Hiệu quả của vaccine Hayat Vax

Vaccine Hayat Vax là loại thứ 7 được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam. Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận vaccine này có hiệu quả 79%.

Ngày 10/9, Bộ Y tế ban hành quyết định phê duyệt có điều kiện vaccine Hayat – Vax cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đây là vaccine Covid-19 thứ 7 được cấp phép sử dụng tại Việt Nam, ngoài AstraZeneca, Sputnik V, Janssen (Johnson & Johnson), Moderna, Pfizer, Vero Cell.

Hiệu quả

Hayat Vax do Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh, thuộc Sinopharm CNBG (Tập đoàn Y Dược Trung Quốc) sản xuất.

Vaccine này được đóng gói sơ cấp, thứ cấp và xuất xưởng tại Julphar (Gulf Pharmaceutical Industries) – UAE (Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất). Hayat trong tiếng Ả Rập là sự sống. Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex là nơi đã đề xuất phê duyệt vaccine này.

Hiện tại, vaccine này được chấp thuận sử dụng ở 45 quốc gia, vùng lãnh thổ. Khoảng 65 triệu liều đã được tiêm cho người dân trên toàn cầu.

Hayat Vax là phiên bản của Vero Cell được sản xuất tại UAE. Ảnh: G24.

Theo The National News , vaccine Hayat Vax là phiên bản Vero Cell (của Sinopharm, Trung Quốc) được sản xuất tại UAE. Cuối tháng 4/2020, vaccine này được Cục Quản lý Dược Trung Quốc phê chuẩn thử nghiệm trên người, sau khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và thành công trên động vật.

Theo SCMP , từ 23/6/2020, Sinopharm thử nghiệm giai đoạn 3 vaccine với hơn 40.000 tình nguyện viên từ 18 đến 59 t.uổi, tại Bahrain, UAE, Ai Cập, Peru, Maroc và Argentina.

Ngày 9/12/2020, Bộ Y tế UAE chấp thuận cấp phép đăng ký chính thức vaccine Covid-19 của Sinopharm, công bố hiệu quả bảo vệ đạt 86%. Đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới chấp thuận cấp phép vaccine của Sinopharm.

Theo nghiên cứu được thực hiện ở Abu Dhabi, vaccine Hayat Vax có hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa t.ử v.ong, giảm 93% tỷ lệ nhập viện, bệnh nặng. Đây cũng là loại vaccine Covid-19 duy nhất được sử dụng ở Abu Dhabi, trước khi Pfizer được giới chức nước này phê duyệt vào tháng 2.

Ngày 30/12/2020, Cục Quản lý Dược Trung Quốc cấp phép sử dụng có điều kiện với vaccine này và công bố hiệu quả bảo vệ đạt 79,34%; tỷ lệ sinh kháng thể trung hòa là 99,52%.

Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận vaccine này có hiệu quả 79% trong việc giảm nguy cơ mắc Covid-19, nhập viện. Kết quả dự trên thử nghiệm giai đoạn 3 đa quốc gia, sau 14 ngày kể từ khi tiêm đủ 2 liều.

Thử nghiệm này không bao gồm những người bị bệnh nền, phụ nữ mang thai hoặc nhóm trên 60 t.uổi. WHO cũng cho biết có rất ít phụ nữ tham gia nghiên cứu này.

Việt Nam đã cấp phép sử dụng cho tổng cộng 7 loại vaccine Covid-19. Ảnh: Meed.

Dễ bảo quản

Theo New York Times, để tạo ra loại vaccine này, các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh thu thập ba biến chủng nCoV từ các bệnh nhân Trung Quốc. Sau đó, chúng được nuôi trong tế bào thận khỉ tại bể phản ứng sinh học để chọn ra biến chủng có tốc độ nhân lên nhanh nhất.

Lượng virus tiếp tục được ngâm trong hợp chất hóa học beta-propiolactone, có tác dụng vô hiệu hóa virus bằng cách liên kết với bộ gene. Khi nCoV bị bất hoạt, chúng không thể tái tạo và nhân lên. Tuy nhiên, các protein đặc trưng, bao gồm protein gai giúp virus bám vào các tế bào niêm mạc của người, vẫn còn nguyên vẹn.

Các nhà khoa học trộn virus bất hoạt với hợp chất bổ trợ giúp kích thích miễn dịch phản ứng với vaccine. Khi vào cơ thể, nCoV dạng bất hoạt không thể gây bệnh cho con người và bị tế bào trình diện kháng nguyên của hệ miễn dịch nuốt chửng.

Chúng xé nhỏ nCoV, phân rã thành các mảnh và “báo cáo kẻ lạ mặt”. Tế bào T được kích hoạt, phát hiện các mảnh nhỏ của kẻ xâm nhập và t.iêu d.iệt. Sau đó, nó ghi nhớ virus để huy động các tế bào khác của hệ miễn dịch tấn công kẻ lạ mặt, đáp ứng vaccine.

Cùng lúc đó, tế bào miễn dịch B bắt gặp nCoV bất hoạt. Các protein trên bề mặt tế bào B có nhiều hình dạng khác nhau, loại protein tương thích sẽ bám vào virus và “chỉ mặt” đặc điểm nhận dạng của kẻ xâm nhập. Tế bào T bám vào mảnh đó, kích thích tế bào B tiết ra các kháng thể.

Cả quá trình này được xem là bài học, vaccine dạy hệ miễn dịch phản ứng với nCoV sống. Tế bào B tạo kháng thể nhắm vào protein virus, ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập các tế bào khác.

Một người dân ở UAE tiêm vaccine Hayat Vax. Ảnh: AFP.

Hayat Vax được đóng ống với mỗi liều 0,5 ml chứa 6,5U (4g) đơn vị kháng nguyên SARS-CoV-2 (tế bào vero) bất hoạt, bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm. Loại vaccine này có thể bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh bình thường, dễ sử dụng. Trong khi đó, các vaccine mRNA (Moderna, Pfizer) vốn cần bảo quản trong điều kiện âm sâu.

Hiện tại, Bộ Y tế chưa quy định khoảng cách giữa hai liều tiêm Hayat Vax. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của WHO cho Vero Cell, mỗi liều tiêm cách nhau 3-4 tuần.

Vaccine sử dụng cho người từ 18 t.uổi trở lên, chống chỉ định với các trường hợp có t.iền sử sốc phản vệ với bất kỳ thành phần nào. Người có thân nhiệt>38,5 độ C cần hoãn tiêm cho đến khi hết sốt. Bệnh nhân mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng cũng thuộc nhóm trì hoãn tiêm.

Việc gia công, đóng ống, sản xuất bán thành phẩm một vaccine Covid-19 ở hai quốc gia không phải điều mới. Vaccine AstraZeneca (do Anh sản xuất) khi chuyển giao, thỏa thuận hợp tác với Ấn Độ đã được sản xuất tại nước này và lấy tên Covidshield. Quá trình này không ảnh hưởng hiệu quả, tính an toàn của vaccine.

Bà Suu Kyi được tiêm vaccine tại nơi quản thúc

Luật sư xác nhận bà Suu Kyi cùng đội ngũ thân cận đã được tiêm đủ liều vaccine Covid-19 trong thời gian bị chính quyền quân sự Myanmar quản thúc.

“Mọi người trong nhà của bà Aung San Suu Kyi, bao gồm bà ấy, đều đã được tiêm chủng”, Min Min Soe, luật sư đại diện cho cựu cố vấn nhà nước Myanmar, nói ngày 6/7, sau khi dự phiên tòa xét xử bà về cáo buộc kích động phản loạn.

Luật sư không tiết lộ bà Suu Kyi đã tiêm mũi thứ hai vào thời điểm nào và được sử dụng loại vaccine gì. Bà được cho là đã tiêm mũi đầu tiên trước khi chính phủ dân cử bị quân đội lật đổ.

Quân đội Myanmar tiến hành đảo chính hồi đầu tháng 2 sau khi cáo buộc đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của và Suu Kyi gian lận bầu cử trong tháng 11/2020. Kể từ đó, Suu Kyi bị quản thúc tại nhà. Những lần trình diện trước tòa án đặc biệt tại thủ đô Naypyidaw là cơ hội duy nhất để cựu lãnh đạo Myanmar kết nối với thế giới bên ngoài.

Bà Aung San Suu Kyi, cựu cố vấn nhà nước Myanmar, trong một sự kiện vận động bầu cử vào năm 2020. Ảnh: AFP.

Khoảng 10 người sống trong căn nhà nơi bà Suu Kyi bị quản thúc, gồm cả bảo vệ và đầu bếp. Min Min Soe cho biết cựu cố vấn nhà nước rất quan tâm đến tình hình đại dịch.

“Bà kêu gọi nhân dân tiêm chủng khi có cơ hội. Bà cũng khuyên mọi người quan tâm lẫn nhau, tuân thủ các biện pháp hạn chế và thông báo”, luật sư thuật lại.

Tình hình Covid-19 tại Myanmar thêm phức tạp vì làn sóng bất tuân dân sự phản đối cuộc đảo chính. Hàng nghìn bác sĩ, tình nguyện viên và công chức đã đình công nhằm phản đối chính quyền quân sự, khiến các hoạt động xã hội gần như tê liệt.

Đất nước với 54 triệu dân nỗ lực tìm nguồn vaccine với hy vọng khống chế dịch bệnh đang lan rộng. Myanmar đã nhận 1,5 triệu liều vaccine từ Ấn Độ và 500.000 liều từ Trung Quốc trong nửa đầu năm 2021.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *