Các nhà nghiên cứu cảnh báo thường xuyên hít phải các hóa chất để khử trùng có thể gây hại cho mô phổi và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phổi mãn tính lên tới 38%.
Cồn, peroxide và thuốc tẩy là các sản phẩm tẩy rửa phổ biến ở hầu hết các hộ gia đình và là chìa khóa để t.iêu d.iệt vi trùng, đặc biệt là trong bệnh viện, nơi các y tá phải giữ vệ sinh không gian vì sự an toàn của bệnh nhân.
Nếu thường xuyên hít phải các hóa chất để khử trùng bề mặt này có thể gây hại cho mô phổi. Một nghiên cứu mới cho thấy việc hít phải các sản phẩm tẩy rửa có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phổi mãn tính lên tới 38%.
Nghiên cứu mới và lớn nhất cho đến nay, được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học de Versailles và Đại học Harvard cho thấy các y tá đã dành nhiều năm làm việc xung quanh hóa chất phải đối mặt với rủi ro cao hơn đối với nhóm bệnh phổi được gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
COPD, cái tên cho một số ít bệnh, phổ biến nhất là viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng, chủ yếu được cho là dễ gặp phải ở một người hút thuốc.
Các y tá tiếp xúc với những hóa chất tẩy rửa hàng ngày khi họ làm việc để giữ vệ sinh bệnh viện có thể tăng nguy cơ mắc bệnh COPD.
Khoảng 16 triệu người ở Mỹ bị COPD khiến cho việc thở trở nên khó khăn. Bên cạnh các tình trạng bệnh phổi và hô hấp khác, COPD là nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng hàng thứ tư ở Mỹ.
Cách tốt nhất để giảm rủi ro COPD là không bao giờ hút thuốc hoặc bỏ thuốc nếu đã bắt đầu. Nhưng tất cả mọi thứ chúng ta hít vào đều ảnh hưởng đến sức khỏe phổi và đường thở.
Nhiều sản phẩm làm sạch có chứa hóa chất được gọi là VOC hoặc các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Những chất này ăn mòn, gây kích ứng mắt, cổ họng và phổi, cũng như gây đau đầu.
Nhưng đó không chỉ là sự kích ứng ngay lập tức và đau đầu do sử dụng quá nhiều chất tẩy, phơi nhiễm lặp đi lặp lại có thể gây hại lâu dài.
Để điều tra làm thế nào các hóa chất này có thể ảnh hưởng đến rủi ro mắc COPD, các nhà nghiên cứu tại Harvard và Đại học Versailles đã theo dõi một nhóm hơn 73.000 y tá, bắt đầu vào năm 1989 và theo dõi qua các cuộc khảo sát sau mỗi hai năm.
Họ đã thấy trong các nghiên cứu trước đây rằng những người làm vệ sinh chuyên nghiệp có nguy cơ mắc hen suyễn và t.ử v.ong do COPD cao hơn.
Nhiệm vụ nặng nề, vệ sinh kỹ lưỡng đặc biệt quan trọng trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe, có nghĩa là các y tá có thể bị tổn hại bằng cách cố gắng hết sức để giữ an toàn cho bệnh nhân của họ.
Các nhà khoa học đã theo dõi lượng formaldehyd, glutaraldehyd, thuốc tẩy, hydro peroxide, cồn, amoni và các sản phẩm làm sạch enzyme mà các y tá tiếp xúc.
Họ phát hiện ra rằng những người thường tiếp xúc với các hóa chất đó có nguy cơ mắc COPD cao hơn từ 25% đến 36%. Kết quả ước tính 40 đến 70% trong số họ sẽ không sống lâu hơn 5 năm sau khi chẩn đoán, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Các tác giả nghiên cứu cho rằng các sản phẩm làm sạch có thể làm hỏng niêm mạc phổi và gây ra stress oxy hóa, một loại tổn thương tế bào có thể gây viêm.
Điều thú vị là chất tẩy rửa enzyme chứa vi khuẩn ‘tốt’ và chủ yếu được sử dụng để làm sạch chất béo, dầu và để loại bỏ mùi hôi từ nước tiểu, dường như không có tác dụng gây kích ứng tương tự hoặc làm tăng nguy cơ mắc COPD, nghiên cứu cho thấy.
Các nhà nghiên cứu kết luận: “Có một sự hợp lý về mặt sinh học rằng việc tiếp xúc lâu dài với chất khử trùng gây khó chịu và chất tẩy rửa có thể góp phần làm tổn thương đường hô hấp dai dẳng và phát triển COPD”.
Hương Giang
Theo dailymail/vietQ
Hiện tượng Lazarus khiến ‘người c.hết sống lại’ là gi?
Một phụ nữ 45 t.uổi đã c.hết hai lần tại hai bệnh viện khác nhau, một hiện tượng mà các bác sĩ gọi là hiệu ứng Lazarus.
Bác sĩ gọi trường hợp của nữ bệnh nhân trên là hiện tượng Lazarus – Chụp màn hình RT (ảnh minh họa)
Theo tờ The Times of India ngày 18.10, người phụ nữ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bà được đưa vào bệnh viện để điều trị, nhưng được thông báo là đã không qua khỏi tại Bệnh viện Đa khoa Chính phủ 16 ở thành phố Chandigarh.
Gia đình đã đợi ở bệnh viện trong khoảng 3 tiếng đồng hồ trước khi xe cứu thương đưa t.hi h.ài bà về nhà để người thân lo hậu sự.
Tuy nhiên trên đường về nhà, người thân bỗng phát hiện cơ thể người phụ nữ động đậy liền vội vã đưa đến một bệnh viện khác.
Tuy nhiên, dù các bác sĩ tại đây nỗ lực hồi sức khẩn cấp suốt 2 giờ, bà đã được tuyên bố chính thức qua đời lần thứ hai tại Bệnh viện Đại học Y Chính phủ ở Chandigarh.
Theo thuật ngữ y tế, đây được gọi là “hiện tượng Lazarus” và trên toàn thế giới chỉ có 38 trường hợp như vậy được ghi nhận, bác sĩ Dasari Harish -trưởng khoa pháp y thuộc Bệnh viện Đại học Y Chính phủ Chandigarh – cho hay.
Giới chức sở tại đã lập ủy ban tìm hiểu xem có bất cứ sơ suất nào xảy ra trong ca cấp cứu trên không, nhưng đến nay chưa phát hiện hành vi sai sót nào.
Bác sĩ Harish cho rằng một số “loại thuốc hồi sinh” được kê cho bệnh nhân dùng trong tình huống khẩn cấp có thể có tác dụng lâu dài hơn mọi người nghĩ, và thực sự có thể hồi sinh bệnh nhân tạm thời sau khi họ chính thức bị tuyên bố là đã qua đời.
Theo Thanh niên