Hàng loạt nguyên nhân không ngờ khiến đôi môi của bạn khô nứt nẻ trong mùa này

Nếu không muốn gặp phải tình trạng môi bong tróc đến nứt toác trong tiết trời hanh khô này, bạn cần nắm rõ các nguyên nhân sau để khắc phục đúng cách.

Mùa thu luôn là thời điểm dễ chịu nhất trong năm vì không còn cái nắng gay gắt của mùa hè và cũng chưa phải đối diện với cái lạnh rét run của mùa đông. Tuy nhiên, tiết trời mát mẻ của mùa thu lại chứa độ ẩm thấp nên dễ khiến đôi môi bị bong tróc, khô nẻ.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến đôi môi của bạn gặp phải tình trạng này trong mùa thu hanh, bạn nên tìm hiểu ngay để biết cách khắc phục.

Do thở bằng miệng nhiều

Mùa thu là mùa của các bệnh về hô hấp bùng phát, điển hình là nghẹt mũi, cảm lạnh. Cũng chính vì vậy, nhiều người sẽ có thói quen thở bằng miệng để cảm thấy dễ chịu hơn. Thế nhưng, việc thở bằng miệng trong thời gian dài, nhất là trong mùa hanh khô lại dễ khiến đôi môi càng thêm khô nẻ. Mỗi nhịp thở đều khiến môi phải tiếp xúc với không khí ấm và khô, từ đó làm mất đi độ ẩm tự nhiên của môi.

Do không bảo vệ môi khi ra ngoài

Mùa thu dù không còn cái nắng oi ả như mùa hè nhưng lại vẫn còn ánh nắng hanh rát da mặt nếu bạn không chú ý bảo vệ khuôn mặt khi ra ngoài. Và cũng giống như da mặt, da tay hay da lưng, vùng da môi rất dễ bị cháy nắng nếu để ánh nắng mặt trời chiếu vào. Thậm chí, da vùng môi còn nhạy cảm với ánh nắng hơn cả vì môi không có melanin. Vì vậy, bạn nên chú ý dùng son dưỡng chống nắng để bảo vệ môi.

Do bị viêm môi vùng mép

Bệnh viêm môi vùng mép thường bắt đầu từ vết nứt nẻ ở mép nhưng rồi lại dễ lan ra khắp môi nếu không được chữa trị. Có nhiều nguyên nhân gây viêm môi trong mùa thu hanh này, điển hình trong đó là ăn uống thiếu vitamin hoặc do thói quen liếm môi quá nhiều.

Do thói quen liếm môi nhiều

Liếm môi là một phản ứng tự nhiên khi đôi môi của bạn bị khô. Tuy nhiên, nước bọt sẽ chỉ càng làm cho vùng da môi thêm khô hơn, thậm chí còn phá hủy lớp da mỏng bên ngoài nếu nước bọt có tính axit cao. Vì thế, bạn cần chú ý từ bỏ thói quen liếm môi trong mùa thu hanh để bảo vệ đôi môi luôn căng mọng.

Do uống ít nước

Một nguyên nhân khác cũng dễ gây khô môi trong mùa lạnh, đó là thói quen uống không đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Trung bình mỗi người đều cần đủ từ 2 – 2,5 lít nước hàng ngày. Không chỉ để đẩy mạnh tốc độ trao đổi chất mà điều này còn giúp làn da và đôi môi luôn mềm mại, căng bóng trong tiết trời này.

Source (Nguồn): Boldsky

Theo Helino

Tù nhân nhét cần sa vào mũi để buôn lậu và cái kết đau đớn sau 18 năm

Được bạn gái tặng một viên cần sa trong một chuyến thăm tù, người đàn ông 48 t.uổi quyết định nhét vào mũi để buôn lậu nhưng lại quên mất.

Đến tận 18 năm sau, đến bác sĩ khám vì chứng đau đầu, người tù nhân mới tá hỏa khi phát hiện viên thuốc vẫn còn kẹt sâu trong mũi.

Một tù nhân vừa được các bác sĩ lấy thành công khỏi mũi một quả bóng cao su chứa cần sa, 18 năm sau ngày mà anh ta nhét nó vào mũi để qua mặt bảo vệ nhà tù và định đem ra ngoài bán.

Người đàn ông 48 t.uổi không rõ danh tính cho rằng anh ta đã vô tình nuốt phải viên thuốc cần sa, được bạn gái tặng cho trong một chuyến thăm tù.

Người tù nhân đã không biết viên thuốc bị kẹt sâu trong mũi cho đến khi được các bác sĩ lấy nó ra, tới lúc đó anh ta mới nhớ lại rằng mình đã cố nhét nó vào mũi để giấu. Khối thuốc được lấy ra là một viên sỏi cần sa nằm yên trong mũi, tích tụ các chất và phát triển chậm rãi trong nhiều năm.

Các bác sĩ ở Úc đã tiến hành chụp CT não, sau khi người đàn ông đến bệnh viện và phàn nàn về chứng đau đầu của mình – một trong những triệu chúng phổ biến của sỏi mũi. Qua ảnh chụp, các bác sĩ thấy một vết thương màu xám với kích thước 1,9cm x 1,1cm trong khoang mũi phải của anh ta. Sau đó anh ta được chuyển đến khoa tai mũi họng tại Bệnh viện Westmead, Sydney.

Hình chụp CT của người tù nhân “đãng trí”

Khi được hỏi, anh ta thừa nhận mình có một ‘câu chuyện dài’ về việc bị nghẹt mũi và viêm xoang – hai dấu hiệu khác của sỏi mũi.

Sau khi lấy khỏi mũi của người tù nhân, các bác sĩ đã xét nghiệm và chú thích dị vật đó là “viên nang cao su có chứa chất thực vật hoặc thực vật thoái hóa”.

Viết trong Báo cáo các ca bệnh của Tạp chí Y khoa Anh, các chuyên gia tiết lộ họ phát hiện ra đó là cần sa sau khi hỏi bệnh nhân. Không rõ họ đã xử lý như thế nào với số thuốc trên.

Các bác sĩ điều trị cho biết: “Theo hiểu biết tốt nhất của chúng tôi, đây là ca bệnh đầu tiên có một tù nhân bị mắc sỏi mũi vì nhét cần sa vào mũi để giấu”.

Bác sĩ Eugene Wong, trưởng nhóm các bác sĩ nói thêm rằng đa số các trường hợp buôn lậu m.a t.úy đều giấu bằng cách ăn hoặc nuốt vô người”.

Trong báo cáo của các bác sĩ có viết: ” Sao khi theo dõi và đặt câu hỏi cụ thể, bệnh nhân đã có thể nhớ lại một sự cố xảy ra 18 năm trước, trong khi anh ta đang đi tù. Trong một chuyến thăm tù, bạn gái của bệnh nhân đã cung cấp cho anh ta một lượng nhỏ cần sa, bên trong một quả bóng cao su. Để tránh bị phát hiện, bệnh nhân đã nhét viên thuốc vào bên trong lỗ mũi phải. Mặc dù đã qua mặt bảo vệ nhà tù trót lọt, nhưng bệnh nhân sau đó đã vô tình đẩy viên thuốc sâu hơn vào lỗ mũi của anh ta và tin nhầm rằng anh ta đã nuốt nó. Anh ta vẫn không biết về sự hiện diện của viên thuốc cho đến khi được các bác sĩ cho biết về các mô bất thường trong mũi”.

Thấy đau đầu liên tục, người đàn ông quyết định đi khám để rồi tá hỏa phát hiện ra sự việc (ảnh minh họa)

Người đàn ông được báo cáo rằng đã ‘giải quyết hoàn toàn’ các triệu chứng sau ba tháng kể từ khi phẫu thuật.

Theo số liệu, số lượng bệnh nhân mắc chứng sỏi mũi rất hiếm, chiếm một trong 10.000 bệnh nhân được điều trị tại một đơn vị tai mũi họng. Các khối bất thường xuất hiện và phát triển chậm khi canxi và chất nhầy tích tụ trên một vật thể lạ, bao gồm các hạt, nút lọt vào bên trong và thậm chí là răng. Các triệu chứng bao gồm đau đầu – triệu chứng mà người đàn ông đã gặp, cũng như nghẹt mũi, chảy nước mũi và thậm chí đau mặt.

Phương Uyên

Theo Daily Mail/saostar

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *