Hiện tượng Lazarus khiến ‘người c.hết sống lại’ là gi?

Một phụ nữ 45 t.uổi đã c.hết hai lần tại hai bệnh viện khác nhau, một hiện tượng mà các bác sĩ gọi là hiệu ứng Lazarus.

Bác sĩ gọi trường hợp của nữ bệnh nhân trên là hiện tượng Lazarus – Chụp màn hình RT (ảnh minh họa)

Theo tờ The Times of India ngày 18.10, người phụ nữ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bà được đưa vào bệnh viện để điều trị, nhưng được thông báo là đã không qua khỏi tại Bệnh viện Đa khoa Chính phủ 16 ở thành phố Chandigarh.

Gia đình đã đợi ở bệnh viện trong khoảng 3 tiếng đồng hồ trước khi xe cứu thương đưa t.hi h.ài bà về nhà để người thân lo hậu sự.

Tuy nhiên trên đường về nhà, người thân bỗng phát hiện cơ thể người phụ nữ động đậy liền vội vã đưa đến một bệnh viện khác.

Tuy nhiên, dù các bác sĩ tại đây nỗ lực hồi sức khẩn cấp suốt 2 giờ, bà đã được tuyên bố chính thức qua đời lần thứ hai tại Bệnh viện Đại học Y Chính phủ ở Chandigarh.

Theo thuật ngữ y tế, đây được gọi là “hiện tượng Lazarus” và trên toàn thế giới chỉ có 38 trường hợp như vậy được ghi nhận, bác sĩ Dasari Harish -trưởng khoa pháp y thuộc Bệnh viện Đại học Y Chính phủ Chandigarh – cho hay.

Giới chức sở tại đã lập ủy ban tìm hiểu xem có bất cứ sơ suất nào xảy ra trong ca cấp cứu trên không, nhưng đến nay chưa phát hiện hành vi sai sót nào.

Bác sĩ Harish cho rằng một số “loại thuốc hồi sinh” được kê cho bệnh nhân dùng trong tình huống khẩn cấp có thể có tác dụng lâu dài hơn mọi người nghĩ, và thực sự có thể hồi sinh bệnh nhân tạm thời sau khi họ chính thức bị tuyên bố là đã qua đời.

Theo Thanh niên

Dùng hạt nano chẩn đoán trạng thái bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hệ thống mới do các nhà khoa học Mỹ phát triển cho phép đ.ánh giá chính xác trạng thái của hệ hô hấp ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có thể giúp các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả sớm hơn.

Trên thế giới có 65 triệu người mắc COPD từ trung bình đến nặng, khiến căn bệnh này trở thành nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng hàng thứ 5 trên toàn thế giới – Ảnh: Internet

Theo Medical Express, qua thử nghiệm, các nhà nghiên cứu từ Đại học Johns Hopkins, Mỹ, cho biết họ đã sử dụng thành công hệ thống mới cho phép đ.ánh giá chính xác trạng thái của hệ hô hấp ở bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng (COPD).

Ý tưởng của các nhà khoa học là sử dụng các hạt nhân tạo siêu nhỏ để dự đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng cách đo các hạt di chuyển nhanh như thế nào qua các mẫu chất nhầy. Kỹ thuật này, theo các nhà nghiên cứu, cuối cùng có thể giúp các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả sớm hơn.

Theo truyền thống, tình trạng của bệnh nhân được đ.ánh giá bằng phương pháp đo phế dung, kiểm tra thể tích không khí hít vào. Phương pháp này khá chính xác, cho thấy tình trạng hiện tại, nhưng không thể dự đoán sự phát triển của bệnh.

Các hạt được các nhà khoa học phát triển không dính vào chất nhầy tiết ra trong hệ hô hấp. Các quan sát cho thấy các hạt di chuyển trơn tru trong chất nhầy. Và qua cách di chuyển của chúng, có thể xác định cấu trúc cũng như tính chất của chất nhầy.

Các hạt đã được các nhà khoa học thử nghiệm trên các mẫu chất nhầy thu thập từ 33 bệnh nhân đã hoặc đang hút thuốc. Trong số đó có 7 người không mắc bệnh COPD, 18 người mắc bệnh nhẹ hoặc trung bình và 8 người khác mắc bệnh nặng. Các nhà khoa học đã thêm các hạt vào chất nhầy, đ.ánh dấu trước chúng bằng mực huỳnh quang. Điều này giúp theo dõi sự chuyển động của các hạt.

Hóa ra, trong chất nhầy lấy từ những người bị COPD, các hạt di chuyển chậm hơn. Dạng bệnh càng nặng thì các hạt càng khó di chuyển. Theo các nhà khoa học, khi bệnh tiến triển, cấu trúc của chất nhầy thay đổi, trở nên đậm đặc hơn. Và chính qua mật độ đó, các bác sĩ có thể dự đoán chính xác sự chuyển biến trong tình trạng của bệnh nhân.

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), có 65 triệu người mắc COPD từ trung bình đến nặng, khiến căn bệnh này trở thành nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng hàng thứ 5 trên toàn thế giới.

Vũ Trung Hương

Theo motthegioi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *