Hạt ô nhiễm không khí – mối nguy khủng khiếp với mầm non tương lai

Carbon đen phát tán trong không gian đến từ các loại khí thải như nhiên liệu hóa thạch và khói bếp củi đang trở thành mối lo ngại sức khỏe nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Trong những năm gần đây, sau nhiều cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đã sửng sốt phát hiện ra việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí có thể có tác động tiêu cực đến thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ, dẫn đến cân nặng khi sinh thấp hơn bình thường hoặc bị sinh non. Nhưng họ không tìm được bằng chứng, cho đến tận bây giờ, mọi thứ đã sáng tỏ.

“Hàng rào tự nhiên” của thai nhi bị lung lay

Một nhóm các nhà khoa học ở nước Bỉ đã tìm thấy hàng chục nghìn hạt gây ô nhiễm không khí trong nhau thai – vốn được coi là hàng rào tự nhiên che chở các thai nhi đang còn nằm yên trong bụng mẹ. Điều này cho thấy từ khi chưa ra đời, trẻ đã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi carbon đen đến từ các loại khí thải do đốt nhiên liệu. Nghiên cứu này ngay lập tức được công bố trên Tạp chí Nature Communications.

Cụ thể, trong mỗi mẫu nhau thai được phân tích, các chuyên gia tìm thấy tới hàng chục nghìn hạt bụi nhỏ trên mỗi milimet vuông mô. Những hạt này xâm nhập vào nhau thai thông qua hoạt động hít thở của mẹ bầu. Từ đó gây nên các vấn đề nghiêm trọng như sinh non, trẻ thiếu cân và làm tăng khả năng sảy thai, thai lưu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chính độc tố trong các hạt ô nhiễm này là nguyên nhân gây tổn thương cho cả bà mẹ và em bé, không chỉ là phản ứng viêm do ô nhiễm thông thường.

Tác giả của công trình nghiên cứu – Hannelore Bové, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Trung tâm Khoa học Môi trường thuộc Đại học Hasselt, cho biết: “Hầu hết các nghiên cứu đã được thực hiện là nghiên cứu dịch tễ học. Bây giờ chúng tôi có một phép đo trực tiếp về tác động của các hạt carbon đen không dựa trên mô hình mà dựa trên các phép đo ở thai nhi, nhau thai”.

Carbon đen hay muội than được tạo ra bởi sự đốt cháy không hoàn toàn của nhiên liệu hóa thạch và đốt gỗ trong bếp lò hoặc tình trạng cháy rừng. Ngoài việc nó là một mối nguy sức khỏe, đây cũng là một chất gây ô nhiễm khí hậu nghiêm trọng trong thời gian ngắn. Mặc dù carbon đen tồn tại trong khí quyển chỉ vài ngày hoặc vài tuần, nhưng 1 gram của nó có thể làm ấm bầu không khí gấp 100-2.000 lần so với 1 gram CO2, kéo dài trong khoảng thời gian 100 năm.

Còn trong nhau thai, carbon đen có thể gây viêm, dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác vô cùng nguy hiểm. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, những bà mẹ càng tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm trong tần suất nhiều thì càng có nhiều carbon đen xâm chiếm nhau thai.

Các nhà khoa học đã kiểm tra nhau thai của 20 phụ nữ ở Bỉ, thực hiện sinh thiết ở cả hai: mẹ và thai nhi ngay sau khi sinh. Những người phụ nữ được chọn dựa trên nơi mà họ sống: 10 người sống ở những nơi họ tiếp xúc với lượng carbon đen tương đối cao, 10 người sống ở những được coi là có mức phơi nhiễm thấp. Các nhà khoa học cũng đã xem xét 5 vị trí của nhau thai từ sảy thai xảy ra trong khoảng từ 12-31 tuần của thai kỳ.

Kết quả, số lượng hạt gây ô nhiễm phát hiện trong nhau thai có sự tương quan khá mật thiết với điều kiện sống của người mẹ: Có trung bình 20.000 hạt nano ô nhiễm trên mỗi milimet khối mô nhau thai của những thai phụ sống gần đường lớn. Con số này đối với những người sống xa đường lớn là trung bình 10.000 hạt/milimet khối mô. Các chuyên gia còn phân tích mẫu nhau thai của các thai bị sảy và tìm thấy các hạt ô nhiễm trong bào thai 12 tuần t.uổi.

Trong y học, nhau thai đóng một vai trò quan trọng trong thai kỳ. Nó cung cấp một “hàng rào tự nhiên” giữa mẹ và thai nhi và cung cấp oxy cũng như chất dinh dưỡng cho em bé đang phát triển. Một nghiên cứu trước đó, chưa được công bố đã được trình bày tại Hội nghị quốc tế của Hiệp hội Hô hấp châu Âu đưa ra dấu hiệu đầu tiên rằng carbon đen có mặt trong nhau thai. Trong công trình đó, các nhà nghiên cứu từ Đại học Queen Mary ở Luân Đôn đã tìm thấy carbon đen trong các tế bào từ 5 vị trí của nhau thai. Tuy nhiên, vì các tế bào đã được loại bỏ khỏi nhau thai, nên không rõ liệu chúng đến từ phía mẹ hay do thai nhi sinh ra bị phơi nhiễm.

Carbon đen trong nhau thai có thể gây viêm nhiễm, có thể dẫn đến các tác động bất lợi khác nhau đối với sức khỏe. Những người phụ nữ tham gia nghiên cứu này sẽ phải kiểm tra sức khỏe đều đặn. Điều đó sẽ cho phép các nhà khoa học có thể tìm hiểu những tác động của carbon đen đối với nhau thai qua từng thời kỳ.

Tổn thương trong thai kì theo đ.ứa t.rẻ suốt đời

Joan Casey – trợ lý khoa học sức khỏe môi trường tại Đại học Columbia cho biết: “Mức độ ô nhiễm không khí nơi nghiên cứu này diễn ra thấp đến mức chúng ta thường không thấy kết quả bất lợi về sức khỏe, hoặc không nhiều. Nhưng có thể có một ngưỡng khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng. Tôi rất muốn thấy điều này được thực hiện ở những nơi như Bắc Kinh hoặc Ấn Độ – nơi tình trạng ô nhiễm đang tăng cao, chúng ta có thể mong đợi sẽ nhìn thấy mức độ ảnh hưởng rõ rệt hơn, chính xác hơn”.

Ở Hoa Kỳ, trung bình mức độ ô nhiễm không khí đã giảm trong những thập kỷ gần đây, điều này có nghĩa là những phát hiện của nghiên cứu có thể không cung cấp câu trả lời chính xác về tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn ở t.rẻ e.m và chẩn đoán chứng tự kỷ. Noel Mueller – Giáo sư dịch tễ học tại trường Johns Hopkins Bloomberg, người nghiên cứu tác động của phơi nhiễm vật chất hạt đối với t.rẻ e.m cho biết ông hy vọng sẽ áp dụng những phát hiện này vào công việc của mình với các đoàn hệ lớn ở khu vực Boston. Năm 2018, Mueller đã đồng công bố một nghiên cứu cho thấy những đ.ứa t.rẻ được sinh ra bởi những bà mẹ tiếp xúc với chất hạt cao có nhiều khả năng bị huyết áp cao trong những năm đầu đời.

“Chúng tôi đã có một số giả thuyết về việc phơi nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào, đó là vấn đề hạt carbon có thể vượt qua hàng rào nhau thai và tích tụ lại. Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng về nguyên tắc rằng việc người mẹ tiếp xúc với ô nhiễm không khí khi mang thai có thể ảnh hưởng đến không chỉ người mẹ mà còn cả thai nhi” – Mueller nói.

Giáo sư Tim Nawrot của Đại học Hasselt chia sẻ: “Sẽ rất nguy hiểm nếu thai nhi bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí. Những tổn thương xảy ra trong thai kỳ có thể để lại hậu quả suốt đời cho một đ.ứa t.rẻ. Đây là thời kỳ mong manh, dễ bị ảnh hưởng nhất trong cuộc đời của mỗi người, khi tất cả các cơ quan nội tạng đang được hình thành và phát triển. Để bảo vệ các thế hệ tương lai, chúng ta cần phải giảm thiểu ô nhiễm”.

Theo ông, các nước cần nang cao trách nhiệm cắt giảm ô nhiễm không khí, tuy nhiên, trong khi hành động chưa thực sự ráo riết, mọi người và đặc biệt là các thai phụ, cần chủ động tránh những nơi đông đúc, nhiều khói bụi, giờ giao thông cao điểm… khi có thể.

Giáo sư Grigg, một thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi tìm thấy các hạt ô nhiễm trong cơ thể của mọi phụ nữ. Như vậy, mỗi ngày chúng ta đều bị bủa vây bởi những hạt này. Các thai phụ là đối tượng cần lưu ý bảo vệ sức khoẻ nhất. Đây chính là dấu hiệu báo động, cho thấy chúng ta cần hành động ngay để giảm thiểu ô nhiễm không khí”.

Tuy nhiên, theo ông Grigg, các nhà khoa học cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về tác hại của các hạt bụi nano sau khi xâm nhập vào mô. Thay vì quá lo lắng, mọi người nên có các biện pháp tích cực để giảm ô nhiễm không khí, như sử dụng các phương pháp di chuyển thân thiện với môi trường, sử dụng phương tiện giao thông công cộng… thay vì đi ô tô, xe máy cá nhân.

Phương Ly

Theo ngaynay

Nuôi sống trẻ sinh non 31 tuần t.uổi bị bệnh tim bẩm sinh

Khi mang thai, sản phụ đã được phát hiện thai nhi bị bệnh tim bẩm sinh nhưng vẫn giữ con. Khi thai 31 tuần, sản phụ đã mổ sinh. Sau sinh, bé khóc yếu, suy hô hấp nặng, tím toàn thân, phản xả yếu nhưng bác sĩ đã nuôi sống thành công.

Ngày 3/10, BV Đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết, BV vừa nuôi sống thành công bé sinh non 31 tuần t.uổi và bị bệnh tim bẩm sinh.

Trước đó, khi mang thai, sản phụ N.T.H. đã khám sàng lọc trước sinh tại các BV lớn và phát hiện thai nhi bị bệnh lý tim bẩm sinh nặng. Cụ thể, thai nhi bị thiểu sản thất trái/đảo đoạn đại động mạch. Theo các bác sĩ, với những trường hợp thai bị như trên, tỷ lệ sống khá thấp. Tuy nhiên, sản phụ vẫn quyết định giữ thai.

Khi thai được 31 tuần t.uổi, sản phụ có dấu hiệu sinh. Các bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật lấy thai. Sau sinh, bé khóc yếu, suy hô hấp nặng, tím toàn thân, phản xạ yếu.

Ngay khi bé vừa chào đời, các bác sĩ đã đặt nội khí quản, hỗ trợ bóp bóng liên tục giúp phổi bé không bị xẹp và ngay lập tức được chuyển về điều trị tích cực tại Nhi sơ sinh của BV.

Tại đây, bệnh nhi nằm trong lồng kính, đặt nội khí quản, cho thở máy, đặt tĩnh mạch rốn, nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch kết hợp dùng thuốc kháng sinh. Sau 1 tuần bé dần tự thở được và bắt đầu ăn được sữa.

Các y bác sĩ BV Đa khoa TƯ Quảng Nam đang chăm sóc cho bé

Sau 15 ngày được nuôi dưỡng và chăm sóc tích cực bé đã dần ổn định. Hiện tại, bé không còn phải thở ô xy, tự bú được đủ lượng sữa theo nhu cầu và nặng 1,5kg. Bệnh nhi hiện vẫn tiếp tục được theo dõi tại BV.

Theo các bác sĩ, khi trẻ được ra đời từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 37 của thai kỳ thì được gọi là sinh non. Hiện nay, y khoa cho rằng có nhiều nguyên nhân gây sinh non như sản phụ đã có t.iền sử sinh con sớm; sản phụ có cổ tử cung ngắn; Khoảng thời gian giữa hai lần mang thai quá ngắn; Từng thực hiện phẫu thuật trên tử cung hoặc cổ tử cung; Một số rối loạn khi mang thai, chẳng hạn như mang đa thai hoặc ra m.áu â.m đ.ạo,… Do đó, trong quá trình mang thai, sản phụ cần đi khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ có thể phát hiện ra những bất thường và có hướng xử lý kịp thời.

Linh Trần

Theo phunuvietnam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *