Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng t.huốc l.á điện tử trong giới trẻ đang gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên t.huốc l.á điện tử chứa nicotine và nhiều chất độc hại khác, có nguy cơ ảnh hưởng đến não bộ, phổi, gây ung thư…
Tình trạng học sinh, sinh viên sử dụng t.huốc l.á điện tử đã diễn ra ngày càng nhiều, ảnh hưởng xấu tới hành vi, lối sống, sức khỏe, đồng thời gây ra các hậu quả trước mắt và lâu dài về kinh tế, xã hội.
Nhiều học sinh, sinh viên cho rằng t.huốc l.á điện tử không gây nghiện như t.huốc l.á và hoàn toàn vô hại khi sử dụng. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng t.huốc l.á điện tử và các thiết bị tạo khói cá nhân có cũng khả năng rất nguy hiểm đối với con người.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cho biết, hiện nay chưa có bằng chứng quốc tế cho thấy t.huốc l.á điện tử là an toàn và có tác dụng cai nghiện t.huốc l.á điếu thông thường. Tổ chức Y tế Thế giới cũng khẳng định, các sản phẩm t.huốc l.á đều độc hại dưới mọi hình thức.
Thành phần dung dịch trong t.huốc l.á điện tử có nicotine. Ngoài tính gây nghiện, nicotine tác động tiêu cực đến sự phát triển thai nhi và các bệnh tim mạch.
Nicotine không phải là chất gây ung thư, nhưng tác động như “chất tạo khối u”, liên quan đến hình thành bệnh ung thư cũng như ảnh hưởng đến thần kinh.
Trẻ v.ị t.hành n.iên và thai nhi tiếp xúc với nicotine sẽ ảnh hưởng lâu dài đến phát triển não bộ, tiềm năng dẫn đến rối loạn học tập và rối loạn tâm thần kinh.
Trong t.huốc l.á điện tử cũng có propylene glycol. Chất này có thể tạo thành propylene oxide, một chất gây ung thư khi được đun nóng.
Đặc biệt, glycerin hay glycerol gốc thực vật khi được đun nóng và hóa hơi, tạo thành acrolein, có thể gây kích ứng đường hô hấp trên.
Ngoài ra, các kim loại có thể gây độc như chì, bạc, cadmium, chromium, thủy ngân, nickel cũng được xác định có trong t.huốc l.á điện tử.
Người hít phải khói t.huốc l.á điện tử cũng giống như người hút trực tiếp đều có nguy cơ mắc hơn 25 loại bệnh tật. Nặng nề nhất như: ung thư phổi, ung thư thanh quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đột quỵ, xuất huyết não, ung thư dạ dày…
Bên cạnh đó là các vấn đề sẽ ảnh đến chất lượng cuộc sống: vô sinh, liệt dương, bệnh lý răng miệng, bệnh lý đại tràng, dạ dày,…
Các ảnh hưởng xấu của t.huốc l.á điện từ còn bao gồm tăng nguy cơ nghiện nicotine với người đã từng hút và chưa bao giờ hút, tăng nguy cơ động kinh, mắc các bệnh về răng miệng, gây các vụ nổ / bỏng, chấn thương, gãy xương…
5 thói quen nấu ăn hàng ngày khiến nhiều người “rước” bệnh ung thư
Các yếu tố gây ung thư luôn tồn tại trong cuộc sống chúng ta và ngay cả một số thói quen nấu nướng không lành mạnh cũng có thể là sát thủ thúc đẩy sự phát triển của ung thư.
1. Không mở máy hút mùi trong khi nấu
Nhiều người không có thói quen bật máy hút mùi khi nấu nướng hoặc tắt ngay sau khi nấu xong. Theo một vài nghiên cứu khoa học, lý do mà một số phụ nữ không hút thuốc nhưng vẫn được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi thường liên quan đến khói bếp.
Trong khói bếp chứa rất nhiều chất gây hại cho cơ thể con người. Thậm chí, có những nghiên cứu phát hiện ra rằng, hệ thống thông gió kém trong khi nấu nướng, tương đương với việc hút 2 bao thuốc mỗi ngày.
Những khói dầu này chứa hydrocacbon thơm đa vòng, crotonaldehyde. Các chất gây ung thư trong khói nếu phơi nhiễm trên diện rộng trong một thời gian dài không chỉ gây ra các bệnh mãn tính về đường hô hấp mà nguy cơ ung thư phổi cũng tăng cao.
2. Không cọ rửa nồi khi nấu ăn
Để nấu nhanh nhất có thể, nhiều người thường bắt tay ngay vào nấu món tiếp theo sau khi lấy món ăn trước ra khỏi nồi. Như mọi người đã biết, sau mỗi lần nấu ăn, rất nhiều dầu mỡ và cặn thức ăn còn bám vào thành nồi.
Việc đun nóng nhiều phần dầu mỡ còn thừa cũng sẽ sinh ra chất gây ung thư acrylamide. Nó không chỉ làm giảm màu sắc, mùi vị của các món ăn nấu tiếp theo mà còn tích tụ dần trong cơ thể.
3. Xào rau trong dầu nóng
Nhiều người vẫn thường lầm tưởng rằng, khi nhiệt độ dầu tăng lên một mức nhất định thì mùi thơm của thức ăn mới thật sự kích thích. Tuy nhiên, các đầu bếp chuyên nghiệp khuyên bạn không nên xào rau trong dầu nóng bởi nó không chỉ nhằm mục đích chống dính khi nấu ăn mà còn làm giảm sản sinh chất gây ung thư.
Nguyên nhân cụ thể là do khi nhiệt độ dầu tiếp tục tăng, một số lượng lớn các hợp chất có thể xuất hiện trong khói tạo ra các chất gây ung thư khác nhau như acrolein và benzopyrene.
4. Sử dụng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần
Khi nấu quá nhiều món ăn, mọi người có xu hướng dùng lại dầu ăn nhiều lần. Ngay cả khi đã lọc cặn thực phẩm trong khi chiên ngập dầu, các chất gây ung thư vẫn tồn tại. Hơn nữa dầu được đun nóng ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra một lượng lớn chất béo trans. Từ đây, những căn bệnh về gan nhiễm mỡ, tim mạch và mạch m.áu não sẽ dần hình thành và phát triển âm thầm trong cơ thể.
5. Nêm quá nhiều muối
Muối là gia vị được rất nhiều người ưa thích, nhưng nếu cho nhiều muối vào món ăn trong quá trình nấu nướng không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà còn tăng nguy cơ mắc ung thư, trong đó có ung thư thực quản và dạ dày. Khả năng thẩm thấu cao của muối ăn sẽ trực tiếp phá hủy lớp niêm mạc và gây tổn thương niêm mạch dạ dày, gây ra nhiều vấn đề như loét và viêm nhiễm.
Trên thực tế, theo quan điểm khoa học, muốn giảm nguy cơ ung thư, trước hết nên cải tiến cách chế biến đồ ăn. Hãy thường xuyên ăn những món hấp, luộc và giảm chiên, xào. Đồng thời các món ăn phải chú ý đến hương vị nguyên bản, quá nhiều gia vị và chế biến cầu kì sẽ làm mất đi vị ngon ban đầu của món ăn.