Hàu là món ăn giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, sai lầm khi ăn hàu dưới đây dễ gây đau bụng, dị ứng, không tốt cho sức khỏe của bạn cần tránh xa.
Ăn hàu sống thường xuyên
Ăn hàu sống thường xuyên không tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet.
Trong hàu chứa rất nhiều mầm bệnh vì chúng sinh sống ở bờ biển, ở các ghềnh đá ven bờ biển hay các cửa sông, sống bám vào một giá thể như bám vào đá thành tảng, các rạn đá, móng cầu, ăn sinh vật phù du và các sinh vật trong bùn, cát, nước biển… nên khó tránh khỏi tình trạng bị ô nhiễm.
Bởi vậy, nếu ăn hàu sống nhiễm khuẩn, cơ thể dễ nhiễm khuẩn Norovirus gây ra viêm ruột, viêm dạ dày. Bên cạnh đó, khuẩn Vibrio có trong hàu có thể gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc n.hiễm t.rùng, phồng rộp da, thậm chí t.ử v.ong do n.hiễm t.rùng m.áu.
Vì vậy, cần tránh và hạn chế ăn hàu sống/tái, tốt nhất nên nấu chín đến khi hàu mở vỏ ra, nếu không mở thì nên bỏ đi sau khi nấu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Người bụng yếu, lạnh bụng thường xuyên ăn hàu
Hàu có vị tanh, tính mát, có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy nên những người có tỳ vị yếu, khó tiêu hóa hay đang bị tiêu chảy thì không nên ăn.
Hàu có chứa lượng cholesterol đáng kể. Một khẩu phần 170g thịt hàu chứa 85mg cholesterol. Do đó, dù yêu thích bạn cũng không nên ăn quá nhiều hàu. Nếu là người có “bụng dạ yếu”, bạn nên ăn hàu nướng hoặc các món hàu được làm chín nói chung để tránh gặp vấn đề với hệ tiêu hóa.
Nếu là người có “bụng dạ yếu”, bạn nên ăn hàu nướng hoặc các món hàu được làm chín nói chung để tránh gặp vấn đề với hệ tiêu hóa.
Ăn quá nhiều hàu
Khi bạn ăn quá nhiều hàu cũng dễ gây thừa kẽm khiến cho cơ thể mệt mỏi. Ảnh: Internet.
Hàu tuy bổ dưỡng khi ăn nhiều dễ gây thừa chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, cao huyết áp, tim mạch, sỏi thận…
Thêm vào đó, trong thành phần sản này còn chứa lượng cholesterol đáng kể. Một khẩu phần 170g thịt hàu chứa 85mg cholesterol. Do đó, dù yêu thích bạn cũng không nên ăn quá nhiều hàu.
Những người bị dị ứng hải sản
Một số người bị dị ứng hải sản sẽ có phản ứng với tất cả các hải sản, nhưng có những người chỉ phản ứng với một số loại nhất định. Các phản ứng có thể từ các triệu chứng nhẹ như phát ban hoặc nghẹt mũi đến triệu chứng nặng, thậm chí đe dọa tính mạng. Bởi vậy những người đang bị dị ứng hải sản thì tốt nhất là nên tránh xa hàu.
Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Hoa Kỳ, thì những người tuyệt đối không ăn hàu sống gồm:
– Người mắc bệnh gan mãn tính
– Người có bệnh lý nền, đang sử dụng các thuốc điều trị suy giảm hệ miễn dịch
– Người có t.iền sử bị dị ứng hải sản.
B.é g.ái 2 t.uổi bị viêm dạ dày và thủng ruột, nguyên nhân là do sờ vào trứng không rửa tay, sau đó bốc thức ăn
Vài ngày trước, bệnh nhi xuất hiện triệu chứng viêm dạ dày, tiêu chảy, mặc dù được đưa đến phòng khám nhưng tình trạng không cải thiện.
Bác sĩ Phùng Khải Ngạn, khoa phẫu thuật nhi, bệnh viện Da Chien General Hospital, chia sẻ về trường hợp một bệnh nhi nữ (2 t.uổi) sống tại thành phố Miêu Lật, Đài Loan bị viêm dạ dày.
Bác sĩ Phùng Khải Ngạn, khoa phẫu thuật nhi, bệnh viện Da Chien General Hospital
Vài ngày trước, bệnh nhi xuất hiện triệu chứng viêm dạ dày, tiêu chảy, mặc dù được đưa đến phòng khám nhưng tình trạng không cải thiện. Sau đó, khi bệnh tình chuyển biến nặng và đau bụng dữ dội, bệnh nhi được người nhà đưa đến bệnh viện chuyên khoa Da Chien General Hospital điều trị.
Trong quá trình khám, bác sĩ Phùng phát hiện bệnh nhi ngoài dấu hiệu đau bụng, còn kèm theo tình trạng huyết áp thấp, mất nước, tiểu ít, n.hiễm t.rùng m.áu. Chụp cắt lớp vi tính phát hiện có khí luân chuyển bất thường và cổ trướng trong khoang bụng, nghi ngờ bệnh nhi bị thủng ruột nên được tiến hành phẫu thuật khẩn cấp.
Khí luân chuyển bất thường (vòng tròn màu đỏ) và cổ trướng (vòng tròn màu xanh) trong khoang bụng.
Bác sĩ Phùng và ê kíp phẫu thuật đã thành công tìm thấy vị trí thủng ruột già bên phải và khâu lại, may mắn là hiện tại bệnh nhi đã hồi phục tốt sau ca phẫu thuật.
Nguyên nhân nào khiến bệnh nhi bị viêm dạ dày dẫn đến thủng ruột khi t.uổi còn quá nhỏ? Bác sĩ Phùng đã hỏi thăm t.iền sử mắc bệnh của bệnh nhi và tình cờ được biết c.ô b.é đã sờ vào trứng mà không rửa tay, sau đó bốc thức ăn để ăn. Kết quả báo cáo cũng cho thấy bệnh nhi mắc bệnh viêm dạ dày do nhiễm vi khuẩn Salmonella.
Vì vậy, để ngăn ngừa bệnh viêm dạ dày, bác sĩ Phùng khuyên người dân ngoài việc nấu chín thức ăn và giữ môi trường sạch sẽ thì việc rửa tay thường xuyên cũng rất quan trọng.
Bác sĩ Phùng nhấn mạnh, cho dù mắc bệnh viêm dạ dày do virus như norovirus, hoặc viêm dạ dày do vi khuẩn như Salmonella đều có thể gây tiêu chảy kéo dài, khác với viêm dạ dày thông thường do ăn phải thức ăn ôi thiu. Viêm dạ dày nghiêm trọng nếu không chữa trị dứt điểm, đối với trẻ nhỏ và người già có sức đề kháng yếu có thể đối mặt với nguy cơ thủng ruột gây viêm phúc mạc, có thể dẫn đến sốc n.hiễm t.rùng thậm chí t.ử v.ong nên mọi người cần phải đặc biệt lưu ý.
Nếu bạn mắc bệnh viêm dạ dày kèm theo dấu hiệu đau bụng dữ dội, sốt, bạch cầu tăng cao thì có thể là bạn đã bị thủng ruột, bạn cần phải tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt để tránh nguy hiểm cho sức khỏe.
Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Salmonella
Hầu hết những người bị nhiễm vi khuẩn Salmonella đều có các dấu hiệu và triệu chứng dưới đây trong thời gian 12-72 giờ sau khi phơi nhiễm với vi khuẩn:
Tiêu chảy: Phân lỏng, sền sệt, màu vàng nâu, rất khắm, khoảng 5 – 6 lần/ngày.
Sốt cao liên tục (39 hoặc 40 độ C).
M.áu trong phân.
Đau bụng sôi bụng và chướng bụng vùng hố chậu phải.
Nhiễm độc thần kinh do độc tố vi khuẩn Salmonella (nhức đầu, mất ngủ, ác mộng, ù tai, nói ngọng).
Phát ban nhỏ, bằng phẳng ở ngực, bụng, mạn sườn. Ban xuất hiện khoảng từ 7 – 12 ngày rồi biến mất..
Trường hợp nặng người nhiễm vi khuẩn Salmonella có biểu hiện tay run bắt chuồn chuồn hoặc nằm bất động, vẻ mặt thờ ơ, đờ đẫn, li bì, mê sảng, hôn mê (thường ít gặp).
Tác hại của vi khuẩn salmonella
Xuất huyết tiêu hóa.
Thủng ruột.
Viêm cơ tim.
Viêm não dễ dẫn đến t.ử v.ong.
Để phòng ngừa bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra mọi người cần:
Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi đi vệ sinh, sau thay tã cho trẻ hoặc sau khi chạm vào động vật và trước khi ăn hoặc chế biến thức ăn.
Nấu chín kỹ tất cả các loại thực phẩm (thịt bò, lợn, gà, vịt…)
Không ăn trứng sống hoặc nấu chưa chín.
Chỉ uống sữa tiệt trùng.
Rửa thớt và kệ bếp dùng để chế biến thịt hoặc gia cầm ngay sau khi sử dụng để tránh lây nhiễm chéo sang các loại thực phẩm khác.
Các nhà chức trách y tế cần có kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kỳ và kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm các khách sạn, nhà hàng, nơi chế biến và phân phối thực phẩm (chợ, siêu thị…).