Bệnh nhi 31 tháng t.uổi, được phụ huynh cho ngồi trước xe máy đi mua đồ ăn, xe gặp tai nạn, bé ngã văng ra ngoài, tiên lượng nặng.
Sau tai nạn, trẻ lơ mơ dần, được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp cấp cứu. Các bác sĩ sơ cấp cứu và làm các xét nghiệm cận lâm sàng. Kết quả chụp cắt lớp vi tính sọ não một giờ sau tai nạn cho thấy tình trạng c.hảy m.áu dưới màng cứng số lượng ít, phù não nhẹ, chưa có chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, do tri giác xấu đi nhanh, trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị.
Bác sĩ Phạm Thị Thanh Tâm, Khoa Cấp cứu – Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, hôm 26/7 cho biết bệnh nhi nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, bầm tím vùng trán trái, tụ m.áu dưới da vùng đỉnh chẩm bên phải, nhiều vết xây sát da vùng cẳng tay trái.
Sau hồi sức, truyền m.áu và chụp CT sọ não 4 giờ sau tai nạn, kết quả cho thấy trẻ bị phù não lan tỏa, khối m.áu tụ dưới màng cứng tăng nhanh. Trẻ được các bác sĩ mổ cấp cứu lấy m.áu tụ nội sọ, điều trị tăng áp lực nội sọ, song sau mổ bệnh nhi vẫn hôn mê sâu, đồng tử hai bên giãn, tiên lượng rất nặng.
Một trường hợp bệnh nhi tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Các bác sĩ cho biết tình trạng phụ huynh để t.rẻ e.m ngồi phía trước hoặc đứng trên phần để chân của xe tay ga mà không đeo đai thắt an toàn diễn ra khá phổ biến. Thậm chí có người vừa chạy xe vừa giữ trẻ ở trước bằng một tay. Điều này rất nguy hiểm bởi trẻ nhỏ chưa có ý thức bám vào người lớn, nên khi xe chuyển hướng hoặc đi qua các đoạn đường xóc, trẻ khó giữ được thăng bằng, có thể ngã khỏi xe.
Trẻ có thể vặn tay ga làm xe di chuyển mất kiểm soát. Bên cạnh đó, sau tay lái là vị trí nguy hiểm nhất, chỉ cần phanh gấp là lực quán tính đẩy bé về phía trước, đầu hoặc ngực trẻ có thể đ.ập vào tay lái hoặc trẻ bị văng ra xa.
Bác sĩ khuyến cáo khi cho trẻ tham gia giao thông trên xe gắn máy, cha mẹ cần lái xe với tốc độ ổn định, vừa phải, cho trẻ ngồi phía sau, trang bị mũ bảo hiểm cho trẻ từ ba t.uổi, mang đai chắc chắn nối với người lái cho những trẻ nhỏ hơn. Đặc biệt, với trẻ nhỏ 1-2 t.uổi, an toàn nhất là để bé ngồi giữa hai người lớn. Không để trẻ đứng trên xe với bất cứ lý do nào, hạn chế cho trẻ ra đường khi trời tối hay thời tiết xấu.
Trẻ 5 t.uổi tự nhiên ngất, bác sĩ cảnh báo thói quen dễ mắc
Sau khi ho sốt 3 ngày khiến trẻ ăn uống kém, thường xuyên ăn sáng muộn. Khoảng 9h30 phút sáng ngày 21/6, trẻ tự nhiên ngất.
Trẻ 5 t.uổi tự nhiên ngất, bác sĩ cảnh báo thói quen dễ mắc
Khoa Nhi – Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận bệnh nhi D.Q.V 5 t.uổi, nhập viện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi đáp ứng chậm, ho có đờm.
Theo lời người nhà kể, trẻ xuất hiện ho sốt 3 ngày nay ăn uống kém, trẻ ở nhà thường xuyên ăn sáng muộn, khoảng 9h30 phút sáng ngày 21/6, trẻ tự nhiên ngất xỉu được người nhà đưa vào viện ngay.
Được các bác sĩ thăm khám làm các xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhi được chẩn đoán: Hạ đường huyết/viêm phế quản.
Hạ đường huyết ở t.rẻ e.m hay còn gọi là đường huyết thấp là tình trạng lượng đường trong m.áu giảm xuống dưới mức bình thường. Các triệu chứng của bệnh thường kết hợp với các rối loạn chức năng khác như trẻ cảm thấy đói cồn cào, co thắt dạ dày, chân tay bủn rủn, mệt lả…
Hạ đường huyết không chỉ xảy ra ở người lớn, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể gặp phải. Hạ đường huyết có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Các bác sĩ chuyên khoa nhi cho biết, nguyên nhân gây hạ đường huyết ở t.rẻ e.m phần lớn là do chế độ ăn uống không đầy đủ, không đúng bữa.
T.rẻ e.m thường mải chơi quên ăn, đặc biệt trong lúc các bé nghỉ hè, thời gian ngủ, nghỉ của các bé không theo giờ giấc, có trẻ sẽ ngủ quên đến trưa, ăn uống không điều độ đúng giờ, nhất là những trẻ đang bị ốm, ăn uống kém nhiều ngày.
Khi trẻ bị đói sẽ khiến lượng đường huyết trong m.áu giảm và thân nhiệt của trẻ dễ hạ thấp, nếu không kịp thời cho trẻ ăn và bổ sung dinh dưỡng sẽ khiến lượng đường huyết của trẻ nhanh chóng bị suy giảm.
Theo GS-TS Nguyễn Công Khanh, BV Nhi Trung ương, trẻ bị hạ đường huyết thường có vẻ mặt hốt hoảng, run rẩy, co giật, li bì. Ở thể nặng nhiều trẻ sẽ rơi vào tình trạng suy hô hấp, ngừng thở, tím tái…
Do đó, các bác sĩ nhấn mạnh, khi thấy trẻ có vẻ mặt hốt hoảng, vã mồ hôi, da xanh tái, run rẩy, khó chịu cáu gắt, đói cồn cào, mệt mỏi, đ.ánh trống ngực, trẻ nhỏ hơn thì khóc lè nhè kèm ngủ gà gật… đó có thể là những dấu hiệu hạ đường huyết mà bố mẹ cần chú ý.
Đối với trẻ lớn, khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị hạ đường huyết, cha mẹ cần cho con ăn ngay, các loại thức ăn như bột, cháo, sữa…Những ngày sau, nên cho trẻ ăn nhiều bữa, chia đều khoảng thời gian trong ngày để cho trẻ ăn.
Đối với những trẻ đẻ non 35-36 tuần hoặc đẻ đủ tháng, mẹ cần cho con bú sớm ngay sau khi đẻ. Nếu trẻ không bú được cần được bác sĩ chăm sóc bằng việc truyền dung dịch đường.
Hạ đường huyết ở trẻ sẽ không quá nguy hiểm nếu như người lớn biết cách nhận biết và có biện pháp xử trí kịp thời. Khi trẻ có các biểu hiện nghi ngờ bị hạ đường huyết, người lớn cần theo dõi trẻ và đưa trẻ đến khám sớm tại các cơ sở y tế gần nhất.