Hoa ‘đỗ quyên ngủ đông’ từng gây “sốt” tại Việt Nam vào đầu năm 2018. Sau 2 năm, loại hoa này lại được rao bán trên mạng, Chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo người dân thận trọng nếu dùng loại hoa này chơi Tết.
Hoa đỗ quyên khô hay “đỗ quyên ngủ đông” từng gây sốt thị trường vào đầu năm 2018.
Hoa “đỗ quyên ngủ đông” tái xuất
Cách đây 2 năm, vào dịp Tết 2018, hoa “đỗ quyên ngủ đông” tạo ra cơn sốt trên thị trường hoa Tết ở Việt Nam. Gọi là “đỗ quyên ngủ đông” vì đây là loài hoa có hình dáng như que củi khô, nhưng chỉ cần cắm vào nước đến ngày thứ 2 sẽ “thức giấc”. Ngày thứ 3 trở đi, nụ sẽ bung ra và lớn dần. Đến ngày thứ 14, hoa sẽ bung nở hết, chồi lá nảy lôc không khác gì những bông đỗ quyên mọc trong tự nhiên. Chính nhờ hình dáng độc đáo, lạ mắt, giá thành lại rẻ (chỉ dao động từ 60-150 nghìn đồng/ bó), loài hoa này nhanh chóng tạo thành cơn “sốt” và được nhiều người săn lùng tìm mua và “cháy hàng” dịp Tết Nguyên đán năm đó.
Quá trình hồi sinh của đỗ quyên ngủ đông được các kênh bán hàng giới thiệu.
Tuy nhiên sau một thời gian gây sốt, có ý kiến cho rằng hoa “đỗ quyên khô” chứa độc tố gây nguy hiểm. Tin đồn này lan rộng nhanh chóng, khiến nhiều người lo lắng. Sau đó, loài hoa này cũng gần như biến mất trên thị trường.
Sau 2 năm, hoa “đỗ quyên ngủ đông” từng gây sốt tái xuất, được nhiều người rao bán trên mạng xã hội nhằm phục vụ người dân mua hoa chơi Tết Canh Tý 2020.
Trên mạng xã hội , giá một bó hoa đỗ quyên ngủ đông có mức giá dao động từ 180.000 đồng đến 300.000 đồng. Nếu bán theo cành thì có giá chừng 5.000 đồng đến 10.000 đồng một cành.
Hoa đỗ quyên ngủ đông có độc hại không?
Hoa “đỗ quyên ngủ đông” có độc hại không?
Liên quan đến thắc mắc hoa đỗ quyên ngủ đông có độc hại không, trả lời trên báo Dân trí, Tiến sỹ, lương y Phùng Tuấn Giang (Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển Y dược cổ truyền) cho biết, hoa đỗ quyên có tên khoa học Rhododendron reticulatum.
Theo tiến sỹ Giang, hoa đỗ quyên khô hay “đỗ quyên ngủ đông” thực tế được xử lý bằng kỹ thuật sấy lạnh. “Hoa đỗ quyên sau khi thu hoạch cành tươi có nụ về sẽ được sấy khô trong nhiệt độ từ 0-10 độ C làm cho nụ hoa ở trạng thái “ngủ”, khi cắm nước trong khoảng 2-3 ngày sẽ bắt đầu bung cánh, hoa chuyển từ màu tím nhạt sang tím đậm. Với kỹ thuật này, người ta sẽ không cần phải đến tận nơi hoa mọc để ngắm mà vẫn có hoa đẹp để trưng bày trong nhà. Cũng chính vì thế, loài hoa này mới được gọi là đỗ quyên “ngủ đông””, tiến sỹ Giang nói.
Cũng theo chuyên gia này, cùng với những loài cây đẹp được dùng trang trí trong nhà như: xương rồng bát tiên, ngọc ngân, môn cảnh, chuỗi ngọc, hồng môn, ý lan… hoa đỗ quyên cũng được cảnh báo là chứa những chất độc gây ảnh hưởng đến con người.
Bản thân cây đỗ quyên là loại cây có sẵn độc tố có thể gây hại cho con người. Vì thế cần cẩn trọng khi chơi loại hoa này vào ngày Tết.
Trả lời trên báo chí, ông Nguyễn Hoàng Kiên, Hội Sinh vật cảnh Hà Nội cho biết: Tất cả các bộ phận của cây hoa đỗ quyên đều có chứa độc tố mang tên andromedotoxin và arbutin glucosit.
Theo các nghiên cứu, một lượng từ 100 – 225g lá đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho t.rẻ e.m 25kg. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, nôn mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Do vậy, nếu người dùng chọn loại cây để chơi Tết phải cẩn trọng. Tránh để t.rẻ e.m hái ăn phải hoa lá đỗ quyên.
Sau 2 năm vắng bóng, hoa đỗ quyên khô đã quay trở lại.
Khẳng định với VTC News, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm – Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết: “Loại hoa đỗ quyên khô hay còn gọi là hoa ngủ đông này hoàn toàn có thể nở hoa bình thường mà không cần ngâm, tẩm các hóa chất độc hại nhờ công nghệ sấy lạnh kỹ thuật cao”.
Hoa đỗ quyên sau khi thu hoạch, sẽ được xử lý tiệt trùng rồi đem vào say bằng công nghệ sấy lạnh. Nguyên lý chủ đạo của quá trình này là buồng sấy được duy trì ở nhiệt độ 0-10C, tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ, áp suất bên trong và ngoài sản phẩm.
Vào thời điểm đó, hơi nước trong sản phẩm bắt đầu bốc hơi làm cho hoa đỗ quyên giảm dần độ ẩm một cách từ từ. Khi đến một độ khô phù hợp, thì hoa đỗ quyên khô sẽ được làm nguội.
Mặc dù nhìn hoa đỗ quyên có vẻ như một cành củi khô nhưng thực tế vẫn còn ẩm liên kết tồn tại bên trong thân cành… Chính vì vậy, khi được cắm vào nước, những “cành củi” đỗ quyên sẽ hút ẩm để dần dần hồi sinh và có thể nở hoa bình thường.
Tuy nhiên, có một lưu ý khi chơi hoa đỗ quyên ngủ đông hoặc các loại hoa đỗ quyên cảnh đó là bản thân cây đỗ quyên là loại cây có sẵn độc tố có thể gây hại cho con người.
Theo thoidai
Bà bầu ăn ốc, con hay chảy nước dãi?
Dân gian thường truyền miệng cho rằng khi bà mẹ mang thai ăn ốc, con sinh ra sẽ thường chảy nước dãi và chậm nói. Điều này liệu có đúng?
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, nguyên Viện trưởng Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, dân gian cho rằng bà bầu ăn ốc không tốt cho thai nhi. Mẹ bầu ăn ốc khi mang thai, em bé sinh ra sẽ bị bệnh chảy nước dãi, chậm nói hoặc nóng cơ thể vì các loại nước chấm thường có ớt, gừng, sả. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh được những “lời đồn” trên là đúng.
Bà bầu không nên ăn ốc vì con sinh ra hay chảy nước miếng?. Ảnh minh họa
“Đứng trên góc độ dinh dưỡng, thịt ốc giàu giá trị dinh dưỡng cung cấp canxi cho mẹ và thai nhi khỏe mạnh. Vấn đề là ăn ốc như thế nào để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm”, bác sĩ nói.
Thai phụ từ tháng thứ ba cho đến khi sinh, nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng tăng lên rất nhiều. Trong rất nhiều nhóm thực phẩm như thịt nạc, các loại hạt, trứng, bông cải xanh… thì các món ăn chế biến từ nghêu, sò, ốc, hến… là lựa chọn tốt.
Trong Đông y, thịt ốc vị ngọt, tính hàn, có tác dụng chữa được một số bệnh như phù thũng, bệnh gan, vàng da, n.hiễm t.rùng, trĩ… Ốc là phương thuốc phục hồi sức khỏe nhanh chóng, giúp khí huyết lưu thông.
Khi mang thai, cơ thể bà mẹ thiếu vi chất nói chung nên thường có cảm giác thèm ăn ốc. Nước chấm ốc lại có vị chua, cay, ngọt rất dễ ăn và ăn không gây ngán như các đồ ăn khác, nên ốc phù hợp bà bầu.
Tuy nhiên, ốc sống trong môi trường bùn sâu thường chứa rất nhiều các loại ký sinh trùng có hại cho cơ thể. Mỗi con ốc có thể chứa 3.000-6.000 ký sinh trùng giun ống. Ngoài ra, ốc có thể sống khá lâu trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp.
Mua ốc nếu không chế biến ngay, ốc c.hết, biến chất và ảnh hưởng đến những con ốc sống còn lại. Khi ăn dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, đường ruột như bệnh tả, tiêu chảy, ngộ độc…
Mẹo làm sạch ốc vừa nhanh vừa hiệu quả
Dùng thau kim loại
Khi gặp kim loại, ốc sẽ nhanh chóng nhả hết bùn đất. Mua ốc về, bạn hãy ngâm trong thau hay chậu kim loại. Nếu không có, bạn có thể thả những vật dụng kim loại như dao, nĩa vào ngâm chung với ốc. Ốc sẽ nhả hết bùn đất sau 2-3 tiếng.
Ngâm ốc trong nước vo gạo
Sử dụng một thau đựng đầy nước vo gạo và ngâm ốc trong khoảng 1 – 2 tiếng đồng hồ, tất cả chất bùn trong miệng ốc sẽ tự động nhả ra và vón thành từng mảng chất nhầy. Chỉ cần bạn rửa lại với nước sạch là có những con ốc sạch để chế biến món ăn ngon.
Ngâm ốc với dao
Hãy thả vào nước ngâm ốc một con dao nhỏ. Mùi của dao trong nước sẽ kích thích ốc nhả bùn và chất bẩn nhanh hơn, triệt để hơn.
Ngâm ốc bằng hỗn hợp tổng hợp
Bạn cũng có thể ngâm ốc cùng nước pha giấm và ớt tươi băm nhuyễn 2 – 3 tiếng. Tuy nhiên ốc sau khi ngâm theo cách này nên được chế biến ngay để giữ vị tươi ngon.
Hoặc dùng các gia vị như giấm, chanh, ớt, muốn rút ngắn thời gian làm sạch ốc, bạn dùng nước pha với giấm chua, chanh hoặc ớt bột. Tất cả gia vị trên đều có tác dụng làm ốc nhả hết bùn đất cũng như chất nhờn rất nhanh.
Cho thêm vài lát ớt vào nước khi ngâm ốc
Để khiến ốc nhả bùn đất nhanh, bạn nên cho vài lát ớt tươi vào nước ngâm. Cách này đã được nhiều người nhận định là rất hiệu quả.
Cách giảm nhớt của ốc khi chế biến
Nếu bạn lấy thịt ốc sống để chế biến món ăn, bạn có thể bóp thịt ốc với ít giấm, hoặc muối hạt để giảm nhớt.
Nếu bạn luộc ốc, lấy một lượng mẻ vừa phải trộn đều với ốc và đem luộc. Mẻ giúp ốc bớt tanh và giảm nhớt.
Lót một lớp lá chanh và sả ở đáy nồi, hương thơm của các gia vị nói trên sẽ làm ốc không còn tanh và có mùi thơm ngon.
Hạo Nhiên
Theo Đời sống Plus/GĐVN