Ngày 1-5, Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang (TP. Châu Đốc) cho biết, bệnh viện đã xử lý thành công một ca dị vật đường thở rất nguy hiểm.
Khoảng 16 giờ, ngày 30-4, anh T.G.T (38 t.uổi, ngụ thị trấn An Phú, An Phú, An Giang) bị hóc phải hàm răng giả khi đang ngủ. Sau khi nuốt, bệnh nhân khó thở đau ngực nhiều.
Đến 18 giờ, anh được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang. Các bác sĩ bệnh viện đã nhanh chóng hội chẩn, chụp X-quang, CT… xác định dị vật hàm 3 răng giả 10×30mm có góc nhọn đang nằm trong phế quản gốc trái.
Đây là trường hợp dị vật đường thở khó, nguy hiểm do kích thước to, có góc nhọn, rất dễ xảy ra tai biến khi gắp, có khả năng diễn tiến nặng khi thủ thuật. Bệnh viện tiến hành hội chẩn phương án thủ thuật, gây mê….
Đến 20 giờ cùng ngày tiến hành gắp dị vật. Sau 5 phút, dị vật đã được lấy ra khỏi đường thở. Hiện, bệnh nhân đã ổn định, có thể xuất viện sớm.
Dị vật đường thở là một tai nạn trong sinh hoạt có thể xảy ra ở mọi lứa t.uổi, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Nếu không được chẩn đoán sớm, xử trí đúng, kịp thời, sẽ dễ dẫn tới các biến chứng nặng nề và người bệnh có thể t.ử v.ong nhanh chóng sau khi hóc.
Riêng trường hợp của anh T., các bác sĩ khuyến cáo: người dân cần chú ý tránh gắn răng giả kém chất lượng, để hạn chế tình trạng răng giả bị rơi khi ngủ sẽ hóc vào đường thở.
Đưa con đi khám vì đang ăn cháo bỗng ho liên tục, bà mẹ sợ tái mặt khi nhìn vào phim chụp X-quang
Nhìn theo ngón tay của bác sĩ chỉ, bà mẹ này không khỏi sợ hãi.
Hóc nghẹn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một tai nạn nguy hiểm, thậm chí đe đọa đến tính mạng của trẻ nếu không được sơ cứu đúng cách kịp thời. Ngoài việc các cha mẹ luôn kiểm tra và cất kỹ các vật dụng và đồ chơi nhỏ, tránh xa tầm tay của con ra, trong việc cho con ăn uống, bạn cũng phải hết sức cẩn thận.
Cách đây vài hôm, một bà mẹ họ Trương, sinh sống ở Trung Quốc, đã lên tiếng cảnh báo các cha mẹ khác về vấn đề cho con ăn cháo sau khi con trai chị (11 tháng t.uổi) bị một chiếc xương heo bị mắc kẹt trong khí quản.
Chị Trương mua xương về hầm lấy nước nấu cháo cho con.
Theo lời bà mẹ này kể thì sáng hôm đấy chị có đi mua một ít xương heo về hầm để lấy nước nấu cháo cho con. Trong khi đang ăn rất ngon thì b.é t.rai đột nhiên ho liên tục. Thấy con như vậy, chị Trương biết con đã bị mắc nghẹn rồi nên ngay lập tức móc họng cho con. Mặc dù đ.ứa t.rẻ có ói ra một ít cháo, nhưng vẫn cảm thấy không thoải mái và quấy khóc liên tục.
Theo dõi con một ngày mà tình trạng của con vẫn không thay đổi, ngày hôm sau, chị Trương tức tốc đưa con vào bệnh viện khám.
Kết quả chụp X-quang cho thấy có một mẩu xương dài 0,5cm và rộng 0,3cm đang nằm bên trong khí quản của b.é t.rai. Chị Trương sợ hãi tái mặt khi bác sĩ đẩy con vào phòng phẫu thuật khẩn cấp.
Kết quả chụp X-quang cho thấy có một mẩu xương đang mắc kẹt trong khí quản của con trai chị Trương.
May mắn là một lúc sau, bác sĩ thông báo ca phẫu thuật thành công. Họ đã lấy được phần mẩu xương ra khỏi cơ thể đ.ứa t.rẻ.
Nhân câu chuyện của mình, chị Trương cũng muốn chia sẻ lời bác sĩ dặn với các bậc phụ huynh khác. Rằng ngoài việc cẩn thận cất kỹ các vật dụng nhỏ như pin, đồng xu, các loại hạt… thì trong khi cho con ăn, cha mẹ cũng cần lưu ý nên lọc cháo ra ray trước khi cho con ăn nhằm loại bỏ các mẩu xương nhỏ nằm lẫn trong cháo. Đồng thời không nên cho con cho vừa ăn vừa chạy, như vậy cũng rất dễ bị mắc nghẹn vì cháo “đi lạc” sang bộ phận khác.
Các bác sĩ đã phải phẫu thuật khẩn cấp để lấy miếng xương ra ngoài.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyên chị Trương không nên nấu cháo cho con bằng nước hầm xương thường xuyên Xương dù có được ninh hầm trong nhiều giờ hay được nấu chậm thì vẫn chứa rất ít chất dinh dưỡng như vitamin, đạm… Đặc biệt tuy nước hầm xương có chứa canxi, nhưng đó lại là canxi vô cơ – cơ thể trẻ không thể hấp thụ được.
Do đó, nếu cha mẹ chỉ dùng nước hầm xương để nấu cháo cho con mà không bổ sung thêm thịt cá, rau củ, trái cây kèm thêm vào bữa ăn, trẻ sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, thấp còi, chậm lớn.