Vitamin K là một nhóm các vitamin hòa tan trong chất béo, giống nhau về cấu trúc và có vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh sự đông đặc của m.áu, cần thiết cho sự hỗ trợ đông m.áu.
Vitamin K còn hỗ trợ sự trao đổi chất của xương và trao đổi chất của calci trong hệ thống mạch m.áu.
Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy 90% trẻ xuất huyết não thường xảy ra vào lúc 30 – 40 ngày t.uổi, mà nguyên nhân là do thiếu vitamin K. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Nguyên nhân gây thiếu vitamin K ở trẻ
Có 2 loại vitamin K dạng tự nhiên
Vitamin K1: Có nhiều trong các loại rau xanh ( cải, bông cải…), dầu thực vật ( dầu đậu nành), trái cây (bơ, kiwi, nho…). Tuy nhiên, chỉ 5 – 10% lượng vitamin K1 được hấp thu ở đường tiêu hóa từ nguồn thực phẩm. Vitamin K1 giữ vai trò hoạt hóa yếu tố đông m.áu ở gan.
Vitamin K2: Được tạo ra bởi các loại vi khuẩn có ích ở trong ruột. Tăng cường chức năng của tế bào nội mô mạch m.áu, chống xơ vữa động mạch, chống tắc nghẽn mạch, tránh nhồi m.áu cơ tim, đau thắt ngực.
Nguyên nhân gây thiếu vitamin K ở trẻ nhỏ có nhiều, trong đó do nguồn cung cấp từ chế độ ăn thiếu vitamin K. Trẻ sơ sinh không có dự trữ đủ vitamin K, vì lượng vitamin K chuyển từ mẹ qua rau thai sang thai nhi rất ít, lượng vitamin K có trong sữa mẹ chỉ từ 2 – 15 microgam/ lít. Trẻ bú mẹ, nhất là trẻ sinh non có tỷ lệ xuất huyết do thiếu vitamin K nhiều hơn. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ của người ăn uống kiêng khem cũng dễ bị thiếu vitamin K, một chế độ ăn không hợp lý, thiếu thành phần dinh dưỡng giàu vitamin K cũng là một nguyên nhân.
Vitamin K được tổng hợp nhiều từ vi khuẩn đường ruột, trẻ sơ sinh vi khuẩn của đường ruột chưa đầy đủ và trẻ nhỏ sử dụng nhiều kháng sinh phổ rộng cũng là một trong những nguyên nhân gây thiếu vitamin K nội sinh.
Vitamin K được hấp thu ở đường ruột, các tình trạng kém hấp thu, tiêu chảy kéo dài, tắc mật, xơ hóa nang tụy, bệnh c.hảy m.áu đường tiêu hóa… đều làm giảm hấp thu vitamin K.
Mẹ dùng một số thuốc có tác dụng kháng đông và chống co giật như phenytoin, primidon, phenobarbital có thể gây giảm protheomnin m.áu và giảm các yếu tố đông m.áu VII, IX, và X ở huyết tương của trẻ sơ sinh.
Thiếu vitamin K nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Thiếu vitamin K ở trẻ sẽ gây hệ lụy gì?
Theo nghiên cứu có đến 90% trẻ xuất huyết não do thiếu vitamin K thường xảy ra vào lúc 30 – 40 ngày t.uổi, mà nguyên nhân là do thiếu vitamin K. Các trẻ bị xuất huyết não dù được điều trị tích cực nhưng tỉ lệ t.ử v.ong hoặc để lại di chứng vẫn còn cao (tỉ lệ t.ử v.ong là 25 – 40%, di chứng là 40 – 50%). Các di chứng hay gặp nhất gồm có: Teo não, não úng thủy, não bé, động kinh, bại não hoặc dị tật về phát triển tâm thần vận động.
Khoảng 50% trẻ sơ sinh lúc 5 ngày t.uổi có thiếu vitamin K qua phát hiện xét nghiệm thời gian prothrombin kéo dài.
Tùy theo từng nguyên nhân gây thiếu vitamin K có thể dẫn đến những biểu hiện lâm sàng khác nhau như:
Bệnh xuất huyết sớm ở trẻ sơ sinh (0 – 24 giờ t.uổi): Xuất huyết phổi, xuất huyết nội sọ, xuất huyết tiêu hóa.
Bệnh xuất huyết sơ sinh kinh điển (1 – 7 ngày t.uổi): Xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết dưới da…
Bệnh xuất huyết muộn (ở trẻ nhỏ 7 ngày – 3 tháng, kinh điển là 30 – 45 ngày, có thể muộn hơn đến 12 tháng); Xuất huyết nội sọ, xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hóa…
Chẩn đoán và điều trị thiếu vitamin K
Nếu trẻ có các biểu hiện lâm sàng như: Trẻ sơ sinh có thể bỏ bú, tình trạng lơ mơ hoặc kích thích, khóc thét, co giật, có thể có xuất huyết dưới da, c.hảy m.áu rốn, da xanh, nhợt nhạt, thóp phồng… Các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm đông m.áu. Từ đó xác định chẩn đoán thiếu vitamin K.
Tùy từng trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định thích hợp, trong đó có thể là tiêm vitamin K trong những trường hợp trẻ có thiếu vitamin K đơn thuần.
Truyền huyết tương tươi đông lạnh trong những trường hợp nặng hoặc trẻ cần phẫu thuật mà có rối loạn đông m.áu do thiếu vitamin K.
Lời khuyên dành cho cha mẹ
Để dự phòng thiếu hụt vitamin K cho trẻ, trong thời gian mang thai và cho con bú, bà mẹ nên được ăn uống đầy đủ: Thịt, cá, tôm, cua, ốc, ếch, hoa quả, rau xanh các loại… Đối với trẻ trong giai đoạn ăn dặm cũng cần có chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, giàu vitamin K.
Tóm lại: Bệnh xuất huyết do thiếu vitamin K phổ biến ở trẻ sơ sinh và có thể gây hậu quả nghiêm trọng như xuất huyết não. Các trẻ bị xuất huyết não dù được điều trị tích cực nhưng tỉ lệ t.ử v.ong hoặc để lại di chứng vẫn còn cao (tỉ lệ t.ử v.ong là 25 – 40%, di chứng là 40 – 50%). Vì vậy, ngay sau khi sinh trẻ thường được dự phòng xuất huyết não ở trẻ sơ sinh theo đúng Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ban hành tại Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ Y tế.
Khuyến cáo thực hành tốt nhất là tất cả trẻ sơ sinh nhận được một liều vitamin K tiêm bắp thường quy trong vòng 6 giờ đầu sau khi sinh với liều lượng như sau:
Đối với trẻ> 1.500 gram: Tiêm bắp 1 mg vitamin K1.
Đối với trẻ 1.500 gram: Tiêm bắp 0,5 mg vitamin K1.
Trong quá trình nuôi và chăm sóc trẻ, nếu thấy trẻ có biểu hiện nghi ngờ thiếu vitamin K, gia đình không được tự ý bổ sung vitamin K cho trẻ, mà cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Người bị u vú có nâng ngực được không?
Sau khi can thiệp phẫu thuật u xơ, u nang tuyến vú, nhiều người vẫn mong muốn có thể ‘hồi sinh’ vẻ đẹp của vòng 1 để tự tin hơn.
Nâng ngực sau can thiệp u tuyến vú có thể thực hiện được không, đó là câu hỏi của nhiều chị em.
Bác sĩ Nguyễn Minh Nghĩa đang tư vấn cho bệnh nhân
Chị Thần Thu Thủy (45 t.uổi) sau khi đã trải qua phẫu thuật lấy u xơ lớn ở cực trên của ngực có mong muốn được thực hiện nâng ngực. Chị Thủy đã đi đặt túi ngực và được thực hiện với đường rạch nửa dưới quầng núm vú. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, quầng núm vú b.ị h.oại t.ử một phần. Chị Thủy đến bệnh viện để thăm khám và xử lý. Tại đây, bác sĩ đã phải mất nhiều thời gian chăm sóc và ghép da dày để tạo hình lại một phần quầng vú đã b.ị h.oại t.ử đó.
ThS.BS. nội trú Nguyễn Minh Nghĩa kiểm tra sau khi thăm khám cho bệnh nhân
Theo ThS.BS. nội trú Nguyễn Minh Nghĩa (Bộ môn Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Trường Đại học Y Hà Nội), những người đã có t.iền sử bị u xơ, u nang ở ngực và đã được tiểu phẫu cắt bỏ u không phải ai cũng có thể phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực. Khi có mong muốn được nâng ngực, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ cần khai thác kỹ t.iền sử về loại u, kích thước u, vị trí u, đồng thời thăm khám để xác định đường rạch, vị trí đã can thiệp lấy u trước đây.
“Những yếu tố đó sẽ quyết định đến vị trí đặt túi, đường mổ và mức độ can thiệp bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ nếu nâng ngực. Tóm lại, đối với bệnh nhân đã can thiệp tiểu phẫu lấy u xơ, u nang ở ngực vẫn có thể thực hiện phẫu thuật nâng ngực với điều kiện bác sĩ cần khai thác kỹ t.iền sử, cách thức phẫu thuật lần trước để quyết định đường rạch và mức độ can thiệp có thể thực hiện phù hợp”, bác sĩ Nguyễn Minh Nghĩa cho biết.
Nhiều chị em cũng có thắc mắc: Vậy u xơ, u nang to bao nhiêu thì không thể nâng ngực? Có ngưỡng an toàn không? Bác sĩ Nguyễn Minh Nghĩa cho hay, đối với u lành như u xơ, u nang, không có ngưỡng an toàn cụ thể.
Ví dụ như không có kích thước u là từ bao nhiêu milimet hay centimet trở lên thì không thể nâng ngực được. Nếu kích thước u lớn, đã được can thiệp trên một vùng tuyến rộng để lấy u, gây tổn thương hệ thống mạch m.áu cấp m.áu cho quầng núm vú, bác sĩ có thể chọn phương án nâng ngực can thiệp ít nhất vào tuyến như mổ đường chân ngực và đặt túi dưới cơ.
Tuy nhiên, phẫu thuật nâng ngực kèm theo treo tuyến hay cắt tuyến, sắp xếp lại tuyến vú trong trường hợp người bệnh có tình trạng sa trễ hoặc phì đại thì sẽ rất khó khăn. Phẫu thuật viên cần chụp MRI đ.ánh giá tình trạng nhu mô tuyến vú, thậm chí siêu âm doppler mạch để đ.ánh giá hệ thống mạch m.áu cấp m.áu cho quầng núm vú.
Ngưỡng an toàn ở đây sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể là đảm bảo khả năng cấp m.áu cho quầng núm vú. Bác sĩ có thể lựa chọn phương án phẫu thuật phù hợp đảm không ảnh hưởng đến sức sống và cảm giác quầng núm vú nhưng vẫn đáp ứng được tối đa mong muốn của chị em.
Đối với phẫu thuật đặt túi nâng ngực, bác sĩ cũng cho hay, nếu chị em có t.iền sử u vú, đã trải qua can thiệp lấy u, chắc chắn giải phẫu bình thường của hệ thống mạch m.áu, thần kinh đã có thay đổi. Việc cấp m.áu nuôi dưỡng và thần kinh cảm giác cho da ngực và phức hợp quầng núm vú đã không còn nguyên vẹn.
Bác sĩ phẫu thuật khi đặt túi nâng ngực hay làm thêm những can thiệp đến quầng núm vú, tuyến vú phải tính toán kỹ về đường rạch, vị trí đặt túi, mức độ can thiệp phù hợp đảm bảo cảm giác, cấp m.áu. Nếu không bệnh nhân có thể mất cảm giác hay nặng hơn là hoại tử quầng núm vú, da ngực.
Cũng có nhiều trường hợp lo ngại: Sau khi phẫu thuật nâng ngực, các khối u khác lại xuất hiện và được chỉ định phải tiểu phẫu lấy khối u ra thì sẽ ảnh hưởng thế nào đến túi ngực đang có bên trong?
Bác sĩ Nguyễn Minh Nghĩa cho hay, khi thực hiện tiểu phẫu lấy u thì sẽ không ảnh hưởng đến túi ngực bên trong – trong điều kiện túi ngực được đặt dưới cơ và u xơ chỉ khu trú trong lớp tuyến vú. Tuy nhiên, có nguy cơ khác khi lấy những khối u lớn là mất cảm giác hoặc nặng hơn là hoại tử đối với phức hợp quầng núm vú và da ngực phía trên vì bệnh nhân đã trải qua can thiệp nâng ngực trước đây.
Nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ sau can thiệp tiểu phẫu ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngực là đúng đắn, tuy nhiên, trước khi thực hiện nâng ngực cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn. Bởi trong một số trường hợp hoàn toàn không nên thẩm mỹ sau khi đã can thiệp cắt u tuyến vú.