Hội chứng vai đông cứng liên quan tới Covid-19

Bệnh nhân phải vật lộn để làm những việc đơn giản như gội đầu, mặc quần áo hay ngủ.

Narah Noll Wilson bắt đầu cảm thấy đau nhói ở vai phải vào tháng 7 năm ngoái bất cứ lúc nào cô cố gắng đưa tay ra sau. Sau đó, người phụ nữ 40 t.uổi, sống ở TP Des Moines ( bang Iowa, Mỹ), biết rằng cô đã bị một căn bệnh kéo dài trong nhiều tháng: Viêm quanh khớp vai thể đông cứng hay còn gọi là Vai đông cứng.

Khoảng 2 đến 5% dân số Mỹ bị căn bệnh chưa rõ nguyên nhân chính xác trên. Một số chuyên gia ghi nhận sự gia tăng các ca bệnh trong gần 2 năm qua có thể liên quan đến đại dịch Covid-19.

Michael Fu, chuyên gia về vai, nhận định: “Nếu bạn bị Covid-19, cơ thể sẽ ở trong tình trạng viêm nhiễm cao và vai bị đóng băng về cơ bản là vấn đề viêm nhiễm”.

Những người có nguy cơ mắc bệnh

Bệnh thường gặp ở người từ 40 tới 60 t.uổi, phụ nữ mắc nhiều hơn nam giới. Julie Bishop, Trưởng bộ phận phẫu thuật vai tại Trung tâm Y tế Wexner, cho biết, các ca bệnh có vẻ phổ biến hơn ở những người có bệnh nền như tiểu đường, rối loạn tuyến giáp.

Có một số giả thuyết cho rằng việc nhiễm Covid-19 góp phần làm cho vai bị đông cứng. Các nhà nghiên cứu ở Italy ghi nhận 12 người bị đau và cứng vai phát sinh sau Covid-19 không rõ nguyên nhân.

Rajwinder Deu, chuyên gia về y học thể thao tại Trường Y Johns Hopkins, nói, vắc xin có thể là một nguyên nhân tiềm năng khác. Một số bệnh nhân bị đau vai sau khi tiêm vắc xin cúm hoặc vắc xin Covid-19, khả năng do nhân viên y tế tiêm quá cao vào bắp tay, gây viêm.

Triệu chứng của bệnh đông cứng vai

Bệnh bắt đầu với giai đoạn viêm, được đặc trưng bởi cơn đau nhói. Khi bệnh trở nên trầm trọng hơn, tình trạng cứng khớp hình thành giống như “thắt chặt một chiếc đai quanh vai”.

“Cảm giác giống một con dao hoặc một cái gươm ngang qua vai khi tôi dịch chuyển tay, rất kinh khủng”, một bệnh nhân miêu tả.

Khi tình trạng viêm thuyên giảm, mọi người sẽ dần bớt đau nhưng vẫn gặp khó khăn khi vận động.

Thời gian diễn biến bệnh khác biệt tùy từng người. Hầu hết bệnh nhân sẽ khỏi trong vòng 1 năm, nhưng có trường hợp mất vài năm mới thoát tình cảnh vai đông cứng.

Cách điều trị

Một số ca vai đông lạnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng có người mất nhiều thời gian.

Các chuyên gia đ.ánh giá, việc phát hiện bệnh sớm rất quan trọng. Nếu bệnh mới ở giai đoạn viêm, tiêm thuốc vào khớp sẽ giúp giảm viêm và đau, cho phép mọi người tập vận động sớm hơn. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc chống viêm.

Mặc dù cơn đau rất tồi tệ nhưng giới chuyên môn không khuyến khích việc phẫu thuật quá sớm. Họ cho rằng phẫu thuật không thể loại bỏ chứng viêm hoặc ngăn chặn sự tiến triển tự nhiên của tình trạng này.

Các bác sĩ chuyên khoa vai thường chỉ định phẫu thuật cho những người đã qua giai đoạn viêm và không có tiến triển thông qua vật lý trị liệu.

Những người bị đông cứng vai nên biết rằng việc điều trị đòi hỏi sự kiên nhẫn.

Sau nhiều tháng vật lý trị liệu tích cực, Narah tin rằng vai của mình đang trong giai đoạn “tan băng” và tiếp tục cố gắng để phục hồi.

Tiêm vắc xin Covid-19 mũi 2 khác nơi tiêm mũi 1 có được không?

Ngày 21.9, anh D.N.S (22 t.uổi, ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM) phản ánh đến báo Thanh Niên về việc địa phương nơi anh đang cư trú không cho tiêm mũi 2 vắc xin Covid-19 AstraZeneca.

Người dân tiêm vắc xin Covid-19 mũi 2 khác nơi tiêm mũi 1 thì cần đăng kỳ trước để được mời đi tiêm. Ảnh DUY TÍNH

Theo anh S., ngày 20.9 anh đến điểm tiêm vắc xin Covid-19 trên đường Nguyễn Văn Tăng, P.Long Thạnh Mỹ , TP.Thủ Đức để tiêm mũi 2 vắc xin Covid-19 AstraZeneca thì cán bộ y tế ở đây không cho vào tiêm vì lý do không đủ vắc xin, tiêm ở đâu thì về chỗ đó tiêm, không có tin nhắn không được tiêm.

“Tôi có tin nhắn từ tổng đài tiêm chủng nhưng hẹn tiêm ở Q.Bình Tân, vì tôi tiêm mũi 1 ở Bình Tân khi còn làm ở đó từ tháng 6. Do nghỉ việc nên tôi về đây làm, nhưng cán bộ y tế ở điểm tiêm cũng không chấp nhận cho tiêm. Tôi có đọc báo và thấy là TP.HCM không phân biệt tiêm mũi 1 ở đâu và sẽ được tiêm mũi 2 ở nơi mình đang ở”, anh S. thắc mắc.

Trao đổi với PV Thanh Niên , đại diện Trung tâm y tế TP.Thủ Đức cho biết, giữa TP.Thủ Đức và Q.Bình Tân là khác nhau. Có thể Q.Bình Tân còn vắc xin nhưng hiện tại TP.Thủ Đức đang thiếu nên không có để tiêm. Để được tiêm mũi 2 vắc xin AstraZeneca tại TP.Thủ Đức, người dân cần đăng ký thông tin trên phần mềm tiêm chủng hoặc đăng ký ở phường để khi nào có vắc xin thì sẽ được nhắn tin hoặc mời ra tiêm, vì phường nào tiêm theo phường đó. Hy vọng vài ngày tới sẽ có vắc xin để mời người dân ra tiêm.

Trước đó, ngày 14.9, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM có văn bản gửi Trung tâm y tế, Phòng y tế và UBND quận, huyện, TP.Thủ Đức; các bệnh viện, phòng khám đa khoa về việc khắc phục các hạn chế trong việc tổ chức tiêm vắc xin Covid-19.

Theo đó, qua giám sát thực tế các địa điểm tiêm và phản ánh của người dân, Sở Y tế TP.HCM ghi nhận một số hạn chế như: một số nơi từ chối tiêm vắc xin Covid-19 mũi 2 cho người dân nếu mũi 1 tiêm tại địa phương khác. Sở Y tế đề nghị các đơn vị tiêm chủng, lãnh đạo các cơ sở y tế nhắc nhở các đội tiêm được phân công, hỗ trợ tiêm vắc xin Covid-19 không được từ chối tiêm mũi 2 cho người dân nếu mũi 1 đã tiêm ở địa phương khác. Tiếp tục duy trì các đội tiêm đã thành lập, sẵn sàng lực lượng hỗ trợ các địa phương khi có yêu cầu điều động thêm nhằm đạt độ phủ toàn dân được tiêm mũi 1 và tiếp tục tiêm mũi 2 cho những người đủ thời gian theo quy định của từng loại vắc xin…

Theo kế hoạch tiêm của TP.HCM, từ 17.9 đến 30.9, TP.HCM còn khoảng 515.988 người đang đợi tiêm vắc xin mũi 1. Đồng thời, người cần tiêm mũi 2 với vắc xin AstraZeneca là 781.817; 111.283 người tiêm Moderna; Pfizer là 60.532 người và Vero Cell là 848.864 người. Như vậy, tổng mũi 2 cần tiêm đến 30.9 là gần 1,8 triệu. Tổng số mũi 1 và 2 cần tiêm đến 30.9 là hơn 2,24 triệu mũi.

“Số vắc xin Covid-19 hiện có của TP là 410.820 liều các loại. Trong đó, AstraZeneca là 138.136 liều, Pfizer là 164.140 và Vero Cell hơn 108.000 liều. Như vậy TP cần hơn 1,8 triệu liều để tiêm mũi 1 và mũi 2. Sở Y tế báo cáo TP và đề xuất Bộ Y tế, tùy theo điều kiện khả năng của T.Ư phân bổ đến đâu thì tiêm đến đó.

Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cũng vừa có quyết định phân bổ 8 triệu liều vắc xin Covid-19 Vero Cell của Sinopharm cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành. Trong đó, TP.HCM được 500.000 liều.

Ngày 19.9, TP.HCM cũng đã nhận được 54.700 liều vắc xin Covid-19 AstraZeneca do Bộ Y tế phân bổ để cấp cho các quận, huyện.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *