quá trình sấy khô có thể phá hủy vitamin A và C. Lượng calo có thể tăng lên khi thực phẩm co lại và các chất dinh dưỡng trở nên cô đặc hơn.

Thịt bò khô

Thực phẩm khô thường chứa lượng muối cao hơn so với đồ tươi sống. Đồ họa: Hồng Nhật

28,3 gram thịt bò khô có khoảng 9 gram protein. Chúng chứa ít carbs và nhiều chất dinh dưỡng như kẽm, B12 và sắt. Trong 28,3 gram cũng có khoảng 0014 gram cholesterol và khá nhiều muối.

Gà tây khô

Thịt gà tây có hàm lượng protein cao. Một miếng 28,3 gram có khoảng 11 gram protein. Nhưng chúng chứa tới 11% lượng muối bạn cần mỗi ngày và 0.01 gram cholesterol. Gà tây thường có ít chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa hơn so với thịt bò.

Thịt lợn khô

Một miếng 28,3 gram thịt lợn khô cung cấp khoảng 10 gram protein, cùng với các chất dinh dưỡng quan trọng khác như magie, sắt và folate. Chúng cũng phục vụ khoảng 15% nhu cầu muối hàng ngày của bạn.

Thịt cá hồi khô

Một miếng 28,3 gram cung cấp khoảng 11 gram protein cùng với axit béo omega-3, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Tuy nhiên, chúng lại có khoảng 21% lượng muối hàng ngày của bạn và 0.025 gram cholesterol.

Nho khô

Nho khô giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào của bạn. Chúng cũng là một nguồn cung cấp chất xơ, sắt và kali. Nho khô mất nước và co lại trong quá trình sấy khô, vì vậy lượng đường và calo còn lại sẽ cô đặc hơn. Khoảng 60 quả nho khô có chứa 17 gram đường.

Mơ khô

Một khẩu phần ăn gồm 5- 6 quả mơ khô có lượng chất xơ cao hơn gấp 4 lần so với một quả mơ tươi. Chất xơ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và một số loại ung thư. Mơ khô cũng có nhiều kali, sắt và canxi. Nhưng chúng cũng có hàm lượng calo và đường cao hơn và thường mất hầu hết vitamin A và C trong quá trình làm khô.

Mận khô

Mận khô chứa nhiều kali, sắt, chất xơ và vitamin K cũng như chất chống oxy hóa. Ngoài ra chúng còn giúp giảm táo bón. Giống như các loại trái cây sấy khô khác, chúng có rất nhiều calo và đường.

Quả mọng khô

Dâu tây được sấy khô. Đồ họa: Hồng Nhật

Chúng thường có nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, sắt và kali nhiều hơn quả tươi. Nhưng khi loại bỏ nước, lượng đường và calo sẽ tăng lên. Quả việt quất được biết đến là loại quả giàu chất chống oxy hóa. Nhưng chúng mất đến một nửa số chất đó khi được làm khô.

Các loại rau khô

Hầu hết các loại rau đều có thể được sấy khô làm đồ ăn nhẹ hoặc dùng để chế biến các món ăn khác. Giống như trái cây, rau khô có thể giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhưng chúng cũng bị mất vitamin A và C trong quá trình làm khô.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *