Nhịn ăn gián đoạn được quảng cáo giúp giảm cân nhanh và không ít người nổi tiếng áp dụng. Tuy nhiên, nhiều người sau khi ăn kiêng đã gặp những hệ lụy nguy hiểm.
Maria Rupprecht, 26 t.uổi, ở Mỹ, bị hấp dẫn bởi chế độ ăn kiêng có tên gọi phương pháp nhịn ăn gián đoạn. Cô nhanh chóng tin rằng đây là cách giảm cân hiệu quả và phù hợp nhất với mình bởi rất nhiều người nổi tiếng khác đã áp dụng.
Khi áp dụng chế độ ăn nhịn gián đoạn, cô gái cao 1m68 từ chối ăn mọi thứ từ sau 19h đến trưa ngày hôm sau. Sau 3 tháng, Maria giảm được 18 kg. Năm 2016 là thời điểm Maria gầy nhất, cô chỉ nặng 56,7 kg.
“Con sói đội lốt cừu non”
Nhưng sau đó, Maria phải đối mặt với hậu quả có thể nói là không thể tệ hơn. Cô được chẩn đoán mắc chứng biếng ăn. Maria bỏ lỡ những bữa tiệc sinh nhật, dịp gặp gỡ bạn bè thân thiết, lễ tốt nghiệp vì không muốn ăn ngoài thời gian cho phép.
Không những vậy, Maria luôn tự ti, mặc cảm, so sánh bản thân với người khác về mặt hình thể. Cô gái 26 t.uổi luôn thèm ăn và gặp áp lực về mặt tâm lý, stress. Sau nhiều năm áp dụng chế độ giảm cân bằng nhịn ăn gián đoạn, Maria đang hồi phục dần sức khỏe và ở mức trọng lượng an toàn. Cô cảnh báo một vài người bạn cũng đang áp dụng chế độ ăn kiêng này nhưng chưa nhận thấy hậu quả mà nó có thể gây ra.
Nhịn ăn gián đoạn là chế độ ăn kiêng gây tranh cãi, nhiều người gặp hệ lụy sau khi áp dụng. Ảnh: 123rf.
Nhịn ăn gián đoạn (intermittent fasting) là phương pháp tập trung vào thời điểm chúng ta nạp thực phẩm vào cơ thể. Theo Hopkins Medicine, với chế độ này, bạn chỉ được ăn trong một thời gian cụ thể, phải nhịn ăn trong một số giờ nhất định trong ngày. Phương pháp này được cho là có thể giúp cơ thể đốt cháy chất béo, từ đó giảm cân.
Nhiều ngôi sao nổi tiếng, triệu phú, người có sức ảnh hưởng của Hollywood và Thung lũng Silicon áp dụng phương pháp này khiến nó trở thành chế độ ăn kiêng được tìm kiếm nhiều nhất trên Google vào năm 2019.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ lo ngại về hậu quả nguy hiểm mà chế độ ăn kiêng này mang đến. “Đó là con sói đột lốt cừu non. Tôi ước chế độ ăn kiêng này được dán nhãn cảnh báo” – chuyên gia dinh dưỡng Tammy Beasley trả lời phỏng vấn của The Post.
Hệ lụy nguy hiểm
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y học New England năm 2019 cho thấy nó hiệu quả và giúp chúng ta cải thiện sức khỏe như giảm nguy cơ ung thư, cải thiện t.uổi thọ. Tuy nhiên, năm 2020, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Internal Medicine phản bác những quan niệm trước đó, cho rằng chế độ nhịn ăn gián đoạn đã bị thổi phồng hiệu quả, nó không có tác dụng như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Dù vậy, các tranh cãi vẫn không thể ngăn nhiều người áp dụng chế độ ăn này. CEO của Twitter, tỷ phú Jack Dorsey chia sẻ ông ăn kiêng gián đoạn với chế độ chỉ ăn một bữa duy nhất trong khoảng thời gian từ 6h30 đến 21h. Cuối tuần, Dorsey thường xuyên không ăn thêm bất kỳ thực phẩm nào.
Nhiều người cảm giác họ như được truyền cảm hứng từ điều này và quyết định làm theo. Kristin White, 45 t.uổi, ở Seattle, Mỹ, thử nhịn ăn không liên tục vào tháng 11/2018. Bà chỉ cho phép mình ăn từ 15 đến 22h. Bữa ăn của White chỉ có một quả trứng luộc, táo, gà nướng, rau cho bữa tối. Sau đó, bà chỉ ăn thêm thanh protein hoặc ít bơ đậu phộng trước khi ngủ. Sau đó, người phụ nữ này giảm được 6,8 kg.
Nhịn ăn gián đoạn khiến nhiều người stress, rối loạn ăn uống… Ảnh: Freepik.
Nhưng “thành công” đó phải trả giá đắt. White chia sẻ bà phải vật lộn với cảm giác “kinh khủng”. Bác sĩ chẩn đoán người phụ nữ bị nhịp tim thấp đáng báo động và khuyên bà nên can thiệp y tế để tránh hậu quả đáng tiếc. Tháng 4/2019, White tới một trung tâm điều trị nội trú ở California. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bà mắc thêm chứng rối loạn ăn uống. Sau nhiều tháng chữa trị, White cuối cùng cũng khỏe mạnh trở lại, không còn biếng ăn.
Lynn Slawsky, Giám đốc điều hành Hiệp hội Quốc gia về Chứng biếng ăn và rối loạn liên quan, cho biết cơ thể bạn bị bỏ đói dài trong giai đoạn nhịn ăn gián đoạn. Kết quả là mọi người đối mặt nguy cơ bị rối loạn ăn uống hoặc cuồng ăn, kèm theo những vấn đề thể chất, tâm lý khác. Vị chuyên gia cảnh báo nhóm dân số dễ bị tổn thương có nguy cơ cao hơn, bởi họ vốn đã dễ bị rối loạn ăn uống.
Nghiên cứu ban đầu đã phát hiện nhịn ăn gián đoạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư và bệnh tim. Tuy nhiên, theo chuyên gia dinh dưỡng Alissa Rumsey, ở New York, Mỹ, việc không ăn trong thời gian dài có thể làm tăng mức độ cortisol, hormone căng thẳng của cơ thể. Mức cortisol cao cũng liên quan đến việc tích trữ chất béo , điều này không lý tưởng nếu bạn đang cố gắng giảm cân.
Theo Business Insider , ăn kiêng nói chung có thể làm phát sinh chứng orthorexia, rối loạn liên quan nỗi ám ảnh về việc ăn uống lành mạnh. Một số người gặp tình trạng thiếu m.áu não.
Nhịn ăn gián đoạn có thể khiến một số người rơi vào tình trạng thiếu hụt calo, dẫn đến rụng tóc, k.inh n.guyệt không đều hoặc trễ, tắc. Nhiều trường hợp khác cảm thấy lạnh hơn bình thường do lượng đường trong m.áu thấp.
Cũng chính vì điều này, tiến sĩ khoa học thần kinh Mark Mattson, Đại học Johns Hopkins, Mỹ, người nghiên cứu chế độ nhịn ăn gián đoạn trong 25 năm, cảnh báo một số người tuyệt đối không ăn kiêng theo chế độ gián đoạn. Đó là t.rẻ e.m, thanh thiếu niên dưới 18 t.uổi; phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú; người mắc bệnh tiểu đường hoặc các vấn đề về đường huyết; người có t.iền sử rối loạn ăn uống.
Cô gái Trung Quốc phải cắt 80% dạ dày để giảm cân
Do gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, Xiao Luo (31 t.uổi, Trung Quốc) quyết định cắt phần lớn dạ dày. 6 tháng sau ca phẫu thuật, cô giảm được 50 kg.
Xiao Luo (31 t.uổi) sinh sống và làm việc ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Từ nhỏ, cô đã tham gia vào đội tuyển bóng bàn của trường. Thế nhưng, do bị chấn thương năm 12 t.uổi, Xiao buộc phải ngừng tập luyện thể thao.
Từ thời điểm đó, cô bắt đầu ăn uống không kiểm soát và gặp nhiều vấn đề về cân nặng.
“Mỗi bữa, tôi 3 ăn bát cơm mà bụng vẫn đói cồn cào. Thậm chí, tôi ăn bất kỳ lúc nào thấy đói”, Xiao nói với The Paper .
Để không bị trêu chọc, Xiao Luo phải cắt tóc ngắn, mặc trang phục n.am s.inh để đến trường.
Chính vì vậy, chỉ trong 3 năm học phổ thông, cân nặng của cô từ 45 kg lên 85 kg.
Sau kỳ thi tuyển sinh đại học, cô đã vượt mốc 100 kg. Với thân hình quá khổ, Xiao hầu như không mặc vừa được size quần áo nào dành cho nữ.
“Tôi vốn yêu thời trang từ bé nhưng chẳng bao giờ dám thử đồ sau một lần đến tiệm và bị cười vì không thể chui vào một cái váy. Thậm chí, suốt những năm tháng phổ thông, tôi đã phải cắt tóc ngắn, mặc đồ n.am s.inh đến trường để không bị chọc ghẹo”, cô gái kể.
Không chỉ vậy, đi tới đâu, Xiao cũng trở thành đối tượng bị mỉa mai, chỉ trích. Thậm chí, vì thân hình ngoại cỡ, cô gái không ít lần bị nhà tuyển dụng từ chối. Cô đã suy nghĩ rất nhiều về cân nặng và sức khỏe của mình. Xiao biết nếu không giảm cân, cô sẽ c.hết sớm vì bệnh tật.
Suốt 10 năm liền, cô đã tìm rất nhiều cách để giảm cân. Cô bắt đầu từ việc ăn kiêng, nhịn ăn gián đoạn, low carb cho đến uống thuốc giảm cân… Tuy nhiên, tất cả đều thất bại, Xiao liên tục thèm cơm và không bỏ được việc ăn đồ ngọt vào ban đêm.
Đỉnh điểm vào giữa năm 2019, cân nặng của Xiao lên tới 126 kg. Cùng năm, cô được bác sĩ thông báo có nguy cơ bị tiểu đường loại 2 và tăng huyết áp.
Bác sĩ khuyên cô nên phẫu thuật cắt dạ dày, vừa giúp giảm cân vừa hỗ trợ điều trị các vấn đề về sức khỏe. Ngay lập tức, Xiao đồng ý. Dù chuẩn bị sẵn sàng tâm lý, nhưng đứng trước cuộc phẫu thuật có nhiều rủi ro, cô đã không ngừng khóc và nói lời tạm biệt với cha mẹ.
May mắn ca mổ thành công, bác sĩ cắt bỏ 2 phần 3 dạ dày của cô.
Sau đó, Xiao phải áp dụng chế độ ăn mới nghiêm ngặt hơn. Vài tuần đầu, cô chỉ ăn đồ lỏng như cháo, súp, sau đó chuyển sang thức ăn xay nhuyễn rồi đến thức ăn mềm.
Sau khi cắt bỏ 2 phần 3 dạ dày, Xiao Luo sở hữu thân hình cân đối.
Khi vết khâu dạ dày đã ổn định, Xiao cũng xây dựng cho mình các bữa ăn lành mạnh hơn, duy trì thói quen ăn chậm, nhai kỹ. Ngoài ra, khi cắt bỏ tới 80% dạ dày, cô phải bổ sung thêm vitamin để bù đắp tình trạng kém hấp thụ chất dinh dưỡng.
Sau ca phẫu thuật, Xiao giảm còn 116 kg và trong 6 tháng đầu, cô giảm thêm 50 kg xuống còn 66 kg. Khi tốc độ giảm cân chậm lại, cô bắt đầu tập gym và duy trì tập 5 buổi/tuần.
Bác sĩ Zhang Nengwei, giám đốc Trung tâm Giảm cân, Bệnh viện Shijitan Bắc Kinh, người trực tiếp điều trị cho Xiao, thông tin phẫu thuật thu nhỏ dạ dày hình ống thường cắt bỏ ít nhất 75% dạ dày, loại bỏ hoàn toàn vùng phình vị lớn nơi tiết ra hormone Ghrelin (loại hormone tạo cảm giác thèm ăn).
Phẫu thuật cắt dạ dày là biện pháp giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp cuối cùng sau khi áp dụng các phương pháp giảm cân tự nhiên không thành công cũng như sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân có thể gặp rủi ro như đông m.áu, n.hiễm t.rùng. Sau phẫu thuật, bệnh nhân vẫn có thể bị tăng cân trở lại do theo thời gian dạ dày sẽ giãn ra. Bởi vậy, ngay cả khi đã cắt dạ dày, bệnh nhân vẫn cần có chế độ ăn điều độ và tập thể dục để duy trì sức khỏe.