Hội chứng kẻ mạo danh: Căn bệnh khủng khiếp nơi công sở mà ít ai biết đến

Nghe có vẻ đơn giản nhưng chứng bệnh này thực sự không phải chuyện đùa đâu nhé!

Trong cuộc sống nói chung và môi trường công sở nói riêng tồn tại một loại hội chứng đáng sợ – hội chứng kẻ mạo danh ( Imposter Syndrome). Khái niệm này có nghĩa là người ta cảm thấy gian lận, hoài nghi về năng lực bản thân, trong khi họ thực sự là những người có năng lực lẫn trình độ chuyên môn. Theo nghiên cứu khảo sát, có đến 20% sinh viên Đại học và người đi làm đang phải đối mặt với hội chứng này.

Ví dụ cụ thể hơn, khi bạn đang chuẩn bị ứng tuyển vào một công việc nào đó rất giàu tiềm năng, bạn hoàn toàn có năng lực để chinh phục nó. Nhưng tâm trí bạn lại nghĩ mình là một kẻ kém cỏi, nên cuối cùng bạn đã không nộp đơn vào công ty đó.

Rồi cả khi ở trên công ty, sếp giao cho bạn một trọng trách cao cả. Mặc dù đồng nghiệp lẫn sếp đều tin tưởng giao phó cho bạn nhưng bạn vẫn không dám đương đầu thử thách và cuối cùng đã từ chối cơ hội. Bạn còn sợ bản thân bị xấu hổ nếu như người khác phát hiện ra bạn không xứng đáng cho vị trí này.

Hội chứng kẻ mạo danh luôn làm bạn chìm trong những trạng thái bồn chồn bất an, khiến bạn phải liên tục tự vấn lại bản thân. Nó kìm hãm sự phát triển của chúng ta trong công việc.

Bạn trẻ cũng cần phân biệt hội chứng kẻ mạo danh và trạng thái bất an lo lắng. Trong khi sự bất an là nỗi sợ rằng bạn không đủ giỏi nên không được thăng chức, thì kẻ mạo danh là cảm giác sợ không ai nhận ra mình không đủ giỏi. Hiểu nôm na thì bạn có được công việc này vì đã lừa được mọi người, nhưng ngay khi bạn làm sai việc gì đó, người ta sẽ lật tẩy bạn vì đã nói dối về khả năng của mình và sẽ nổi giận với bạn. Hội chứng này khiến người mắc lao đầu vào công việc để không bị bắt quả tang bởi sự “kém cỏi” của họ.

Lam, trưởng phòng truyền thông 25 t.uổi đã chia sẻ “Bản thân mình lúc nhận được chức mới thấy áp lực kinh khủng. Mình chẳng nghĩ mình sẽ làm trưởng phòng vì bản thân mình đâu có tài đến thế? Rồi đồng nghiệp nói mình đủ giỏi để lãnh đạo thì mình còn khủng hoảng hơn nữa. Nhỡ đâu đến một ngày mình chẳng làm được việc và mọi người thấy mình là một kẻ ăn may thì sao nhỉ? Nghĩ đến thôi đã mệt mỏi thực sự rồi ấy!”

Vậy, làm thế nào để đẩy lùi tiến tới xóa bỏ hội chứng tâm lý kinh khủng này?

Trước hết, giống như tất tần tật những căn bệnh tâm lý khác, chúng ta nên biết tới sự tồn tại của bệnh này và hiểu rõ bản thân đang mắc chúng. Tiếp đến, đừng học cách chối bỏ lời khen từ người khác. Mỗi lần xua đuổi lời khen như thế, bạn vừa để căn bệnh mình nặng hơn, vừa làm tổn thương đối phương rất nhiều.

Thứ ba, không được đ.ánh đồng thành công của bạn và may mắn. May mắn chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong toàn bộ nỗ lực mà bạn đã đang và sẽ cố gắng. Cũng đừng nói về thành tựu cá nhân với những cụm từ gây nhụt chí như “chỉ là…”, “đơn là vì…”…

Hãy luôn ghi lại và nhớ từng thành công, thất bại của cá nhân mình. Mỗi khi đọc lại chúng, bạn mới thấy thành công hay thất bại là chuyện đương nhiên trong đời.

Cuối cùng, mỗi dân công sở đều nên nhận thức được việc hoàn hảo là điều không thể, bạn đừng cố chạy theo hai từ đó! Chi bằng hãy tự hào về sự khiêm tốn chính bản thân mình. Tin tưởng ở năng lực của chúng ta và mạnh dạn đương đầu thử thách bạn nhé!

Theo Helino

Những mẹo giúp bạn “hồi sinh” khi cảm thấy mệt mỏi

Dù là ở công sở, siêu thị hay trên đường, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản mà hiệu quả dưới đây.

Ngủ khoảng 20 phút: Các nhà nghiên cứu giấc ngủ cho rằng, 20 phút là vừa đủ cho một giấc ngủ năng lượng để bạn tỉnh táo trở lại. Bạn có thể tìm 1 nơi tối, mát mẻ, không bị làm phiền; Dùng bịt mắt để ngăn hoàn toàn ánh sáng; Ngủ vào thời điểm 1 đến 2 tiếng sau bữa trưa…

Ngồi thẳng lưng: Các nghiên cứu cho thấy ngồi thẳng lưng giúp bạn chống lại cơn mệt mỏi thông qua việc tăng lượng oxy trong m.áu. Các bài thử nghiệm khác cho thấy, những người ngồi thẳng lưng thường có tâm trạng tốt hơn và ít có những cảm xúc tiêu cực hơn những người ngồi gù lưng. Bạn cũng có thể giãn cơ nhẹ nhàng ở ngay bàn làm việc để cải thiện tuần hoàn m.áu và tăng năng lượng để làm việc.

Cười thật sảng khoái: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Khi cười, chúng ta hít vào không khí giàu oxy, giúp kích thích tim và cơ, tăng nồng độ endorphin trong m.áu. Bởi vậy, nếu cảm thấy mệt mỏi khi làm việc, hãy nghỉ tay một chút để xem một clip vui hoặc đọc một câu chuyện cười để cười thật sảng khoái.

Tắm nắng: Chúng ta dễ thấy uể oải khi ở nơi ít ánh sáng. Bóng tối kích thích cơ thể sản sinh ít serotonin hơn – một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng, khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. Hãy mở cửa và để ánh nắng vào phòng, hoặc đi dạo một chút để tắm nắng.

Ngửi quế: Hương quế có tác động kì diệu đến não bộ con người, giúp cải thiện hoạt động não, chống lại chứng suy giảm trí nhớ và căng thẳng, giúp ta tư duy nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Uống nước: Theo các bác sĩ, mất nước là một trong những nguyên nhân chính gây mệt mỏi và kiệt sức. Các triệu chứng khác của mất nước bao gồm đau đầu, chóng mặt và thay đổi tâm trạng. Nhiều người trong chúng ta không chú ý đến lượng nước mình uống mà chỉ uống nước khi thực sự thấy khát. Vì vậy, khi bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy thử uống thật nhiều nước và xem những thay đổi của cơ thể sau đó.

Massage chân: Stress là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây mệt mỏi vào cuối ngày. Massage chân đúng cách sẽ khiến cơ thể bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Bàn chân là nơi kết thúc của 7000 dây thần kinh, 19 cơ, 107 dây chằng và 26 xương. Tạo áp lực vừa phải lên bàn chân sẽ giúp giảm đau, giảm căng thẳng và mệt mỏi.

Nhai hạnh nhân: Hạnh nhân là sự lựa chọn hoàn hảo cho bữa phụ giữa ngày. Hạnh nhân chứa riboflavin và L-carnitine – những nhân tố có liên quan đến sự tăng năng suất của não. Hạnh nhân cũng giàu magie, các vitamin và khoáng chất giúp cải thiện sức khỏe toàn diện và chống lại sự mệt mỏi sau bữa trưa./.

CTV Ngọc Diệp/VOV.VN (biên dịch)

Theo Brightside

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *