Hàng trăm tài xế GrabBike tại Cần Thơ được tiêm vắc xin phòng COVID-19

Ngày 9-8, tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ, các tài xế GrabBike tại thành phố đã được tiêm vắc xin phòng COVID-19, đây là đợt tiêm vắc xin lớn nhất cho tài xế chạy Grab tại Cần Thơ.

Các bác tài Grab đã đến chờ từ sớm để được tiêm vắc xin phòng COVID-19 – Ảnh: CHÍ CÔNG

Đợt này theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ, dự kiến có khoảng 300 tài xế Grab được tiêm vắc xin phòng COVID-19, các tài xế này thuộc Công ty TNHH Grab chi nhánh Cần Thơ.

Nhiều tài xế tiêm vắc xin xong rất vui mừng vì bớt được nỗi lo khi phải giao hàng khắp nơi trong thời gian toàn thành phố giãn cách theo chỉ thị 16, nguy cơ nhiễm COVID-19 khi di chuyển và tiếp xúc nhiều người.

Đang ngồi chờ sau tiêm, ông Tống Tấn Hùng, ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, kể: “Tui làm shipper hơn 10 tháng nay, tình hình dịch giã đời sống gặp nhiều khó khăn nên cũng cố gắng chạy Grab thêm, giao hàng trang trải cuộc sống.

Lúc chưa được tiêm vắc xin phòng COVID-19, mỗi khi đi giao hàng thức ăn cho bà con địa phương thì tâm trạng rất lo lắng, mặc dù áp dụng biện pháp phòng dịch 5K vừa gìn giữ sức khỏe bản thân vừa đảm bảo sức khỏe chung cho cộng đồng.

Ông Hùng vui mừng vì được tiêm vắc xin phòng COVID-19 – Ảnh: CHÍ CÔNG

Giờ được tiêm vắc xin tui cũng nhẹ lo. Nhưng đi chạy Grab mùa dịch này tui vẫn phải cẩn thận, đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và giao nhận hàng tui cũng giữ khoảng cách để an toàn sức khỏe chung xã hội”.

Còn chị Trương Ngọc Thảo (quận Ninh Kiều) chia sẻ, chạy Grab giao hàng phải đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người và mình cũng không thể nào biết ai là F0, F1… Tuy nhiên, vì cuộc sống mưu sinh nên cũng phải tranh thủ đi chạy giao hàng kiếm thêm 200.000-300.000 đồng/ngày vượt qua đại dịch.

Chị Thảo vui vẻ: “Tui cũng giữ gìn sức khỏe cẩn thận lắm. Tui chạy chừng 15 đơn hàng trên ngày là nghỉ, không chạy nhiều. Giờ được tiêm vắc xin COVID-19 tui vui lắm và sẵn sàng nhận đơn hàng giao thực phẩm cho bà con, cùng nhau vượt đợt dịch này. Cảm ơn công ty và cảm ơn thành phố đã quan tâm đến anh em tụi tui”.

Chị Thảo ngồi chờ tiêm vắc xin phòng COVID-19 – Ảnh: CHÍ CÔNG

Trong chiến dịch tiêm chủng lần này của TP Cần Thơ, trước đó các trường hợp người lao động là nhân viên bán hàng siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhân viên giao hàng bưu điện, tài xế taxi, công ty vận chuyển hàng thiết yếu… cũng đã được ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Nhiều nơi thiếu m.áu trầm trọng

Tình trạng thiếu m.áu diễn ra trầm trọng ở TP.HCM và các tỉnh trong mùa dịch. Cần bổ sung một lượng m.áu hiến khẩn cấp, do tình hình dịch bệnh khiến số người đi hiến m.áu giảm mạnh.

Làm sao bổ sung khi dịch phức tạp?

TP.HCM kêu gọi tất cả người dân có sức khỏe tốt chia sẻ với người bệnh bằng cách hiến m.áu nhân đạo – Ảnh: CHÂU TUẤN

“Máu có thể chờ người bệnh, nhưng người bệnh không thể chờ máu” – TP.HCM kêu gọi tất cả người dân có sức khỏe tốt chia sẻ với người bệnh bằng cách hiến m.áu nhân đạo.

Cứu người nguy kịch, rất cần m.áu O

Trong lúc đang lái xe cứu thương đến nhà bệnh nhân để đưa đi cấp cứu vào chiều 29-7, tài xế 51 t.uổi (cha bạn Trần Phan Phước Vy, 22 t.uổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) chẳng may xảy ra tai nạn với ôtô tại ngã tư đường Phan Văn Trị – Phạm Văn Đồng (quận Gò Vấp, TP.HCM).

Vụ tai nạn khiến cha của Vy bị thương rất nặng, mất m.áu nhiều, nguy kịch. Ngay sau đó, ông được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định nhưng bác sĩ tại đây thông báo ông thuộc nhóm m.áu O Rh- rất hiếm, bệnh viện chỉ còn hai đơn vị m.áu và đủ truyền đến sáng ngày hôm sau.

Gia đình Vy muốn hiến m.áu nhưng đều không tương thích với nhóm m.áu của ông. Cả nhà đã liên hệ nhiều nơi nhưng đều nhận thông tin đã hết nhóm m.áu O Rh-. Sau đó, Vy vào nhóm hiến m.áu tình nguyện đăng về hoàn cảnh của cha và kêu gọi mọi người ai có nhóm m.áu O Rh- cứu giúp.

Dù đang trong thời gian TP.HCM thực hiện chỉ thị 16 nhưng gia đình Vy nhận rất nhiều sự ủng hộ của mọi người. Chỉ trong nửa ngày đã có đủ lượng m.áu để cha Vy điều trị trong một tuần tới.

Vy cho biết thêm hiện cha mình còn rất yếu, hôn mê sâu, đa chấn thương, thở máy nhưng đã đủ m.áu để tiếp tục điều trị. Số m.áu còn lại sẽ nhường các bệnh nhân khác.

Còn trường hợp bé N.Q.T. (8 t.uổi, ngụ tỉnh Bạc Liêu) phát hiện ung thư m.áu từ tháng 1-2021, hiện đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng trên địa bàn TP. Bé thuộc nhóm m.áu O nhưng những ngày qua bệnh viện không còn đủ m.áu để truyền cho bé.

Chị Kim Thị Ngọc Trinh – mẹ bé T. – chia sẻ một vài nhân viên y tế cùng nhóm m.áu bé sẵn sàng đến Bệnh viện Truyền m.áu và huyết học hiến m.áu cứu bé, đồng thời chị cũng lên mạng kêu gọi mọi người giúp đỡ.

Hôm 4-8, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cùng lãnh đạo một số sở ngành và 80 tình nguyện viên có nhóm m.áu O đã tham gia hiến m.áu cứu người.

Ông Đức kêu gọi: “Máu có thể chờ người bệnh, nhưng người bệnh không thể chờ m.áu, chính vì thế công tác hiến m.áu nhân đạo phải luôn được thực hiện liên tục không ngừng nghỉ. Đây là lúc khó khăn nhất mà người bệnh đang cần, đặc biệt là những loại m.áu hiếm đang cần số lượng lớn”.

Trên các fanpage hiến m.áu tình nguyện tại TP.HCM với mỗi fanpage hàng ngàn thành viên, có nhiều tài khoản cập nhật trạng thái cần m.áu gấp để cứu người thân.

Thiếu m.áu dự trữ

Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ – (khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Nhi đồng thành phố, TP.HCM) – cho biết bệnh viện đang gặp khó khăn m.áu dự trù cho các ca mổ khẩn, mổ cấp cứu và các bệnh lý truyền m.áu cấp cứu.

Bệnh viện đã chủ động liên hệ Bệnh viện Truyền m.áu và huyết học TP.HCM để tổ chức cho cán bộ, nhân viên y tế của bệnh viện hiến m.áu để tăng thêm nguồn m.áu dự trữ cấp cứu, điều trị cho các bệnh nhân tại bệnh viện, trong đó có bệnh nhân COVID-19.

Trao đổi với T.uổi Trẻ ngày 5-8, ông Phù Chí Dũng – giám đốc Bệnh viện Truyền m.áu và huyết học TP.HCM – cho biết lượng m.áu tiếp nhận trong 4 ngày qua tại thành phố có chút khả quan. Nếu như 4 ngày trước, tại điểm hiến m.áu Bệnh viện Truyền m.áu và huyết học chỉ tiếp nhận khoảng 30 – 50 túi máu/ngày thì đến nay đã tăng lên hơn 100 túi máu/ngày.

Số lượng m.áu dự trữ chỉ đạt 3.500 túi m.áu, trong khi túi m.áu cần có là khoảng 5.000. Trong những ngày tới, nếu không nhận được nguồn hiến m.áu nhân đạo từ các tình nguyện viên và người dân sẽ chạm đến ngưỡng báo động. “Lượng m.áu mỗi ngày thu được bằng lượng cấp ra, chứ chưa phục hồi được lượng m.áu cần dự trữ” – ông Dũng nói.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu m.áu cục bộ theo nhóm sẽ xảy ra nếu không kịp thời bổ sung lượng m.áu dự trữ, đặc biệt là nhóm m.áu O. “Nhóm m.áu O quan trọng nhất, có thể dự trữ trong thời gian lâu hơn và cũng thay thế được các nhóm m.áu khác.

Riêng nhóm m.áu O Rh- rất hiếm, 10.000 người thì chỉ có 4 người thuộc nhóm m.áu này. Bệnh viện cũng đã lưu lại danh sách người từng hiến có nhóm m.áu O Rh- để có người cần mà ngân hàng chưa có nhóm m.áu này thì kêu họ hiến máu” – bác sĩ Dũng chia sẻ.

Chuyển m.áu xuyên Việt

1.000 đơn vị m.áu từ Viện Huyết học và truyền m.áu trung ương chi viện về đến Bệnh viện Huyết học và truyền m.áu Cần Thơ – Ảnh: T.LŨY

Mới đây, anh P.Q.C. cầu cứu lên mạng xã hội, cha anh nhóm m.áu A, bị xơ gan, viêm phổi đang điều trị ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa hiện đang cần rất nhiều m.áu. Anh C. ở Hà Nội đang giãn cách xã hội không về được với cha.

Một tài khoản mạng xã hội ở Thái Nguyên chia sẻ gia đình có cháu gái 4 t.uổi bị ung thư m.áu, gia đình rất thương cháu nhưng không thể làm gì được, cháu nhóm m.áu B, đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên và đang cần truyền tiểu cầu…

Chị Svetlana Nguyễn, một người Ukraine sống cùng người chồng Việt Nam ở Hà Nội, cho biết thời gian qua chồng chị bị liệt, bạn bè Việt Nam đã giúp đỡ gia đình rất nhiều.

“Gia đình chúng tôi cũng muốn giúp đỡ Việt Nam trong thời gian phức tạp này. Con trai cả của tôi có nhóm m.áu hiếm và ngày 5-8, con tôi đã đến hiến m.áu khi các ngân hàng m.áu đang thiếu m.áu nghiêm trọng vì dịch kéo dài” – chị Svetlana nói.

Với những tấm lòng như thế này, ngày 3-8 vừa qua Viện Huyết học và truyền m.áu trung ương đã thực hiện 40 chuyến xe, vận chuyển gần 3.000 đơn vị m.áu đến 10 tỉnh thành, đây là số m.áu kỷ lục được viện cấp trong mùa dịch trong 1 ngày. Trong 10 ngày gần đây, người dân ở Hà Nội, Sơn La, Nam Định, Hưng Yên, Lạng Sơn, Yên Bái đã tặng 11.000 đơn vị m.áu.

“Lượng m.áu dự trữ của viện đã có sự cải thiện rõ rệt, chúng tôi đã có thể cung ứng m.áu cho các tỉnh thành phía Bắc và cung cấp đáp ứng 100% dự trù của các bệnh viện” – ông Bạch Quốc Khánh, viện trưởng Viện Huyết học và truyền m.áu trung ương, cho biết.

Nhất là lúc này kho m.áu Bệnh viện Huyết học và truyền m.áu Cần Thơ chỉ còn 830 đơn vị, trong đó chỉ có 72 đơn vị nhóm O, chưa kể các bệnh viện tại TP.HCM cũng đang cần m.áu do giãn cách kéo dài, người đi hiến m.áu có cả những người đã mắc COVID-19.

Ngày 30-7 đã có 1.000 đơn vị m.áu được chuyển tới TP.HCM, 1.000 đơn vị chuyển tới Cần Thơ, và ngày 5-8 lại có một chuyến máy bay chở m.áu tương tự, chở những “giọt m.áu đào” Hà Nội tiếp sức cho vùng dịch TP.HCM và Cần Thơ. Tất cả cho tuyến đầu để cứu sống những người đang cần m.áu. LAN ANH

Cần Thơ sẵn sàng cử đội đến nhận m.áu hiến

Ngày 5-8, bác sĩ Nguyễn Xuân Việt – giám đốc Bệnh viện Huyết học và truyền m.áu Cần Thơ – cho biết tình hình dự trữ tại ngân hàng m.áu bệnh viện đã có trở lại, sau khi nhận chi viện 1.000 đơn vị từ trung ương điều phối về.

Trước đó, nguồn m.áu tại bệnh viện đã thiếu hụt trầm trọng. Có thời điểm chỉ còn khoảng 600 – 700 đơn vị m.áu. Theo bác sĩ Việt, bình thường ngân hàng m.áu phải dự trữ trên 4.000 đơn vị m.áu các loại, cung cấp cho khoảng 80 bệnh viện trong khu vực ĐBSCL sử dụng.

Bệnh viện Huyết học và truyền m.áu Cần Thơ đã nhiều lần gửi công văn khẩn đến Ban chỉ đạo vận động hiến m.áu tình nguyện các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL, các sở y tế và các bệnh viện tăng cường chỉ đạo và tuyên truyền các hoạt động hiến m.áu tình nguyện.

Bệnh viện Huyết học và truyền m.áu cho biết chỉ cần có nơi nào vận động được 10 – 20 đơn vị m.áu, bệnh viện vẫn cử đội đến lấy m.áu, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19. T.LŨY

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *