Nhiều người đến hạn tiêm liều hai vaccine Covid-19 của Moderna, song thành phố đã hết loại vaccine này, trong khi Chương trình tiêm chủng mở rộng “không còn dự trữ trong kho”.
Bố mẹ của anh Minh Trí, ngụ huyện Nhà Bè, TP HCM, đều trên 70 t.uổi. Cách đây hơn 4 tuần, họ được tiêm vaccine Moderna ở phường. Đến ngày 31/8, anh Trí liên hệ phường để hỏi về việc tiêm liều hai cho bố mẹ, được trả lời “chưa có vaccine nên gia đình cần đợi thêm”.
Đầu tháng 9, anh đưa bố mẹ đi khám tại Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM do nơi này triển khai tiêm vaccine cho bệnh nhân trên 65 t.uổi khi tái khám. “Sau khi khám bệnh xong, ông bà đăng ký tiêm vaccine thì nhân viên bệnh viện trả lời vaccine Moderna còn số lượng ít, phải để dành cho những người đã tiêm mũi một tại đây”, anh Trí nói.
Bố anh Trí là bác sĩ về hưu, được người quen liên hệ một số bệnh viện để tìm vaccine Moderna tiêm liều hai song cũng chưa có câu trả lời.
Tương tự, chị Hương Chi, ngụ phường 13, quận Tân Bình, trong tuần này cũng nhiều lần liên hệ phường để hỏi về việc tiêm vaccine Moderna liều hai cho bố mẹ, nhưng đều được trả lời “chưa biết khi nào có vaccine”. Số vaccine phường được phân bổ hồi tháng 7 đã tiêm hết cho người trên 65 t.uổi của địa phương. Hiện, bố mẹ chồng và bố mẹ ruột của chị đều tiêm vaccine Moderna được hơn 5 tuần.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những người đã tiêm liều một của loại vaccine nào thì tốt nhất tiêm liều hai bằng vaccine cùng loại. Người đã tiêm vaccine Sinopharm, Pfizer, Moderna được chỉ định tiêm hai mũi cùng loại. Trong trường hợp nguồn vaccine hạn chế, nếu đã tiêm liều một là vaccine AstraZeneca thì có thể tiêm trộn liều hai là vaccine Pfizer.
Như vậy, những người đã tiêm một liều vaccine Moderna buộc phải đợi đến khi có vaccine cùng loại để được tiêm liều hai, không được tiêm trộn vaccine.
Nhân viên y tế tiêm vaccine Vero Cell của hãng Sinopharm cho người dân phường Phú Hữu, TP Thủ Đức, ngày 15/8. Ảnh: Thành Nguyễn
Về vấn đề một số người đã đến thời hạn tiêm vaccine Moderna liều hai nhưng chưa được tiêm , bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), tại họp báo hôm 4/9, cho biết tất cả vaccine Moderna tại thành phố đều do Bộ Y tế cấp, HCDC được giao nhiệm vụ tiếp nhận và cấp phát cho các địa phương.
“Cho tới giờ thành phố chưa nhận được vaccine Moderna cho đợt tiêm liều hai”, bác sĩ Tâm cho biết.
Trả lời VnExpress , Phó giáo sư, tiến sĩ Dương Thị Hồng, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết trước đó, Bộ Y tế đã hướng dẫn các địa phương dự trữ một nửa số vaccine Moderna được phân bổ để trả liều hai. Nguyên nhân là Việt Nam chưa chủ động mua được vaccine Moderna, phải phụ thuộc vào nguồn viện trợ . Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm chủng của Việt Nam còn thấp, Bộ Y tế đã phân bổ hết số vaccine nhận đượccho các địa phương để cố gắng bao phủ tiêm chủng càng nhanh càng tốt nên không dự trữ vaccine Moderna trong kho để hỗ trợ.
“Nhiều địa phương đã tung vaccine tăng cường tiêm liều một nên hiện hết vaccine để trả liều hai, đều phải đợi cho đến khi có vaccine viện trợ để tiêm trả liều cho người dân”, bà Hồng cho biết.
Đến nay, Việt Nam đã nhận được 5 triệu liều vaccine Moderna (chia thành hai đợt) do Chính phủ Mỹ tặng, và hơn 40.000 liều do Chính phủ Cộng hòa Czech tặng, đều đã được phân bổ đến các địa phương để triển khai tiêm chủng.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm cho biết ngành y tế TP HCM đang tính những giải pháp thay thế để tiêm liều hai vaccine Covid-19 cho người dân, “dựa trên nguyên tắc khoa học cũng như phù hợp với yếu tố chuyên môn”.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Đơn vị Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết hiệu quả tiêm chủng không giảm mặc dù liều hai được tiêm chậm hơn so với khuyến cáo của nhà sản xuất. Người đã tiêm một liều vaccine cũng không cần tiêm lại từ đầu nếu chậm tiêm liều hai vaccine.
Tính đến hết ngày 3/9, TP HCM đã tiêm 6.321.049 liều vaccine. Trong đó, người đã tiêm liều một là hơn 5,9 triệu người, liều hai là 397.986, số người được tiêm trên 65 t.uổi, người có bệnh nền là 691.358.
Tại họp báo cuối tháng 8, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết kế hoạch tiêm liều hai đã lồng vào kế hoạch tiêm liều một, theo thời hạn và khuyến cáo của nhà sản xuất. Trong đó, người tiêm vaccine AstraZeneca sẽ nhận liều hai sau 8-12 tuần theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhưng theo đ.ánh giá, thời điểm tiêm liều hai sau 12 tuần, vaccine mới tạo hiệu quả và kháng thể cao nhất. Do đó, người được tiêm vaccine AstraZeneca vào đợt 4 từ ngày 21/6, sẽ tiếp tục tiêm liều hai vào giữa tháng 9.
Tương tự, liều hai của vaccine Pfizer được hướng dẫn tiêm sau liều một 3-4 tuần, Moderna là 4 tuần và Vero Cell là 4 tuần. Hiện, thành phố đã tiêm vaccine Vero Cell hơn 885.000 liều một, tốc độ tiêm đạt yêu cầu.
TP HCM dự kiến sử dụng khoảng 6,7 triệu liều vaccine để tiêm nhắc liều hai cho người dân trong 4 tháng năm 2021, chia làm 4 đợt. Trong đó, từ ngày 1/9 đến 15/9, thành phố triển khai tiêm cho 703.641 người đã tiêm một liều vaccine AstraZeneca từ ngày 20/6 đến ngày 15/7 (8-12 tuần); 446.118 người đã một liều vaccine Moderna từ 1/8 đến ngày 15/8 (4 tuần); 24.913 tiêm liều một vaccine Pfizer từ 11/8 đến ngày 25/8 (3 tuần); 859.171 người tiêm liều một vaccine Vero Cell từ ngày 13/8 đến ngày 25/8 (3-4 tuần).
TP.HCM đã tiêm 3,7 triệu liều vắc xin
Ngày 16-8, TP.HCM tiêm được 194.435 liều vắc xin cho người dân ở 17 quận, huyện và TP Thủ Đức, đa số là vắc xin Vero Cell của Sinopharm.
Như vậy, tính từ ngày 22-7 đến hết ngày 16-8, TP đã tiêm cho hơn 3,7 triệu người.
Người dân sống trên địa bàn quận 1, TP.HCM được tiêm vắc xin Vero Cell của Sinopharm – Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo thông tin từ Sở Y tế TP.HCM sáng 17-8, trong ngày 16-8, TP đã tiêm 194.435 liều cho người dân ở 17 quận, huyện và TP Thủ Đức, đa số là vắc xin Vero Cell của Sinopharm. Tại các điểm tiêm đều diễn ra trật tự, ổn định.
Riêng quận 5, 11, Phú Nhuận và huyện Cần Giờ đã hoàn thành tiêm mũi 1 cho người trên 18 t.uổi. Thời gian tới, các địa phương này tiếp tục rà soát và tiếp cận số ít người còn lại để hoàn thành 100% người dân tiêm mũi 1 và triển khai tiêm mũi 2.
Như vậy, từ đầu đợt tiêm thứ 5 (ngày 22-7) đến hết ngày 16-8, TP.HCM đã tiêm được 3.783.924 người, tất cả đều an toàn.
Những ngày trước, TP duy trì tốc độ tiêm vắc xin Vero Cell hàng chục ngàn liều mỗi ngày. Qua 2,5 ngày triển khai (tính đến hết ngày 15-8), TP đã tiêm được 200.000 liều. Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết có nhiều lý do khiến việc vắc xin Vero Cell tiêm chậm hơn những vắc xin khác.
Mỗi lọ vắc xin này chỉ tiêm được 1 hoặc 2 liều (tùy loại) vì thế cần nhiều không gian bảo quản hơn, tốc độ kiểm tra chậm hơn và phải điều chuyển liên tục từ kho bảo quản đến các điểm tiêm.
Tính đến nay, tổng số liều vắc xin TP.HCM nhận được từ sự phân bổ của Bộ Y tế là 4,4 triệu liều, trong đó có hơn 3,6 triệu liều vắc xin AstraZeneca, 19.000 liều Vero Cell, 54.990 liều vắc xin Pfizer và 571.200 liều vắc xin Moderna.
Ngoài ra, TP nhận được nguồn tài trợ 2 triệu liều Vero Cell. Trong đó, 1 triệu liều đã được kiểm định và triển khai tiêm cho người dân những ngày qua, 1 triệu liều còn lại đang chờ Bộ Y tế thẩm định chất lượng.
Ngày 16-8, theo chỉ đạo của Bộ Y tế, hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đã bàn giao hơn 1,1 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 loại AstraZeneca cho Viện Pasteur TP.HCM.
Toàn bộ số vắc xin này được chuyển giao phi lợi nhuận cho Bộ Y tế khẩn trương triển khai tiêm chủng cho người dân. Số vắc xin mới chuyển giao sẽ được phân bổ cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam.