Tôi tiêm mũi một vắc xin Pfizer đã được 6 tuần, bị lỡ tiêm mũi nhắc do bị sốt, đi ngoài.
Hiện điểm tiêm đang hết Pfizer, tôi có thể được tiêm bù vắc xin khác không? Tiêm muộn có giảm hiệu quả bảo vệ?
Bộ Y tế đã có hướng dẫn, trong trường hợp nguồn vắc xin Covid-19 hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vắc xin.
Cụ thể, với người tiêm mũi một là vắc xin AstraZeneca có thể tiêm nhắc mũi 2 bằng vắc xin Pfizer (nếu người được tiêm chủng đồng ý). Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8 – 12 tuần.
Còn trường hợp mũi một tiêm các vắc xin Sinopharm, Moderna, Pfizer sản xuất thì mũi thứ 2 chỉ tiêm vắc xin cùng loại.
Vì vậy, bạn đã tiêm vắc xin Pfizer mũi một, quá 2 tuần lịch tiêm nhắc, bạn cần liên hệ với cơ sở đã tiêm mũi một để được hướng dẫn.
Trong trường hợp hết vắc xin, quá lịch tiêm, trong bối cảnh vắc xin đang hạn chế như hiện nay, mọi người cần chờ để được tiêm mũi tiếp theo.
– Nhiều câu hỏi cùng nội dung: Việc quá thời gian khuyến cáo tiêm mũi 2 vắc-xin Covid-19 có ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ và có phải tiêm lại từ đầu hay không? Có phải tiêm lại từ đầu?
TS Đặng Thị Thanh Huyền , Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết, những khuyến cáo về mốc thời gian tiêm chủng vắc xin Covid-19 (khoảng cách giữa hai mũi tiêm) mà nhà sản xuất đưa ra là lý tưởng nhất và trong bối cảnh dồi dào và sẵn nguồn vắc xin.
Còn trong tình trạng thiếu vắc xin như hiện nay ở Việt Nam, việc tiêm chậm hơn so với khuyến cáo trong một khoảng thời gian nhất định, đến mũi tiêm sau vẫn tiếp tục duy trì hiệu quả của vắc xin, người dân không phải tiêm lại từ đầu các mũi vắc xin.
Đến nay, chưa có thời gian tối đa của việc chậm tiêm mũi 2 là bao nhiêu. Tuy nhiên, những trường hợp gần đến lịch tiêm chủng, các cơ quan, doanh nghiệp cần khẩn trương làm công văn và liên hệ với đơn vị đã tiêm mũi một trước đó để nhanh chóng thực hiện tiêm mũi 2.
Nếu nguồn cung ứng vắc xin Covid-19 còn hạn chế, người dân đã tiêm mũi một cần kiên nhẫn, chờ đến lượt được thông báo đi tiêm mũi 2.
Khi được tiêm mũi một là bạn đã được bảo vệ ở một mức độ an toàn nhất định. Theo thông báo của nhà sản xuất, nếu tiêm một mũi vắc xin thì nguy cơ mắc bệnh Covid-19 giảm hơn 70% so với nhóm chưa được tiêm chủng. Việc tiêm mũi 2 sẽ giúp củng cố hiệu lực bảo vệ này.
Mặc dù đã tiêm vắc xin, bạn vẫn cần tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Những điều cần biết về vắc xin Covid-19 Pfizer vừa về Việt Nam
Vắc xin Pfizer được phát triển bằng công nghệ mARN, đây là công nghệ mới nhất hiện nay. Loại vắc xin này cũng cho thấy hiệu lực 95% trong việc phòng nhiễm virus SARS-CoV-2 có triệu chứng.
Loại vắc xin đầu tiên được WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp
Sáng 7/7, lô vắc xin 97.110 liều Pfizer đầu tiên đã về đến sân bay Nội Bài, Hà Nội. Trong tháng 7, Việt Nam sẽ nhận thêm khoảng 8 triệu liều vắc xin Covid-19 thông qua cơ chế Covax.
Vắc xin Pfizer có thời hạn sử dụng 6 tháng trong điều kiện bảo quản âm 80 độ C. Nếu bảo quản từ 2-8 độ C sẽ giữ được trong thời gian một tháng. Do đó, vắc xin về sẽ được bảo quản lạnh sâu ở kho trung tâm sau đó tiếp tục vận chuyển đến các điểm tiêm trên cả nước, yêu cầu tiêm xong trong vòng một tháng kể từ ngày vận chuyển để đảm bảo an toàn.
Lô vắc xin Pfizer đầu tiên về Việt Nam sáng 7/7.
Vắc xin phòng Covid-19 Pfizer (BNT162b2) là sản phẩm của Tập đoàn dược phẩm Pfizer, New York (Mỹ) và Công ty công nghệ sinh học BioNTech ở Mainz (Đức) hợp tác phát triển.
Ngày 8/12/2020, Anh đã tổ chức tiêm chủng vắc xin này. Sau đó là Mỹ, Canada và nhiều nước châu Âu.
Vắc xin Pfizer ứng dụng công nghệ vật liệu di truyền, sử dụng mARN làm “mồi nhử” hướng dẫn hệ miễn dịch chống lại mầm bệnh, bằng cách kích thích các tế bào trong cơ thể người tạo ra protein virus. Khi hệ miễn dịch của cơ thể tiếp xúc với protein sẽ sinh ra kháng thể chống lại, từ đó các tế bào miễn dịch nhận biết được virus SARS-CoV-2 và chống lại Covid-19 hiệu quả.
Nhóm Chuyên gia Tư vấn Chiến lược về Tiêm chủng (SAGE) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra khuyến nghị chính sách về triển khai diện rộng loại vắc xin Covid-19 đầu tiên được WHO phê duyệt cho sử dụng khẩn cấp này.
Độ an toàn và hiệu quả bảo vệ của vắc xin Pfizer
Trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện của vắc xin Pfizer, những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra trong vòng 7 ngày sau khi tiêm là việc rất bình thường và thường từ nhẹ cho đến trung bình. Điển hình như: sốt, ớn lạnh, mệt mỏi và đau đầu là phản ứng thường xảy ra sau mũi tiêm thứ hai.
Theo SAGE, vắc xin Covid-19 của Pfizer-BioNTech an toàn và hiệu quả. Ưu tiên tiêm chủng cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao trước, sau đó là người cao t.uổi trước khi tiêm đại trà cho các đối tượng còn lại.
WHO đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vắc xin của Pfizer vào ngày 31/12/2020. WHO đã đ.ánh giá kĩ lưỡng chất lượng, sự an toàn và hiệu lực của loại vắc xin này và khuyến cáo sử dụng cho người trên 16 t.uổi.
Vắc xin này cho thấy an toàn và hiệu quả ở những người có nhiều bệnh lý nền liên quan tới việc tăng nguy cơ mắc bệnh nặng. Các bệnh nền bao gồm tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản, bệnh phổi, gan hoặc thận cũng như các bệnh truyền nhiễm mạn tính đã ổn định và được kiểm soát.
Theo báo cáo, vắc xin Pfizer phòng Covid-19 có hiệu lực 95% trong việc phòng nhiễm virus SARS-CoV-2 có triệu chứng.
Hiệu lực bảo vệ bắt đầu 12 ngày sau liều đầu tiên nhưng để bảo vệ đầy đủ cần phải tiêm 2 liều theo khuyến cáo của WHO, khoảng cách giữa hai mũi tiêm là 21 – 28 ngày.
Hiệu quả vắc xin được đ.ánh giá là tương tự trên đối tượng phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú như với người trưởng thành khác. WHO khuyến cáo sử dụng vắc xin ở phụ nữ đang trong thời kỳ nuôi con bú giống như ở người trưởng thành khác. WHO không khuyến cáo dừng cho con bú sữa mẹ vì lý do tiêm phòng Covid-19.
SAGE đã rà soát lại tất cả số liệu hiện có về hiệu lực của vắc xin này trong các thử nghiệm để đ.ánh giá hiệu lực của chúng đối với các biến thể mới. Các thử nghiệm này cho thấy vắc xin này hiệu quả với các biến thể mới.
Ai không nên tiêm chủng vắc xin Pfizer?
Theo WHO, những cá nhân có t.iền sử dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của vắc xin không nên dùng loại vắc xin này.
Hiện tại, không có số liệu về hiệu lực hay an toàn ở trẻ dưới 12 t.uổi. Cho tới khi có số liệu này, trẻ dưới 12 t.uổi không nên được tiêm chủng thường quy loại vắc xin này.
Đến nay, Việt Nam đã đàm phán được khoảng 105 triệu liều vắc xin Covid-19 từ nhiều nguồn cung ứng khác nhau được cam kết phân bổ cho Việt Nam. Bộ Y tế đang nỗ lực đàm phán để tăng thêm 45 triệu liều nữa để đạt 150 triệu liều để tiêm đủ cho 70% dân số, đặt mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm nay, đầu năm tới. Trong tháng 7, Việt Nam sẽ nhận thêm khoảng 8 triệu liều thông qua cơ chế Covax.