Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa đã tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân bị viêm phổi do hạt sapoche ( hồng xiêm) gây tắc phế quản phổi.
Hạt hồng xiêm được lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhân sau 20 năm. Ảnh: BVCC
Bệnh nhân T.N.T.V (nữ, 74 t.uổi, trú tại Nha Trang) nhập viện với triệu chứng ho có đờm, phổi giảm âm bên trái.
Qua khai thác thông tin, bà V có t.iền sử viêm phế quản mãn tính và tái khám thường xuyên. Bà V cho biết, hơn 20 năm trước, bà từng bị sặc hạt hồng xiêm nhưng nghĩ không sao nên bà chủ quan không đi khám. Từ đó trở về sau, cơn ho ngày càng kéo dài kèm khạc đờm và được chẩn đoán viêm phế quản mạn.
Thời gian gần đây, bệnh nhân tái phát ho khạc đờm, kèm đau ngực. Bệnh nhân nhập viện điều trị tại một cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, với chẩn đoán viêm phổi. Kết quả chụp CTScan ngực tại đây đã ghi nhận thâm nhiễm phế bào, mô kẽ thùy dưới và giữa phổi phải, lòng phế quản thùy dưới phổi phải có cấu trúc ngấm cản quang không đều.
Sau 1 thời gian điều trị nhưng tình trạng sức khỏe không cải thiện nên bệnh nhân xin xuất viện và chuyển Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa.
Tại đây, sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán ban đầu là viêm phổi, theo dõi dị vật đường thở và tiến hành nội soi phế quản.
Qua hình ảnh nội soi, bác sĩ phát hiện dị vật nghi ngờ gây tắc hoàn toàn phế quản thùy dưới phổi phải, niêm mạc sung huyết tăng tiết đờm, nhiều giả mạc bám xung quanh (chứng tỏ dị vật này đã rơi vào lâu ngày). Nhận định đây là ca khó, dễ c.hảy m.áu phế quản phổi, dễ đẩy dị vật đi sâu hơn, cả kíp nội soi đã thận trọng khi tiến hành. Sau hơn 1 giờ đồng hồ, các bác sĩ đã thành công gắp được dị vật ra khỏi phế quản phổi bệnh nhân. Dị vật là hạt hồng xiêm dài khoảng 4 cm.
Sau khi gắp được dị vật, phế quản phổi 2 bên thông thoáng, tình trạng bệnh nhân ổn định và đã được xuất viện.
Qua trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo những bệnh nhân không may hóc dị vật và có biểu hiện đau tức ngực, ho kéo dài cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, phát hiện và gắp dị vật ra càng sớm càng tốt, đảm bảo an toàn và sức khỏe của bản thân.
Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra m.áu, phải đi cấp cứu
Suốt một tuần trước khi ho ra m.áu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ.
Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.
Bệnh nhân là chị Q.T.P, 43 t.uổi, vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình sáng 9/5. Qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ nhận thấy bệnh nhân có tình trạng viêm phổi và giảm trao đổi khí ở đáy phổi trái.
Kết quả chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có hình ảnh ổ áp xe thùy dưới phổi trái và nghi ngờ dị vật đường thở. Khai thác t.iền sử, bệnh nhân cho biết từng bị sặc thức ăn khi ăn cơm năm 18 t.uổi, xuất hiện ho dữ dội và khó thở. Vài năm nay, bệnh nhân thường xuyên phải vào trung tâm y tế huyện gần nhà để điều trị viêm phổi, mỗi năm trung bình 3-4 đợt.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, bệnh nhân được hội chẩn liên chuyên khoa: Hồi sức tích cực, Hô hấp, Gây mê hồi sức, Chẩn đoán hình ảnh. Các thầy thuốc tiến hành nội soi phế quản ống mềm có gây mê để khảo sát toàn bộ đường thở của bệnh nhân.
“Khi đưa ống nội soi đến phế quản thùy dưới phổi trái, thầy thuốc phát hiện một dị vật to bằng đầu ngón tay út, có nhiều góc cạnh, đờm và mủ bao phủ bên ngoài”, Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực 1 của bệnh viện, cho biết.
Dị vật to bằng đầu ngón tay út nằm trong phổi bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Dị vật chắn ngang phế quản làm cản trở thông khí của thùy dưới phổi trái, kèm theo hóa mủ và áp xe hóa. Ngoài ra, dị vật di động theo nhịp thở, cọ vào thành phế quản gây c.hảy m.áu.
Yêu cầu đặt ra lúc này là phải gắp được dị vật ra ngoài nhưng vẫn đảm bảo hô hấp, không làm tổn thương đường thở. Sau gần 1 giờ, mảnh xương được gắp ra bằng kìm của ống nội soi, đờm mủ ở vị trí thùy dưới phổi trái được hút sạch.
Chia sẻ với VietNamNet ngày 10/5, bác sĩ Tình cho biết ông rất ngạc nhiên và chưa từng gặp ca nào hóc dị vật lâu như vậy. Đây là ca bệnh thứ 5 được ê-kíp nội soi phế quản ống mềm tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình lấy dị vật trong phổi.