Những lời đe dọa tưởng chừng vô hại trong t.uổi ấu thơ có thể vô tình trở thành vấn đề tâm lý rắc rối, thậm chí ám ảnh cho đến t.uổi trưởng thành
Mỗi lần con gái 5 t.uổi đi bệnh viện là một “cuộc chiến” lớn với chị Phạm M.T (quận Bình Thạnh, TP HCM). “Con tôi cứ thấy bác sĩ, điều dưỡng là khóc, không chịu cho khám. Ngày xưa tôi phải dọa còn quấy sẽ nói bác sĩ chích, cháu mới chịu thôi nhưng giờ không hiệu quả nữa” – chị T. than thở.
Rắc rối “hội chứng áo choàng trắng”
Thạc sĩ – bác sĩ Đinh Thạc, Trưởng Khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), cho biết ông gặp không ít phụ huynh đến bệnh viện, cố làm cho trẻ yên bằng cách nói những câu như “ngồi yên nếu không bác sĩ chích kìa”, “bác sĩ có chích không bác sĩ?”.
“Việc đem bác sĩ và việc điều trị, chích thuốc ra dọa trẻ là không nên vì chỉ làm trẻ càng sợ hãi, quấy khóc, vùng vẫy nhiều hơn khi đến bệnh viện, gặp các bác sĩ, điều dưỡng, khi thấy ống chích, dụng cụ y khoa… Nhiều trường hợp đã gây khó khăn cho các bác sĩ khi trẻ có bệnh cần nhập viện và xung quanh có nhiều bác sĩ, người mà ngày thường cha mẹ vẫn đem ra để dọa khi trẻ không chịu ăn, mê chơi… Nhóm trẻ 3-6 t.uổi hay gặp vấn đề này nhất. Đã có không ít trường hợp bệnh viện phải mời bác sĩ tâm lý đến phối hợp, chơi với trẻ cho trẻ hết sợ bác sĩ rồi mới điều trị được” – bác sĩ Thạc cho biết.
Nên tránh đem bác sĩ ra dọa khi trẻ không ngoan, cần giải thích cho trẻ hiểu sự cần thiết khi đi khám bệnh (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Bác sĩ chuyên khoa II Trần Minh Khuyên – chuyên khoa tâm thần kinh Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 (TP HCM) – cảnh báo về “hội chứng áo choàng trắng”, tức cứ thấy người mặc áo blouse trắng là căng thẳng. Hội chứng này không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà còn gặp ở nhiều người lớn: hễ vào bệnh viện là tự nhiên huyết áp tăng, nhịp tim tăng dù không có bệnh tim mạch, về nhà lại bình thường. Điều này dẫn đến nhiều rắc rối, ví dụ như nhập viện để phẫu thuật mà huyết áp tăng nên không làm gì được.
“Những bệnh nhân này cần được can thiệp về tâm lý, có thể dùng thêm thuốc giảm huyết áp… thì mới ổn định và bắt đầu điều trị được căn bệnh chính. Đáng nói, “hội chứng áo choàng trắng” rất có thể có nguyên nhân từ nỗi sợ bác sĩ, thông qua lời dọa của cha mẹ từ thời ấu thơ. Có thể khi trưởng thành, bệnh nhân không còn nhớ rõ về sự đe dọa đó nhưng dấu ấn trong tinh thần vẫn còn. Họ không sợ bác sĩ theo kiểu của t.rẻ e.m nhưng sẽ bị căng thẳng mà nhiều khi chính bản thân cũng không hiểu vì sao” – bác sĩ Khuyên phân tích.
Dọa ăn, dọa bỏ rơi, dọa đ.ánh: Nhiều hệ lụy
Chị Trần N.T (quận Gò Vấp, TP HCM) đã phải đưa con trai 4 t.uổi đến tận 3 phòng khám khác nhau bởi dạo này cháu cứ ăn là khóc, ói nhưng tìm hoài không ra bệnh. Ở nơi cuối cùng, bác sĩ yêu cầu chị đưa bé đi khám tâm lý, lúc đó mới vỡ lẽ: cháu bé vốn hơi mũm mĩm nhưng người mẹ vẫn ép con ăn vì cứ cho rằng cháu kén ăn, dọa không ăn sẽ không thương bé nữa. Lâu ngày, bữa ăn gần như thành nỗi ám ảnh, bé thường vừa ăn vừa sợ, căng thẳng dẫn đến kích thích nôn ói.
Theo bác sĩ Đinh Thạc, dọa để trẻ ăn cũng là một sai lầm phổ biến. Có thể ban đầu trẻ sẽ cố ăn vì sợ cha mẹ phạt. Nhưng lâu dài, cơ thể sẽ sinh ra phản ứng bất lợi. Hình phạt hay sự dọa nạt thường gây ức chế thần kinh, mà hệ thần kinh điều phối nhiều chức năng trong cơ thể, bao gồm hệ tiêu hóa. Hoạt động tiêu hóa không thuận lợi, trẻ càng khó ăn.
Trẻ nhỏ cũng dễ gặp rắc rối từ những lời đe dọa sẽ bị bỏ rơi, dọa đ.ánh. Dù mục đích của lời đe dọa là để trẻ ăn tốt hơn hay tập trung học hơn thì điều này cũng vô tình liên kết việc ăn, việc học… với một nỗi sợ hãi, một trạng thái tinh thần tiêu cực, dẫn đến việc trẻ càng khó thực hiện điều bạn yêu cầu.
Bác sĩ Trần Minh Khuyên lưu ý nếu lời đe dọa chưa thực sự gây rắc rối lớn thì cần ngưng ngay và cố tạo ra môi trường thoải mái trở lại: khi đưa con đi khám bệnh, cần giải thích đơn giản là bác sĩ sẽ giúp con bớt đau, bớt mệt; khi ăn mà thoải mái, không bị ép thì dịch vị sẽ tiết ra tốt hơn, tự khắc trẻ ăn ngon miệng hơn. Còn nếu như trẻ đã có phản ứng sợ hãi quá đáng, ví dụ như hay gào khóc khi đối diện với điều mà bạn lỡ dùng để dọa trẻ, có sự thay đổi về hành vi, tính tình thì nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám.
Cần khéo “ra điều kiện”
Bác sĩ Đinh Thạc gợi ý trong các trường hợp trẻ không nghe lời, thay vì đe dọa trẻ bằng một người nào đó, một thứ gì đó làm trẻ sợ hãi thì hãy dọa nhẹ nhàng bằng cách nhắm tới điều mà trẻ thích, ví dụ như trẻ thích đi chơi, nên ra điều kiện nếu trẻ không học chăm hay không nghe lời khi ra nơi công cộng thì sẽ không được đi chơi nữa.
Cách nào hạn chế tổn thương tâm lý t.rẻ e.m sau bão lũ?
Hiện nay, các tỉnh miền Trung đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề do bão lũ gây ra. T.rẻ e.m là đối tượng mong manh, dễ bị thương tổn tâm lý trầm trọng nhất.
Người lớn chính là chỗ dựa còn lại cho con trẻ sau bão lũ đau thương – Ảnh: Sơn Vinh
Hiện nay, các tỉnh miền Trung đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề do bão lũ gây ra. T.rẻ e.m là đối tượng mong manh, dễ bị thương tổn tâm lý trầm trọng nhất. Chúng tôi đã trao đổi với tiến sĩ – bác sĩ Đinh Thạc, Trưởng khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) về giải pháp nhằm giảm nhẹ và giúp trẻ vượt qua đợt sốc tâm lý này.
Phóng viên: Bác sĩ đ.ánh giá thế nào về các mức độ chấn thương tâm lý mà t.rẻ e.m vùng lũ của nước ta đang phải gánh chịu?
Tiến sĩ – bác sĩ Đinh Thạc: Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam, khoảng 2,5 triệu t.rẻ e.m tại miền Trung bị tác động do đợt bão lũ vừa qua. Điều đó có nghĩa là các bé phải gánh chịu sự mất mát người thân, nhà cửa, tài sản; chịu tổn thương về thực thể (vết thương trên cơ thể, gãy tay, chân…); không được đến trường (cô lập với các mối quan hệ thầy cô và bạn bè); cuộc sống hoàn toàn bị đảo lộn… Từ những áp lực trên khó có trẻ nào không bị rối loạn về tâm lý. Qua đó, chúng ta cần nhạy bén nhận biết các dấu hiệu tâm lý bất thường ở trẻ thì mới có thể giúp đỡ các bé kịp thời.
– Cụ thể, người lớn cần lưu ý điều gì ở trẻ để có thể hỗ trợ kịp thời, thưa bác sĩ?
– Tôi chia t.rẻ e.m ra thành ba nhóm đối tượng theo độ t.uổi: trẻ mầm non, tiểu học và thiếu niên. Ở mỗi nhóm t.uổi này, trẻ sẽ có các biểu hiện sang chấn tâm lý khác nhau từ nhẹ tới nặng.
Trước tiên, đối với nhóm trẻ mầm non, triệu chứng rối loạn tâm lý ban đầu có thể từ những thay đổi cảm xúc nhẹ như quấy khóc, bỏ ăn, đeo bám người chăm sóc, sợ hãi tiếp xúc với người lạ. Nặng hơn nữa, nhóm trẻ này sẽ bị rối loạn giấc ngủ do quen ngủ giường, ngủ võng nay hoàn cảnh sống bị thay đổi không thích nghi kịp, như ngủ không sâu, giật mình thảng thốt và thức giấc nhiều lần.
Các bé từ ba đến bốn t.uổi khi trực tiếp chứng kiến thảm họa như sụt lún đất, nhà cửa bị cuốn trôi… rất dễ gặp ác mộng, luôn hoảng sợ vô cớ. Nghiêm trọng hơn nữa, nếu chẳng may bị mất đi cha hoặc mẹ, người thân thường xuyên gắn bó chăm sóc mình, những bé này có nguy cơ bị rối loạn thần kinh (hung hăng, cáu gắt, tè dầm).
Tiếp đến, với nhóm trẻ ở độ t.uổi tiểu học, các bé đã nhận thức được mọi thứ xung quanh, có suy nghĩ và cảm nhận sâu sắc hơn. Bởi thế, cú sốc tâm lý cũng để lại hậu quả nặng nề hơn. Đa phần ở t.uổi này các bé sẽ tĩnh lặng chứ không quấy khóc như nhóm trẻ mầm non, tránh tiếp xúc với mọi người, lầm lì, nặng hơn nữa là rơi vào trạng thái trầm cảm nếu không được can thiệp kịp thời.
Cuối cùng, đối tượng dễ gặp nguy hiểm hơn cả là nhóm trẻ trong độ t.uổi vị thành niên. Các trẻ này từ nhiễu loạn tâm thần rất dễ rơi vào trạng thái trầm cảm kéo dài, khi không tự cân bằng cảm xúc được sẽ có nguy cơ hướng tới hành vi tự làm tổn thương bản thân, thậm chí là t.ự t.ử.
– Như vậy có giải pháp nào để giúp trẻ hạn chế tối đa các tổn thương về tâm lý?
– Để làm được điều này cần sự góp sức không chỉ từ gia đình, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội mà còn cả nhà trường.
T.rẻ e.m là đối tượng dễ bị tổn thương sau bão lũ – Ảnh: S.V.
Trước tiên, về phía người lớn, mặc dù rất đau thương bởi vừa mất đi những người thân yêu, bỗng dưng trở thành không nhà cửa nhưng phải sớm ổn định lại cảm xúc của mình. Người lớn trong cuộc phải hiểu rằng mình là chỗ dựa còn lại cho con trẻ, nếu người lớn hoảng sợ thì chắc chắn sẽ tác động không tốt tới tâm lý các bé, làm trẻ bị hoảng loạn theo.
Đau thương xảy ra đã xảy ra rồi, cần phải tiếp tục sống. Trẻ con không tự bảo vệ được mình, các bé cần được chăm sóc, che chở, chính vì thế những người lớn cần kiểm soát cảm xúc của mình trước mặt các bé để các bé cảm thấy an tâm.
Tiếp theo, nhà trường cần sớm dọn dẹp, mau chóng tổ chức, sắp xếp để sớm ổn định việc học hành cho trẻ. Khi được quay lại trường lớp, trẻ sẽ thoát khỏi trạng thái bị cô lập, gặp gỡ giao tiếp với bạn bè, thầy cô, công việc học tập khiến trẻ hướng mối quan tâm sang nhiều hoạt động tích cực. Đây chính là cách hiệu quả nhất để làm lành vết thương lòng, giải tỏa áp lực tâm lý đang bị kìm nén. Nhờ trường lớp, thầy cô, bạn bè, trẻ sẽ dần tìm ra cách quên đi các ký ức đau buồn vừa xảy ra.
Ngoài ra, với những trẻ đã mất đi tất cả người thân, mồ côi cha mẹ, chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội có chức năng cần khẩn trương tìm mái ấm mới cho các bé. Các bé phải ổn định nơi ăn chốn ở, có người chăm sóc thì mới tính tới chuyện hồi phục tâm lý.
Sau khi làm được những bước như kể trên, người thân trong gia đình, thầy cô cần khuyến khích, gợi mở để trẻ có cơ hội nói ra cảm xúc của bản thân về những gì vừa trải qua. Cần phải đối diện sự thật rồi tìm cách thảo luận với trẻ để biết trẻ đang nghĩ gì thì mới cùng trẻ vượt qua được nút thắt tâm lý này.
Khi trò chuyện với trẻ, nhà trường cũng nên lồng ghép các bài học về kỹ năng sống đúc kết được sau đợt thiên tai thảm khốc vừa qua. Như vậy, thay vì hoảng sợ lẩn tránh, ám ảnh thì trẻ sẽ cảm thấy tự tin, an tâm hơn khi được chỉ dẫn cách làm sao thoát hiểm nếu chẳng may gặp tình huống tương tự.
Bác sĩ Đinh Thạc lưu ý, sau thiên tai, trẻ gánh chịu tổn thương tâm lý sẽ không có hứng thú ăn uống, tinh thần uể oải, từ đó tổng trạng bị ảnh hưởng, đề kháng suy giảm, rất dễ mắc phải các bệnh n.hiễm t.rùng. Các cơ quan chức năng cần nhanh chóng dọn dẹp vệ sinh để môi trường sống của trẻ được an toàn.