Sở hữu hương vị tinh tế, ngọt ngào và giòn béo, hạt mắc ca luôn là một trong những món ăn vặt yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc làm món ăn vặt lai nhai lúc rảnh rỗi, hạt mắc ca với hàm lượng chất đạm, khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa,… còn được đánh giá có hiệu quả cao trong nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tật. Nếu bạn vẫn còn chưa nắm rõ những tác dụng của quả mắc cá đối với sức khỏe thì hãy dành chút thời gian cùng mình khám phá những lợi ích tuyệt vời mà “nữ vương” của các loài hạt này mang lại nhé, chắc chắn sẽ có những tác dụng mà chính bạn cũng không ngờ đến đấy.
1. Hàm lượng dinh dưỡng trong hạt macca
Hạt macca, với hàm lượng thấp đường và carbohydrate, là một nguồn dồi dào các chất dinh dưỡng cần thiết như chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ và kiểm soát các bệnh tim mạch, tiểu đường và sức khỏe tiêu hóa. Ngoài ra, hạt macca cũng cung cấp một loạt các chất dinh dưỡng quan trọng như chất đạm, chất béo, vitamin E, mangan, thiamin và đồng.
Giá trị dinh dưỡng trong 100g hạt mắc ca:
Mặc dù hạt macca có nhiều lợi ích cho sức khỏe, việc tiêu thụ quá nhiều có thể góp phần tăng lượng calo trong cơ thể. Ví dụ, một phần sử dụng khoảng 1 chén rưỡi hạt macca chứa khoảng 475 calo, tương đương với mức calo tiêu chuẩn của một bữa ăn. Vì vậy, để tận dụng tối đa các lợi ích của hạt macca mà không gây thừa calo, quan trọng để kiểm soát lượng tiêu thụ và cân đối việc bổ sung hạt macca vào chế độ ăn hàng ngày, để duy trì một chế độ ăn lành mạnh.
2. Hạt macca có tác dụng gì?
Hạt macca chứa nhiều chất dinh dưỡng và những hợp chất thực vật rất tốt cho sức khỏe. Do đó, hạt macca có tác dụng hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, tốt cho sức khỏe tim mạch, hỗ trợ kiểm soát cân nặng và lượng đường trong máu. Dưới đây là 10 lợi ích sức khỏe và giá trị dinh dưỡng của hạt macca.
Ăn quả mắc cá tốt cho sức khỏe tim mạch
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân hạt mắc ca có chứa hàm lượng dầu lên tới 87% (cao hơn lạc 44,8% và cao hơn nhân điều 47%), trong dầu của mắc ca lại chứa trên 87% axit béo không no, trong đó có nhiều loại axit béo không lo mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Việc thường xuyên ăn quả mắc ca sẽ giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch. Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm thấy một loại amino acid có tên là arginine trong quả mắc cá được chứng minh có khả năng giúp các thành mạch máu linh hoạt hơn. Các chất chống oxy hóa có trong quả mắc ca cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch.
Bảo vệ sức khỏe não bộ
Trong nhân mắc ca có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và Omega 3 có lợi cho sức khỏe của bà bầu và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Theo đánh giá từ các chuyên gia dinh dưỡng, sử dụng mắc ca giúp cung cấp nguồn năng lượng dồi dào với hàm lượng calo cao gấp đôi so với các loại hạt dinh dưỡng khác. Phụ nữ có thai bổ sung quả mắc ca vào chế độ ăn uống hàng ngày vừa giúp khẩu phần ăn thêm phong phú vừa góp phần tích lũy năng lượng cho thai nhi
Cải thiện hội chứng chuyển hóa và tiểu đường
Hội chứng chuyển hóa là tình trạng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đột quỵ và tim mạch. Những tình trạng thường hay gặp là huyết áp cao, đường huyết cao, nồng độ cholesterol HDL cao, lượng triglycerid cao và lượng mỡ bụng bị dư thừa.
Một số nghiên cứu thấy hợp chất MUFAs (chất béo đơn không bão hòa) có trong hạt mắc ca có thể có tác dụng làm giảm các nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa hoặc giúp giảm thiểu tác hại ở những người đang mắc bệnh này. Ngoài ra, một nghiên cứu từ năm 2016 chỉ ra rằng nếu ăn một chế độ có hàm lượng chất MUFAs cao có thể sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Tốt cho sự phát triển của xương
Quả mắc ca chứa hàm lượng cao phốt pho, canxi và mangan, những khoáng chất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cũng như sức khỏe của xương khớp. Trong đó, phốt pho là khoáng chất tham gia vào hàng loạt quá trình như trao đổi chất, vận chuyển và hấp thu dinh dưỡng, hình thành cấu trúc xương trong cơ thể; canxi là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành xương và răng; còn mangan lại có tác dụng thúc đẩy tái tạo cấu trúc xương mới, giúp cơ thể duy trì được cấu trúc xương mạnh khỏe khi về già. Ngoài ra, thành phần Omega 3 trong quả mắc ca được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ loãng xương, phòng ngừa và cải thiện tình trạng viêm khớp
Chống oxy hóa
Quả mắc ca chứa hợp chất Flavonoids có khả năng chống oxy hóa cao giúp ngăn chặn các tế bào trong cơ thể không bị tổn hại bởi các gốc tự do cũng như các chất độc hại trong môi trường, bảo vệ cơ thể trước các loại ung thư phổ biến như ung thư phổi, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư dạ dày. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa khác có trong quả mắc ca như vitamin E và Squalene cũng góp phần ức chế sự phát triển của các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Chất xơ hòa tan trong hạt macca có tác dụng tương tự như prebiotic, hỗ trợ việc nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong ruột và cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Prebiotic giúp giảm viêm, hỗ trợ các vấn đề như hội chứng ruột kích thích và các tình trạng tương tự, mặc dù cần thêm nghiên cứu để xác định rõ hơn.
Hạt macca cũng giàu chất xơ và protein, giúp giảm cảm giác đói và tạo cảm giác no, có thể hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả. Một nghiên cứu trên phụ nữ Nhật Bản khỏe mạnh cho thấy những phụ nữ ăn hạt macca trong ba tuần đã có sự giảm cân so với nhóm ăn dừa hoặc bơ.
Tóm lại, hạt macca mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nên được hạn chế trong một lượng vừa phải và kết hợp với chế độ dinh dưỡng lành mạnh để đảm bảo sự bảo vệ tốt nhất cho cơ thể.
Hỗ trợ giảm cân lành mạnh
Vị béo bùi của mắc ca thường khiến nhiều người lầm tưởng rằng ăn nhiều mắc ca sẽ tăng cân nhưng thực chất các chất béo có trong quả mắc cá lại có khả năng thúc đẩy quá trình giảm cân hiệu quả. Trong quả mắc ca chứa nhiều axit panmitic, chất béo Omega 7 có tác dụng kiểm soát việc đốt cháy chất béo, thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo, giảm sự tích tụ mỡ trong cơ thể đồng thời hạn chế sự thèm ăn. Cũng chính vì thế mà khi ăn quả mắc ca bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn so với bình thường.
Chống lão hóa, đẹp da
Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, quả mắc ca còn được ví như một thần dược giúp làm đẹp tự nhiên và hiệu quả. Trong dầu mắc ca chứa khoảng 22% các axit omega-7 palmitoleic có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của tế bào da, nuôi dưỡng làn da trẻ trung và khỏe mạnh hơn cho người sử dụng.
Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Hạt macca có chứa các hợp chất thực vật là tocotrienols và flavonoid có tác dụng giúp ngăn ngừa và tiêu diệt các tế bào gây ra ung thư.
Tăng tuổi thọ
Ăn hạt macca với liều lượng vừa phải và ăn thường xuyên sẽ giúp giảm khoảng 1/3 nguy cơ tử vong sớm.
3. Tác dụng phụ của hạt mắc ca là gì?
Hạt mắc ca có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người sử dụng bao gồm: đau họng, khô cổ, tiêu chảy và táo bón. Ngoài ra, khi ăn hạt mắc ca cùng với quả nho hoặc thực phẩm không bổ sung chất béo cũng có thể gây ra tình trạng nôn mửa, tiêu chảy và khó chịu từ dạ dày.
Để tránh gặp phải những tình trạng trên, người dùng nên chú ý đến liều lượng khi ăn hạt mắc ca. Để thận trọng hơn, bạn nên ăn thử vài hạt một cách từ tư để theo dõi phản ứng của cơ thể. Nếu sau khi ăn 30 phút mà thấy có biểu hiện khó chịu thì nên dừng lại. Nếu thấy một số tình trạng phát ban, nôn mửa hoặc cơ thể mệt mỏi nhiều thì nên tới bệnh viên hoặc phòng khám gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
4. Cách rang hạt mắc ca đúng chuẩn
- Bước 1: Làm nóng chảo, sau đó cho cho hạt Mắc-ca đã tách vỏ vào chảo.
- Bước 2: Đảo đều tay trong khoảng từ 10-15 phút đến khi thấy nhân hạt Mắc ca chuyển sang màu nâu nhạt thì dừng và tắt bếp.
- Bước 3: Đợi hạt nguội và thưởng thức.
5. Cách ăn hạt mắc ca để có tác dụng tốt nhất hiện nay
Cách giúp bạn có thể thưởng thức mắc cá một cách ngon lành nhất
+ Ăn trực tiếp khi vừa tác vỏ: đây là cách ăn mắc ca phổ biến nhất hiện nay và cũng là cách ăn được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng. Bởi cách ăn này sẽ giúp có thể hấp thu tốt đa dinh dưỡng có trong quả mắc ca.
+ Chế biến mắc ca thành sữa để uống: ngoài cách ăn hạt mắc ca nguyên bản, các bạn cũng có thể xay mắc ca thành sữa để thay đổi khẩu vị.
+ Kết hợp nhân mắc ca cùng với các món salad để tạo cảm giác ngon miệng hơn.
+ Xay nhuyễn mắc ca cùng các loại trái cây để có món smoothies thơm ngon.
+ Ngoài ra, bạn cũng có thể xay hoặc nghiền mắc ca tạo thành hỗn hợp như bơ ăn kèm với bánh mì vào buổi sáng.
Lưu ý khi ăn hạt mắc ca
+ Thưởng thức mắc ca khi chúng đang còn nằm trong vỏ, không nên ăn hạt mắc ca đã tách vỏ sẵn bởi cũng giống như nhiều loại hạt dinh dưỡng khác, hạt mắc ca có thể suy giảm chất dinh dưỡng khi tiếp xúc với không khí.
+ Bảo quản mắc ca ở nơi thoáng mát như ngăn mát tủ lạnh hoặc ngăn đông tủ lạnh để kéo dài thời gian sử dụng.
+ Mắc ca cũng có khả năng hấp thụ mùi tanh hôi rất nhanh nên khi bảo quản, bạn chú ý không đặt mắc ca gần các sản phẩm có mùi vị.
6. Những người không nên ăn hạt mắc ca
Người bị suy thận
Những người bị suy thận nên cân nhắc và thận trọng khi ăn hạt mắc ca. Bởi vì, trong hạt macca có hàm lượng photpho rất cao, điều này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của những người bị suy thận. Vì vậy, những người đang hoặc đã bị bệnh suy thận nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn hạt mắc ca để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn.
Người bị dị ứng với các loại hạt
Tương tự như các loại hạt khô khác, hạt mắc ca cũng có thể gây dị ứng đối với những người có tiền sử dị ứng với các loại hạt. Triệu chứng dị ứng có thể biểu hiện bị nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
Người bị dị ứng với gluten
Hạt macca chứa các thành phần an toàn cho những người dị ứng gluten. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất hạt macca chung với một số sản phẩm khác có thể bị nhiễm chéo gluten.
Vì vậy, trước khi chọn mua sản phẩm hạt macca, bạn nên để kiểm tra kỹ thành phần chính của sản phẩm để đảm bảo rằng không có quá trình sản xuất chung với các sản phẩm chứa gluten trên cùng thiết bị xử lý. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho những người dị ứng gluten và tránh tình trạng nhiễm gluten không mong muốn.
Người có chức năng tiêu hóa kém
Những người có vấn đề về tiêu hóa thì không nên ăn hạt mắc ca để tránh gặp phải một số tác dụng phụ như: đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Bởi vì, hạt mắc ca có hàm lượng dinh dưỡng rất cao nên việc hấp thu cũng cần nhiều thời gian và công sức hơn. Do đó, những người có vấn đề về tiêu hóa kém, đặc biệt là người già và trẻ em không nên ăn quá nhiều hạt mắc ca.
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, người lớn nên ăn từ 10 – 15 hạt mắc ca mỗi ngày. Còn trẻ em chỉ nên ăn dưới 10 hạt mỗi ngày. Thời điểm ăn mắc ca tốt nhất là vào buổi sáng vì hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhất vào thời gian này.
7. Một số câu hỏi liên quan tới hạt mắc ca
Ăn hạt mắc ca có béo không?
Câu trả lời là KHÔNG. Sử dụng hạt macca không gây béo và tăng cân. Mặc dù trong hạt macca có chưa hàm lượng chất bép nhưng chất béo này lại là chất béo không bão hóa rất tốt cho sức khỏe tim mạch và giảm cholestero trong máu. Ngoài ra, chất béo này cũng cung cấp năng lượng cho cơ thể và hỗ trợ quá trình hấp thụ các vitamin và các chất dinh dưỡng quan trọng.
Hạt mắc ca có tốt cho bà bầu không?
Hạt macca chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như Omega-3, các nhóm vitamin A, E và B giúp kích thích sự phát triển của não bộ thai nhi. Đặc biệt, hàm lượng axit folic có trong hạt macca là yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu các nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh trong thai kỳ.
Ăn nhiều hạt mắc ca có tốt không?
Tuy hạt mắc ca chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhưng nó lại thiếu vitamin A và vitamin C. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều hạt mắc ca có thể sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa hoặc thậm chí có thể bị viêm dạ dày do bị dư thừa chất xơ.
Ăn hạt macca có nổi mụn không?
Câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, trường hợp nổi mụn chỉ xảy ra khi người dùng ăn quá nhiều hạt macca.
Ăn hạt macca có nóng không?
Câu trả lời là KHÔNG. Bởi vì, hiện nay chưa có nghiên cứu nào có thấy việc ăn hạt macca có thể gây ra nóng cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng ăn quá nhiều mà chỉ nên ăn theo liều lượng khuyến cáo ở trên. Bởi nếu ăn quá nhiều thì có thể sẽ nóng lên do dạ dày phải làm việc để tiêu hóa thức ăn.
Hạt mắc ca trồng ở đâu tại việt nam?
Cây mắc ca được nhập về Việt Nam và trồng thử nghiệm đầu tiên tại Ba Vì, Hà Nội. Sau đó, mắc ca được trồng tại Đăk Lăk, Lâm Đồng (Di Linh, Bảo Lộc, Đơn Dương, Lâm Hà). Mắc ca là loại quả có giá trị kinh tế cao tuổi thọ kinh doanh lâu từ khoảng 40-60 năm.
Thông thường, nếu trồng cây mắc ca bằng cách ghép cành thì sau khoảng 3 – 4 năm cây sẽ có quả và tầm 10 năm sau sẽ cho sản lượng năng xuất ổn định.
Trồng cây mắc ca bao lâu thì có quả?
Thông thường, nếu trồng cây mắc ca bằng cách ghép cành thì sau khoảng 3 – 4 năm cây sẽ có quả và tầm 10 năm sau sẽ cho sản lượng năng xuất ổn định.
Cây mắc ca phù hợp với loại đất nào?
Cây mắc ca phù hợp với loại đất đỏ bazan, không pha cát. Ngoài ra, cây mắc ca còn thích hợp với những nơi đất bằng phẳng, có độ dày lớn hơn 50cm, giàu hữu cơ, có độ PH từ 4 – 6,5 và có khả năng thoát nước tốt. Do đó, đối với những vùng đất cát hoặc đất pha cát, đất sét sẽ có thể khó trồng được cây mắc ca.
Quả mắc ca không chỉ có hương vị thơm ngon, béo ngậy hấp dẫn mà còn chứa đựng nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của con người.
Hy vọng quả bài viết “Hạt macca có tác dụng gì? Những người không nên ăn hạt mắc ca?” ở trên, quý độc giả đã giải đáp được những thắc mắc của mình liên quan tới hạt macca. Hãy sử dụng quả mắc ca thường xuyên để tận dụng tối đa những tác dụng của quả mắc ca bạn nhé!