Thấy người phụ nữ bế cháu bé khóc không ngớt, chân tay co giật trên đường, Tổ công tác của Phòng CSGT, Công an tỉnh Phú Thọ nhanh chóng đưa đi cấp cứu.
Chiều 28/4, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, khoảng 20h ngày 27/4, tổ công tác thuộc đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 1, Phòng Cảnh sát giao thông đã đưa một cháu bé đi cấp cứu.
Theo đó, tổ công tác trên do Thiếu tá Bùi Sơn Ngân làm tổ trưởng thực hiện tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến quốc lộ 70 (thuộc huyện Đoan Hùng) nhìn thấy người phụ nữ bế cháu bé đang khóc không ngớt, chân tay co giật đứng ở lề đường.
CSGT dùng xe chuyên dụng đưa cháu bé sơ sinh đi cấp cứu trong đêm. Ảnh: XĐ
“Tổ công tác dừng xe. Người phụ nữ chạy lại xe cảnh sát nhờ tổ tuần tra đưa cháu bé đi cấp cứu. Tổ công tác đã dùng ô tô chuyên dụng khẩn trương đưa cháu bé sốt cao, co giật đến bệnh viện. Do được cấp cứu kịp thời, hiện tại, cháu bé không còn sốt cao, co giật. Bệnh viện đang tiếp tục theo dõi điều trị cho cháu ổn định”, Công an tỉnh Phú Thọ thông tin.
Quá trình tìm hiểu được biết, người phụ nữ tên là Lê thị Dân (49 t.uổi, trú huyện Đoan Hùng), cháu bé tên là Nguyễn Vũ Bảo Nhi (18 tháng t.uổi, cháu ngoại bà Dân).
Thời điểm xảy ra sự việc, do bố mẹ đi làm xa nên nhờ bà ngoại trông cháu. Tối 27/4, bà Dân thấy cháu sốt cao, co giật cần đưa đi cấp cứu nhưng không gọi được xe để đưa cháu đi viện.
Nguyên nhân gây ra chứng co giật chân tay khi ngủ
Chứng co giật chân tay khi ngủ là tình trạng khá phổ biến làm giảm chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
Triệu chứng co giật chân tay khi ngủ là gì?
Co giật chân tay khi ngủ là khi phần cơ bị co giật. Hiện tượng này có thể diễn ra theo trình tự hoặc mang tính ngẫu nhiên. Những cơn co giật thường xuất hiện theo từng nhóm cơ hoặc thớ cơ riêng lẻ, thậm chí là rung giật toàn thân trong khi ngủ. Hiện tượng này xảy ra trong giai đoạn cơ thể chuyển tiếp từ trạng thái thức sang ngủ hoặc giai đoạn cuối giấc. Lúc này khi cơ thể vừa mới chìm vào giấc ngủ thì đột nhiên người bệnh bị co giật, người bệnh đôi khi trải qua hiện tượng rơi xuống hay hụt chân.
Chứng co giật chân tay khi ngủ là tình trạng khá phổ biến làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Tuy nhiên triệu chứng co giật chân tay khi ngủ chỉ xuất hiện ngắn hạn, thoáng qua và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng cũng có những trường hợp rung giật cơ mạnh khiến người bệnh bị giật mình và tỉnh giấc khi ngủ làm giảm chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân thì rất có thể là do nguyên nhân bệnh lý.
Nguyên nhân gây co giật chân tay khi ngủ
Uống nhiều Caffeine: Sử dụng quá nhiều caffeine có thể gây co giật cơ thể. Caffeine có chứa chất kích thích có thể gây co cơ.
Cơ thể mất nước: Mất nước sẽ ảnh hưởng đến chức năng cơ. Khi cơ thể không uống đủ nước có thể khiến cơ bắp bị chuột rút và cũng có thể khiến cơ co thắt và không tự chủ được.
Chuột rút cơ: thường do bệnh nhân hoạt động quá sức, gắng sức khiến cơ bị căng hoặc co lại, dẫn đến co giật và đôi khi là đau. Chuột rút cơ thường gặp ở hai tay, gân kheo chân, cơ tứ đầu đùi…
Hội chứng ống cổ tay: triệu chứng của hội chứng ống cổ tay sẽ nặng hơn nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Hội chứng Dystonia: là tình trạng gây ra các cơn co cơ lặp đi lặp lại và không tự chủ. Nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể hoặc chỉ một phần, chẳng hạn như bàn tay. Các cơn co thắt có thể từ nhẹ đến nặng, chúng có thể gây ra các biến chứng đau đớn, mệt mỏi, khó nuốt, khó nói…
Bệnh Huntington: gây ra sự thoái hóa tế bào thần kinh tiến triển trong não và có thể gây ra rối loạn vận động và nhận thức. Các triệu chứng phổ biến của bệnh huntington gồm: Co cơ; Giật hoặc co giật không chủ ý; Cân bằng kém; Khó nói; Tính linh hoạt hạn chế; Khuyết tật về khả năng học tập.
Lúc nào cần thăm khám bác sĩ?
Nếu tình trạng co giật trở nên tồi tệ hơn kèm theo các triệu chứng dưới đây, cần thăm khám bác sĩ ngay lập tức: Tay yếu; Tê hoặc mất cảm giác; Cảm giác đau dai dẳng; Sưng tấy khớp; Co giật lan rộng đến cánh tay của bạn.
Điều trị co giật chân tay khi ngủ
Các thuốc điều trị chứng co giật chân tay khi ngủ cần phải tuân thủ theo đơn kê của bác sĩ.
Thông thường người bệnh bị co giật chân tay khi ngủ không thường xuyên đều không cần phải điều trị. Cần giải quyết các yếu tố gây ra triệu chứng: hạn chế lo âu, căng thẳng, không dùng chất kích thích, nghỉ ngơi thư giãn hợp lý…
Đối với những trường hợp do bệnh lý thì cần phải thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê để điều trị tình trạng này:
Clonazepam: giúp giảm co rút cơ, hỗ trợ làm giãn cơ, an thần. Người bệnh nên bắt đầu từ liều thấp nhất và nên phối hợp với những biện pháp không cần dùng thuốc để tăng hiệu quả điều trị; Natri Valproate: dùng riêng lẻ hoặc có thể dùng song song với Clonazepam; Những loại thuốc khác: Phenytoin, Barbiturat hay Primidone được dùng trong điều trị các rối loạn thần kinh có gây triệu chứng co giật chân tay khi ngủ; Đối với từng nguyên nhân gây bệnh (Alzheimer, Parkinson, bệnh động kinh hay đa xơ cứng), bác sĩ sẽ chỉ định từng phác đồ điều trị cụ thể.
Các thuốc điều trị chứng co giật chân tay khi ngủ cần phải tuân thủ theo đơn kê của bác sĩ vì nguy cơ tác dụng phụ do thuốc là rất cao.