Hội chứng ruột kích thích có nguy cơ nặng hơn trong mùa dịch COVID-19

Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt gây ra những cơn đau bụng, đau quặn, đi ngoài phân lỏng, sống, táo,… hiến người bệnh khổ sở.

Đặc biệt, trong giai đoạn diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh COVID-19, người hội chứng ruột kích thích đứng trước nguy cơ nặng hơn, dễ biến chứng nguy hiểm.

Hội chứng ruột kích thích dễ biến chứng nguy hiểm (ảnh minh hoạ)

Vì sao người hội chứng ruột kích thích có nguy cơ nặng hơn trong mùa dịch COVID-19

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong đường ruột của con người có khoảng 100 triệu tế bào thần kinh kết nối với não bộ, nên được gọi là hệ trục não – ruột. Mà lợi khuẩn chính là nhà máy sản xuất vitamin nhóm B – đây là thức ăn giúp não an thần, giảm các căng thẳng stress.

Những người hội chứng ruột kích ảnh hưởng rất nhiều do yếu tố tâm lý. Cứ căng thẳng, stress là người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng, buồn đi vệ sinh. Bởi vì khi não bị căng thẳng sẽ tác động xuống làm rối loạn nhu động ruột, gây ra những cơn đau co thắt mạnh ở đại tràng, nguy hiểm hơn lúc này lợi khuẩn sẽ bị t.iêu d.iệt một lượng lớn nên dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 như hiện nay, người hội chứng ruột kích thích lại càng lo lắng, căng thẳng, khiến lợi khuẩn càng c.hết nhiều. Và khi lợi khuẩn thiếu hụt trầm trọng sẽ không cung cấp đủ vitamim nhóm B là thức ăn cho não bộ, nên các triệu chứng như: đau bụng, đầy bụng, trướng hơi, phân lúc lỏng, lúc táo, lúc nát…lại càng trầm trọng.

Vì vậy nếu người bệnh không chú trọng bổ sung lợi khuẩn tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh vật đường sẽ càng trở nên trầm trọng, nên rối loạn tiêu hóa triền miên, dễ biến chứng thành các bệnh nguy hiểm như viêm đại tràng, ung thư đại trực tràng…

Bí quyết giúp người hội chứng ruột kích thích “yên ổn” mùa dịch COVID-19

Theo các chuyên gia tiêu hóa, việc bổ sung lợi khuẩn là vô cùng quan trọng đối với việc chữa trị bệnh hội chứng ruột kích thích. Đặc biệt là lợi khuẩn bifidobacterium (bifido). Vì đây là loại lợi khuẩn chính chiếm hơn 90% tổng số lượng lợi khuẩn đường ruột và cư trú chủ yếu ở đại tràng. Riêng ở đại tràng bifido chiếm gần như tuyệt đối 99% tổng số lợi khuẩn.

Bổ sung lượng lớn lợi khuẩn sống bifido vào sẽ giúp người bệnh thông suốt hệ trục não ruột, đảm bảo vitamin B thức ăn cho não bộ, tinh thần phấn chấn vui vẻ, ít bị căng thẳng, giúp những cơn đau thưa dần và biến mất.

Đặc biệt, có đủ bifido, sẽ đảm bảo 3.000 enzym tiêu hóa thức ăn, giúp người bệnh dứt các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và giúp người bệnh sống hòa bình, ổn định, không lo biến chứng viêm đại tràng, ung thư đại tràng.

Đặc biệt, 70% hệ miễn dịch của con người là do lợi khuẩn kiến tạo nên, chính vì vậy việc tăng cường bổ sung lợi khuẩn giúp người hội chứng ruột kích thích tăng cường hệ miễn dịch, giúp bảo vệ sức khoẻ trước dịch bệnh COVID-19.

Tuy nhiên, lợi khuẩn bifido rất dễ c.hết khi qua môi trường axit, nên khi xuống đến dạ dày gần như bị t.iêu d.iệt hoàn toàn.

Sáng chế đột phá của người Nhật : Biết được tầm quan trọng của lợi khuẩn bifido đối với việc đẩy lùi hội chứng ruột kích thích, các nhà sáng chế của hãng dược phẩm nổi tiếng 127 năm t.uổi Morishita Jintan của Nhật đã sáng chế ra công nghệ SMC (Seamless Micro Capsule) sản xuất men vi sinh, công nghệ này được cấp bằng sáng chế, giúp bao bọc, bảo vệ lợi khuẩn bifido trong các viên nang hình cầu thế hệ mới, liền mạch không có vết nối, có lớp màng kép kháng được axit dạ dày, do đó công nghệ này giúp đưa được lợi khuẩn sống an toàn khi đi qua môi trường axit trong dạ dày vào đến ruột non và đại tràng, với tỉ lệ sống sót cao nên nhanh chóng giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và giúp giải quyết triệt để vấn đề của người bệnh.

Công nghệ SMC đưa lợi khuẩn bifido vào sâu tận đại tràng (ảnh minh hoạ)

Bổ sung đầy đủ lợi khuẩn bifido cho đường ruột từ men vi sinh Nhật Bản là cách giải quyết đơn giản mà hiệu quả dành cho người hội chứng ruột kích thích, giúp giải thoát cảnh bệnh tái đi tái lại, giúp người bệnh đảm bảo sức khỏe sẵn sàng chiến đấu với dịch bệnh.

5 kiêng kị với người mắc chứng bệnh rất phổ biến khiến nữ giới t.uổi 30 lo sợ

Căn bệnh ở đường tiêu hoá này thường gặp nhất từ 18-30 t.uổi, nữ mắc bệnh gấp đôi nam. Trình độ học vấn cao mắc bệnh nhiều hơn.

Hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt) là các rối loạn chức năng của đại tràng, tái diễn nhiều lần mà người bệnh đi khám, làm các xét nghiệm nhưng đều không thấy bất kỳ một tổn thương thực thể nào về giải phẩu, tổ chức học cũng như sinh hóa ở ruột.

Những ai dễ mắc ruột kích thích?

TS, BS Trần Văn Chiển, Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện 108 cho hay, hội chứng ruột kích thích thường gặp ở t.uổi thanh niên và trung niên, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất từ 18-30 t.uổi, giảm sau t.uổi 50, nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới tỷ lệ 2:1. Những người có trình độ học vấn cao, học sinh, cán bộ tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với công nhân, nông dân, thành thị mắc bệnh nhiều hơn ở nông thôn…

Về nguyên nhân, theo TS Chiển hiện chưa rõ, bệnh có liên quan đến nhiều yếu tố. Trong đó, hai yếu tố chủ đạo là n.hiễm t.rùng đường ruột và rối loạn tâm lý. Ngoài ra còn yếu tố di truyền, ăn uống, dùng thuốc, nội tiết… Các yếu tố này làm phát sinh những động ruột bất thường, liên quan đến tính phản ứng cao của nhu động ruột và sự mẫn cảm của đường ruột.

Hội chứng ruột kích thích là hội chứng rối loạn chức năng, không có tổn thương thực thể, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống. Bệnh kéo dài làm cho người bệnh luôn lo lắng căng thẳng, mất ngủ, lo sợ bị các bệnh hiểm nghèo khác của ruột.

Các biểu hiện thường gặp bao gồm:

– Đau bụng: là triệu chứng chủ yếu và thường gặp nhất, xuất hiện sau khi ăn, hay đau vùng bụng dưới và hố chậu trái. Giảm đau sau khi đại tiện hoặc trung tiện.

– Đại tiện lỏng: 3-5 lần/ngày, phân lỏng hoặc nát, phân có thể lẫn nhầy nhưng không bao giờ có m.áu theo phân.

– Táo bón: đại tiện phân rắn, lượng ít, có thể lẫn nhầy và xuất hiện xen kẽ với đại tiện lỏng.

– Trướng bụng: Thường nặng về ban ngày, đặc biệt sau buổi trưa, giảm về ban đêm sau khi ngủ.

Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Các triệu chứng trên thường tái phát lặp đi lặp lại. Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng như: Sốt, sút cân nhanh, đi ngoài ra m.áu tươi hoặc phân đen, tự sờ thấy khối bất thường ở bụng hoặc biểu hiện của thiếu m.áu như: Da niêm mạc nhợt, hay chóng mặt hoa mắt… thì cần cảnh giác và đến gặp bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời.

Điều trị và phòng ngừa:

Điều trị hội chứng ruột kích thích là một khó khăn chung cho cả Tây y và Đông y. Dù bệnh điều trị được nhưng rất dễ tái phát, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Theo Y học hiện đại, các triệu chứng lâm sàng có thể giảm hoặc mất sau điều trị nhưng rất dễ tái phát. Các loại thuốc có thể được sử dụng bao gồm: Thuốc bổ sung chất xơ; Thuốc chống tiêu chảy; Thuốc kháng cholinergic và chống co thắt; Thuốc chống trầm cảm; Thuốc kháng sinh…

Còn theo Đông y, hội chứng ruột kích thích được xếp vào các chứng: Tiết tả, phúc thống, phúc chướng, tiện bí… Nguyên nhân bệnh là do rối loạn công năng các tạng phủ, đặc biệt là tỳ vị, thận, can và các yếu tố đàm thấp, huyết ứ.

Tùy theo nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng mà Đông y phân thành các thể bệnh khác nhau và dùng các bài thuốc cổ phương, nghiệm phương gia giảm các vị thuốc sao cho phù hợp. Nhưng biện pháp điều trị chủ đạo vẫn là điều hòa chức năng tỳ vị, hành khí chỉ thống, chỉ tả (nếu đại tiện lỏng), nhuận tràng thông tiện(nếu đại tiện táo)…

Để điều trị và phòng ngừa hội chứng ruột kích thích hiệu quả, đối với bệnh nhân, TS Chiến lưu ý cần thực hiện tốt một số điểm sau:

1. Tránh căng thẳng, lo âu, suy nghĩ.

2. Ăn uống đúng giờ, lượng vừa phải, không nên ăn uống quá nhiều.

3. Kiêng đồ ăn tanh, lạnh, cay, ít dầu mỡ, lượng đạm vừa phải, tăng cường rau xanh chất xơ, hoa quả.

4. Hạn chế uống bia rượu và cà phê.

5. Kiêng ăn những đồ ăn uống sinh hơi như: đồ uống có ga, các loại đậu, bắp cải, nho, táo…

T.Nguyên (ghi)

Theo giadinh.net

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *