Hòa Bình: Vụ bệnh nhân t.ử v.ong vì bị “bỏ rơi” nhiều giờ: Kỷ luật ekip trực để xảy ra sự việc

Liên quan đến cái c.hết bất thường của bệnh nhân Bùi Văn Chính tại Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi, đơn vị này đã có quyết định kỷ luật y bác sĩ để xảy ra sự việc. Ban giám đốc của trung tâm cũng phải tự kiểm điểm trước Ban Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình.

Ngày 8/10, Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi cho biết, đã tiến hành kỷ luật ekip trực liên quan đến cái c.hết của bệnh nhân Bùi Văn Chính (SN 1963, trú xóm Củ, xã Tú Sơn) tại trung tâm.

Trước đó, ngày 03/10, Ban Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi đã tiến hành họp kiểm điểm các cán bộ có liên quan trước toàn thể cán bộ đơn vị. Kết quả 100% cán bộ có mặt nhất trí kỷ luật bác sĩ Bùi Văn Huyên (Trưởng ekip trực chuyên môn) hình thức khiển trách.

Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi, Hòa Bình.

Các cán bộ gồm: Bác sĩ Quách Thành Luân, điều dưỡng Đinh Công Ninh và Mai Thị Ngân kiểm điểm rút kinh nghiệm, hạ thi đua tháng 9 xếp loại C ( không hoàn thành nhiệm vụ) và không xét thi đua năm 2019.

Ngày 07/10, Ban Giám đốc Trung tâm y tế huyện Kim Bôi đã công bố quyết định kỷ luật đối với bác sĩ Bùi Văn Huyên (Quyết định số: 602/QĐ-TTYT ngày 7 tháng 10 năm 2019) và các hình thức kiểm điểm đối với bác sĩ Quách Thành Luân, điều dưỡng Đinh Công Ninh và Mai Thị Ngân trước toàn thể đơn vị.

Tập thể Ban Giám đốc: Cá nhân Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn và Giám đốc Trung tâm y tế huyện Kim Bôi đã có bản tự kiểm điểm trước Ban Giám đốc sở Y tế tỉnh Hòa Bình. Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi đã có báo cáo về việc thi hành kỷ luật đối với các y bác sĩ nói trên gửi Sở Y tế tỉnh Hòa Bình.

Người nhà phản ánh sự việc sau cái c.hết của bệnh nhân Bùi Văn Chính.

Như Dân trí đã phản ánh, khoảng 8h ngày 14/9/2019, ông Bùi Văn Chính được người nhà đưa đến cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi với lý do đi ngoài lỏng nước nhiều ngày, mệt mỏi.

Tại đây, các y bác sĩ đã lấy m.áu xét nghiệm, truyền dịch, kháng sinh, bổ gan… Khoảng 11h cùng ngày, bệnh nhân được chuyển lên nhà B khoa Nội – Nhi -Truyền nhiễm tiếp tục theo dõi.

Đền 20h30 ngày 14/9/2019, bệnh nhân đột ngột hôn mê, môi tím tái, ngừng thở, da tái lạnh, mạch cảnh, mạch bẹn không sờ thấy, không có nhịp tự thở, phổi mất thông khí, không có nhịp tim… sau đó t.ử v.ong hoàn toàn.

Gia đình bệnh nhân có ý kiến yêu cầu làm rõ nguyên nhân cái c.hết của ông Chính, báo Dân trí phản ánh sự việc, Sở Y tế Hòa Bình đã chỉ đạo làm rõ.

Phóng viên Dân trí trao đổi với người thân của bệnh nhân Bùi Văn Chính.

Sau đó, Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi chẩn đoán bệnh nhân chính t.ử v.ong do ngừng tuần hoàn, ngừng hô hấp không hồi phục, nghĩ nhiều đến Rối loạn điện giải không loại trừ phản ứng chậm do thuốc trên nền tảng có các bệnh kèm theo như: Tiêu chảy cấp Tăng men gan.

Thái Bá

Theo Dân trí

Sàng lọc bệnh tan m.áu bẩm sinh miễn phí cho 2.000 người dân ở Hòa Bình

Hiện số người mắc bệnh tan m.áu bẩm sinh tại Việt Nam ngày càng tăng với ước tính khoảng trên 12 triệu người mang gene bệnh. Mỗi năm, có trên 20.000 người bệnh Thalassemia phải điều trị cả đời.

Lấy mẫu m.áu xét nghiệm cho người dân. (Ảnh: PV/Vietnamplus)

Ngày 10/8, Bệnh viện đa khoa Medlatec kết hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình tổ chức tầm soát, sàng lọc bệnh lý Thalassemia (hay còn gọi là bệnh tan m.áu bẩm sinh) miễn phí cho 2.000 người dân Hòa Bình với chi phí lên đến 3 tỷ đồng.

Đây là chương trình có quy mô lớn qua các bước: Tư vấn, xét nghiệm tầm soát sàng lọc gene Thalassemia.

Tại chương trình, người dân được xét nghiệm miễn phí sàng lọc Thalassemia gồm: Xét nghiệm tổng phân tích tế bào m.áu, định lượng sắt huyết thanh, định lượng Ferritin, được cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia trước khi xét nghiệm và tư vấn sau khi có kết quả.

Giáo sư Nguyễn Anh Trí – Chủ tịch hội Thalassemia Việt Nam cho hay, Thalassemia là bệnh lý huyết học di truyền bẩm sinh phổ biến nhất trên thế giới, trong đó Việt Nam – một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh và mang gen bệnh cao. Ở người bệnh Thalassemia, các hồng cầu bị phá hủy quá mức dẫn đến tình trạng thiếu m.áu. Đây là căn bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và giống nòi, ảnh hưởng đến người bệnh và toàn xã hội.

“Một trong những cách quan trọng để phòng bệnh, giảm dần và chấm dứt việc sinh ra những trẻ bị bệnh là cần tiếp cận với những người mang gen, hướng họ tới việc kết hôn, sinh con làm sao để không có những trường hợp cả hai mang gen bệnh,” giáo sư Trí nhấn mạnh.

Hiện số người mắc bệnh tan m.áu bẩm sinh tại Việt Nam ngày càng tăng, với ước tính khoảng trên 12 triệu người mang gene bệnh. Mỗi năm, có trên 20.000 người bệnh Thalassemia phải điều trị cả đời. Cứ 8.000 trẻ sinh ra có gen bệnh thì 1/4 trong số đó mắc gene bệnh mức độ nặng.

Hiện nay, chi phí điều trị trung bình cho một bệnh nhân thể nặng từ khi sinh ra tới 30 t.uổi hết khoảng 3 tỷ đồng. Đây thực sự là một gánh nặng tài chính đối với gia đình người bệnh và xã hội.

Thalassemia là căn bệnh di truyền nguy hiểm không thể chữa khỏi, nhưng có thể chủ động sàng lọc và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh sớm nhất bằng xét nghiệm m.áu.

Chính vì vậy, qua chương trình này, ban tổ chức mong muốn đưa chương trình tới cộng đồng để nâng cao nhận thức về mức độ nguy hiểm bệnh tan m.áu bẩm sinh.

Một số hình ảnh tại buổi tầm soát, sàng lọc bệnh lý Thalassemia:

Hàng trăm người dân đến tầm soát bệnh tan m.áu bẩm sinh. (Ảnh: PV/Vietnamplus)

Những em nhỏ được bố mẹ đưa đi khám. (Ảnh: PV/Vietnamplus)

Người dân viết vào phiếu đăng ký khám sàng lọc bệnh. (Ảnh: PV/Vietnamplus)

Nhân viên y tế lấy các mẫu m.áu xét nghiệm. (Ảnh: PV/Vietnamplus)

Bác sỹ tư vấn cho người dân. (Ảnh: PV/Vietnamplus)

Người dân làm thủ tục khám, tầm soát bệnh. (Ảnh: PV/Vietnamplus)

Theo Vietnamplus

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *