Các chuyên gia cảnh báo, dịch cúm bùng phát có thể khiến nhiều người nghĩ rằng mình đang bị bệnh cúm mà không biết rằng đó có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng khác.
Điều này có thể khiến hàng triệu người gặp nguy hiểm mà không nhận ra.
Sốt dai dẳng, đau nhức, đau ngực, đ.ánh trống ngực hoặc chóng mặt thường liên quan đến bệnh cúm. Nhưng chúng cũng có thể là triệu chứng của bệnh cơ tim và viêm cơ tim – các bệnh tim đe dọa tính mạng khiến tim khó bơm m.áu hơn.
Bệnh cơ tim đề cập đến một nhóm các chứng bệnh ảnh hưởng đến cấu trúc của tim, trong khi viêm cơ tim là tình trạng viêm của thành cơ tim có thể gây ra nhịp tim không đều.
Các bệnh n.hiễm t.rùng do virus như cúm là một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh cơ tim, mặc dù nó cũng có thể do các bệnh n.hiễm t.rùng do vi khuẩn và nấm, ký sinh trùng và phản ứng dị ứng với thuốc cũng như những loại thuốc bất hợp pháp.
Bệnh cơ tim có thể dễ bị nhầm lẫn và bỏ qua
Nghiên cứu của tổ chức từ thiện Bệnh lý cơ tim Anh cho thấy, 95% người dân không biết rằng việc không thể loại bỏ các triệu chứng cúm có thể là dấu hiệu bệnh cơ tim.
42% những người có triệu chứng cúm dai dẳng và không đến gặp bác sĩ thú nhận, họ đã đinh ninh rằng, các triệu chứng sẽ tự biến mất. Trong khi đó, chỉ hơn 1/4 tiết lộ, họ cảm thấy có lỗi vì làm lãng phí thời gian của bác sĩ.
Bệnh cơ tim ảnh hưởng đến khoảng 1/300 người và là nguyên nhân lớn nhất gây t.ử v.ong ở người trẻ t.uổi.
Khoảng 60% những người mắc bệnh ban đầu không được công nhận là có bệnh, 17% phải chờ đợi hơn 1 năm mới nhận được chẩn đoán chính xác.
Người dân Anh đang được khuyến khích để nhận thức nguyên nhân tiềm ẩn liên quan đến tim nếu họ gặp các triệu chứng cúm trong những tháng mùa đông.
Joel Rose, giám đốc điều hành tổ chức Bệnh cơ tim Vương quốc Anh, cho biết: “Trong mùa cúm mùa đông, quan trọng là mọi người nhận biết dấu hiệu và triệu chứng của các bệnh tim mạch như bệnh cơ tim và viêm cơ tim.
Với các trường hợp bị cúm và cảm lạnh thông thường, mọi người phải lắng nghe cơ thể của mình. Nếu cảm thấy lo ngại, họ nên đi khám hoặc tái khám càng sớm càng tốt”.
Bác sĩ Jim Moore, chủ tịch Primary Care Cardiovascular Society, bày tỏ: “Có sự tác động qua lại giữa các triệu chứng giống như tim và cúm bao gồm khó thở, đau ngực, đ.ánh trống ngực hoặc chóng mặt.
Mặc dù các triệu chứng trên có thể kéo dài trong những tháng mùa đông, nhưng nếu một bệnh nhân gặp phải các triệu chứng dai dẳng, quan trọng là phải xem xét liệu có nguyên nhân tiềm ẩn liên quan đến tim không.
Không thể phủ nhận mùa cúm là khoảng thời gian bận rộn cho những người làm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ban đầu như chúng ta, nhưng nếu cảm thấy lo ngại, không ai nên cảm thấy có lỗi khi muốn tìm kiếm lời khuyên chuyên sâu về sức khoẻ”.
Tổ chức Bệnh cơ tim Vương quốc Anh cũng tiết lộ rằng, nhiều người đã bỏ qua mối liên hệ giữa các triệu chứng cúm và bệnh tim do có sẵn những suy nghĩ mặc định về một bệnh nhân tim điển hình.
Cụ thể, 63% liên hệ các chứng tim mạch với tình trạng thừa cân, chế độ ăn uống hoặc lối sống không lành mạnh, thiếu hoạt động hoặc độ t.uổi trung niên.
Trên thực tế, bệnh cơ tim nếu không được kiểm soát, có thể xảy ra ngưng tim – khiến việc phát hiện sớm càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết trong mục tiêu cứu sống bệnh nhân.
Khả năng hoạt động tốt của tim cũng có thể bị ảnh hưởng và như vậy nghĩa là, tim không thể bơm đúng cách hoặc không hoạt động tốt như bình thường.
Tình trạng này cũng ảnh hưởng đến nhịp tim, vốn gây ra nhịp tim không đều và được biết đến với tên gọi chứng rối loạn nhịp tim.
Bệnh cơ tim là gì?
Bệnh cơ tim là một thuật ngữ chung cho các bệnh về cơ tim, khi thành buồng tim bị giãn ra, dày lên hoặc cứng lại. Điều này ảnh hưởng đến khả năng bơm m.áu của tim đi khắp cơ thể.
Một số loại bệnh cơ tim được di truyền và có thể xảy ra ở t.rẻ e.m và những người trẻ:
1. Bệnh cơ tim giãn
Trường hợp bị bệnh cơ tim giãn, các thành cơ của tim giãn ra và mỏng đi, do đó chúng không thể co bóp (ép) đúng cách để bơm m.áu đi khắp cơ thể.
Nếu bạn bị bệnh cơ tim giãn, bạn sẽ có nguy cơ bị suy tim cao hơn, đó là khi tim không thể bơm đủ m.áu đi khắp cơ thể với áp lực phù hợp.
2. Bệnh cơ tim phì đại
Với trường hợp cơ tim phì đại, các tế bào cơ tim nới rộng và thành buồng tim dày lên. Kích thước buồng tim giảm đi, do đó, chúng không thể giữ được nhiều m.áu; thành buồng tim không thể giãn đúng cách và có thể cứng lại.
3. Bệnh cơ tim hạn chế
Bệnh lý cơ tim nghiêm trọng rất hiếm gặp và chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn t.uổi. Các thành buồng tim chính trở nên cứng và rắn lại. Chúng không thể phục hồi đúng cách sau khi co bóp. Điều này đồng nghĩa với việc tim không thể được lấp đầy m.áu một cách thích hợp.
4. Bệnh cơ tim thất phải gây loạn nhịp
Ở người bị bệnh tim thất phải gây loạn nhịp (ARVC), xuất hiện bất thường ở các protein đảm nhiệm chức năng giữ các tế bào cơ tim kết nối với nhau.
Các tế bào cơ có thể c.hết và mô cơ c.hết được thay thế bằng mô mỡ và mô sợi.
Không phải tất cả những người bị bệnh cơ tim đều cần điều trị. Một số người chỉ mắc một dạng nhẹ của bệnh và họ hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng bệnh tật của mình sau khi thực hiện vài thay đổi trong lối sống.
Nguồn: NHS/Shape/baodansinh
Dấu hiệu ‘vặt vãnh’ cảnh báo bị tim, đừng bỏ qua kẻo ‘hối không kịp’
Các bệnh lý về tim mạch được mệnh danh là những “kẻ s.át n.hân thầm lặng”. Diễn biến trong âm thầm chính là điều làm nên sự nguy hiểm của bệnh. Vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh tim mạch vô cùng quan trọng với tính mạng của bạn.
Ảnh minh họa: Internet
Đau lan đến cánh tay
Nhiều đàn ông bị đau ở cánh tay trái trong khi phụ nữ thường bị đau ở vị trí tương tự hoặc đau cả hai bên cánh tay. Vài phụ nữ cũng cho biết họ có bị đau khuỷu tay đột ngột trước khi chịu một cơn đau tim.
Nguyên nhân của điều này là cơn đau từ tim có thể lan đến tủy sống, nơi tập hợp nhiều dây thần kinh của cơ thể. Việc đó khiến não nhầm lẫn rằng cánh tay của bạn bị đau trong khi thực sự thì cơn đau lại xuất phát từ tim.
Ho liên tục, khó dứt
Ho có thể bắt nguồn từ nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có bệnh tim mạch. Cơn ho dai dẳng tạo ra chất lỏng màu hồng có chứa m.áu là dấu hiệu phổ biến của bệnh suy tim. Ho còn là triệu chứng phụ của những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như khó thở và đột ngột không thể được.
Ảnh minh họa: Internet
Lo lắng cực độ và bất thường
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc chứng lo âu cực độ từ sớm dễ bị bệnh tim. Lo lắng có thể xuất phát từ lối sống căng thẳng hoặc do các chứng rối loạn khác nhau như: rối loạn hoảng sợ và lo lắng ám ảnh. Chúng khiến nhịp tim tăng nhanh, tăng huyết áp hoặc giảm nhịp tim.
Đ.ánh trống ngực
Đ.ánh trống ngực là tình trạng đ.ập bất thường của tim, và cũng là triệu chứng khá phổ biến báo hiệu bệnh tim mạch. Hầu hết bệnh nhân mô tả về tình trạng đ.ánh trống ngực giống như sự lệch nhịp của tim (gần như tim tạm dừng hoạt động, thường theo sau một nhịp đ.ập đặc biệt mạnh) hoặc nhịp tim nhanh, chậm bất thường.
Ngất xỉu và mất ý thức
Ngất xỉu được lý giải là sự mất tạm thời hoặc đột ngột của ý thức. Đây cũng là triệu chứng khá phổ biến đối với hầu hết mọi người.
Chúng ta thường nhận xét rằng, ngất xỉu là do tình trạng căng thẳng, hốt hoảng hoặc lo sợ, chỉ cần nghỉ ngơi, giữ bình tĩnh là hết. Tuy nhiên, đôi khi ngất xỉu lại là dấu hiệu của một bệnh tim mạch nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Đó là khi lượng m.áu đến não hoặc oxy trong m.áu bị giảm đột ngột, cơ thể phải phản ứng lại bằng cách “tắt bớt” hoạt động của các cơ quan.
Vì vậy, khi thấy một người đột ngột ngất đi, thì ngay sau đó phải tìm ra nguyên nhân. Một số bệnh lý tim mạch khiến cho bệnh nhân có thể ngất xỉu, bao gồm: ngất do nhịp tim chậm, hội chứng nhịp nhanh-nhịp chậm, hạ huyết áp tư thế, hẹp van động mạch chủ, hẹp động mạch phổi,…
Mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày
Mệt mỏi và hay ngủ vào ban ngày là một trong những triệu chứng của bệnh tim mạch. Mệt mỏi có thể được xem là không thể tiếp tục hoạt động như ở mức của một người khỏe mạnh bình thường. Một trong những nguyên nhân tim mạch gây ra hiện tượng này là suy tim.
Buồn ngủ vào ban ngày thường là do người bệnh bị rối loạn giấc ngủ vào ban đêm, chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ, hoặc đơn thuần là mất ngủ. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là tất cả các loại rối loạn giấc ngủ đều thường gặp hơn ở các bệnh nhân tim mạch.
Bệnh tim mạch gây triệu chứng khó thở
Suy tim và bệnh mạch vành là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng gây ra dấu hiệu khó thở. Bệnh nhân suy tim thường khó thở khi gắng sức, nặng hơn có thể khó thở cả khi nằm nghỉ. Vào ban đêm, đôi khi bệnh nhân đang ngủ đột nhiên thức dậy rồi thở hổn hển, tình trạng này được gọi là “khó thở kịch phát về đêm”. Một số bệnh lý tim mạch khác, như các bệnh liên quan đến van tim, rối loạn nhịp tim, bệnh lý hô hấp, đều có thể gây ra khó thở.
Ảnh minh họa: Internet
Chân, mắt cá chân và bàn chân bị sưng
Khi tim không hoạt động tốt, chất lỏng từ các mạch m.áu sẽ bị rò rỉ vào các mô xung quanh và chân cùng bàn chân là nơi bị dễ bị ảnh hưởng nhất do tác động của trọng lực. Điều này được gọi là chứng phù ngoại biên. Tuy không phải ai bị chứng này đều mắc bệnh tim nhưng đây vẫn là một triệu chứng rất phổ biến của bệnh tim mà bạn nên chú ý.
Chán ăn và cảm thấy buồn nôn
Nhiều bệnh nhân mắc bệnh tim cho thấy họ ít cảm giác thèm ăn và/hoặc thấy buồn nôn ngay cả khi chỉ ăn vài miếng. Lý do là sự tích tụ chất lỏng xung quanh gan và ruột ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa, gây ra những cơn đau bụng. Nếu bạn đang có tất cả triệu chứng này, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.
Phát ban hoặc xuất hiện các đốm bất thường trên da
2 dự án nghiên cứu riêng biệt được thực hiện bởi Tạp chí Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng và Tạp chí của Đại học Tim mạch Mỹ cho thấy: bệnh chàm và bệnh zona là những dấu hiệu mạnh mẽ của bệnh tim. Người bị bệnh chàm được phát hiện có 48% khả năng bị huyết áp cao và 29% khả năng bị cholesterol cao. Ngoài ra, những người bị bệnh zona có khả năng bị đau tim cao hơn 59% so với những người không mắc bệnh này.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo T.iền phong