Tôi rất muốn được tiêm chủng nhưng đang nuôi con nhỏ một t.uổi, bé vẫn đang bú mẹ dù không còn bú nhiều như trước.
Vậy tôi có được tiêm chủng theo nguyện vọng không?
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nhóm các đối tượng trì hoãn tiêm chủng gồm:
– Người đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được.
– Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù, …
– Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon 2 mg/kg/ngày trong 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.
– Đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng.
– Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Như vậy, với quy định này, bạn thuộc đối tượng trì hoãn tiêm chủng. Bạn cần tuân thủ 5K để giảm nguy cơ mắc Covid-19. Bạn sẽ được sắp xếp tiêm chủng trong thời gian sớm nhất khi có đủ điều kiện.
Việt Nam đang đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng ở các địa phương, đặc biệt là tại TPHCM.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đưa ra hướng dẫn mới nhất với những người có t.iền sử dị ứng, mắc bệnh nền điều trị ổn định, trên 65 t.uổi… thay vì bắt buộc tiêm tại các bệnh viện, cơ sở điều trị thì nay có thể tiêm ở điểm lưu động và cố định.
Nhóm cần thận trọng khi tiêm chủng gồm:
– Người có t.iền sử dị ứng với các dị nguyên khác.
– Người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định.
– Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.
– Người trên 65 t.uổi.
– Người có t.iền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông m.áu.
– Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống: Mạch: 100 lần/phút; Huyết áp tối thiểu 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa 140 mmHg; Nhịp thở> 25 lần/phút và/hoặc SpO2
Tại công văn 6202 Bộ trưởng Bộ Y tế vừa ký ban hành yêu cầu các địa phương cần đẩy nhanh tốc độ bao phủ tiêm chủng, Bộ trưởng nhấn mạnh các địa phương tổ chức tiêm chủng cho tất cả các trường hợp từ 18 t.uổi trở lên trên địa bàn; ưu tiên tiêm chủng cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao t.uổi, các trường hợp có bệnh lý nền theo Nghị quyết 21 của Chính phủ, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 3355 của Bộ Y tế.
Đến nay, Việt Nam đã tiêm tổng 9.405.819 liều, trong đó tiêm một mũi là 8.460.013 liều, tiêm mũi 2 là 945.806 liều.
Đến bệnh viện khám phát hiện vỡ động mạch thắt lưng, cực hiếm trong y văn
Bà N. T. N., 67 t.uổi, ở huyện Tịnh Biên – An Giang được bệnh viện tuyến dưới chuyển đến BVĐK Trung ương Cần Thơ lúc 2 giờ 30 phút ngày 15/6/2021 với tình trạng sốc do mất m.áu, bệnh lơ mơ, da niêm nhợt, bứt rứt, huyết áp thấp dù đang sử dụng thuốc vận mạch liều cao có biểu hiện rối loạn đông m.áu.
Bà N. được xử trí cấp cứu, truyền m.áu và tiến hành hội chẩn cấp bệnh viện gồm nhiều chuyên khoa. Theo lời người nhà kể lại, trước khi nhập viện khoảng 4 ngày, bà N. đau hông trái tăng dần, đến bệnh viện địa phương khám nhưng không phát hiện ra bệnh.
Tại BVĐK Trung ương Cần Thơ, kết quả kiểm tra ghi nhận vùng hông trái của bệnh nhân có khối m.áu tụ 80x77mm, căng đau.
Chụp cắt lớp vi tính bụng có cản quang ghi nhận hình ảnh thoát mạch. Bệnh nhân có chỉ định chụp và can thiệp nội mạch. Ê kíp can thiệp nút mạch do BS.CKI Trần Công Khánh – Phó khoa Chẩn đoán hình ảnh thực hiện.
Thầy thuốc BVĐK Trung ương Cần Thơ can thiệp nút mạch cho bà N.
Kết quả ghi nhận có ổ thoát mạch từ nhánh động mạch thắt lưng trái, ê kíp tiến hành tắc mạch bằng keo, sau đó chụp kiểm tra thấy tắc hoàn toàn nhánh thoát mạch với thời gian 30 phút. Sau can thiệp, tình trạng huyết động bệnh nhân ổn định dần.
Hình ảnh thoát mạch trước khi can thiệp
Hiện nay, bà N. tỉnh, tiếp xúc tốt, sinh tồn ổn định đang được điều trị Khoa Ngoại Lồng ngực – Mạch m.áu. Dự kiến ra viện trong vài ngày tới.
Theo BS.CKII Nguyễn Minh Nghiêm – Phó Giám đốc BVĐK Trung ương Cần Thơ, tụ m.áu sau phúc mạc thường là hậu quả của khối tăng sinh của thận và tuyến thượng thận cũng như phình động mạch chủ bụng, chấn thương mạch m.áu và tình trạng rối loạn đông m.áu.
Tuy nhiên, tụ m.áu sau phúc mạc do vỡ động mạch thắt lưng tự phát là một tình trạng cực kỳ hiếm gặp và do đó cũng có rất ít thông tin về tình trạng này trong y văn.
Hình ảnh sau can thiệp của bệnh nhân
Khối m.áu tụ sau phúc mạc được tạo nên do vỡ động mạch thắt lưng thường liên quan với chấn thương, u ác tính sau phúc mạc.
Tuy nhiên, dựa vào những tiến bộ gần đây của khoa học kỹ thuật và trang thiết bị, vỡ động mạch thắt lưng tự phát rất hiếm xảy ra nhưng nó là một thử thách lớn trong chẩn đoán chính xác và điều trị, tỉ lệ tử rất vong cao.
Những người lớn t.uổi, suy thận và đang điều trị thuốc kháng đông có nguy cơ cao bị vỡ động mạch thắt lưng tự phát hơn những người bình thường.
Các triệu chứng điển hình gồm đau bụng, tụt huyết áp, xuất hiện khối u vùng bụng. Khi nghi ngờ có vỡ động mạch thắt lưng tự phát, các bác sĩ sẽ chỉ định chụp cắt lớp vi tính có cản quang để đ.ánh giá khối m.áu tụ cũng như chụp mạch m.áu để chẩn đoán cũng như thực hiện can thiệp nội mạch.
Điều trị phẫu thuật thường chỉ được xem xét ở những người không cải thiện sau can thiệp nội mạch.
Vỡ động mạch thắt lưng tự phát nên được cẩn trọng xem xét ở các trường hợp sốc giảm thể tích liên quan đến lọc m.áu hoặc sử dụng thuốc kháng đông.
Ngoài ra, phát hiện sớm và sử dụng kỹ thuật nút mạch không những làm giảm rõ các biến chứng như: suy đa cơ quan và sốc giảm thể tích mà còn giảm tối thiểu sự cần thiết phải can thiệp phẫu thuật. Tỉ lệ t.ử v.ong của vỡ động mạch thắt lưng tự phát có thể giảm thấp nhờ vào phát hiện sớm và điều trị bằng kỹ thuật nút mạch giúp cầm m.áu kịp thời.
Can thiệp nút mạch cầm m.áu, bệnh nhân sẽ không phải trải qua những cuộc đại phẫu nặng nề kéo dài hàng giờ, tiềm ẩn biến chứng trong và sau phẫu thuật nguy hiểm như sốc mất m.áu, n.hiễm t.rùng vết mổ. Can thiệp thành công cũng giúp giảm lượng m.áu cần truyền, giảm tỉ lệ t.ử v.ong và giảm thời gian nằm viện của bệnh nhân, thời gian thủ thuật ngắn, cầm m.áu được tức thì, hạn chế tối đa xâm lấn.
Đây là kỹ thuật hiện đại, can thiệp xâm lấn tối thiểu, điều trị tối đa, có độ an toàn, hiệu quả cao, không gây mất m.áu và ít đau đớn.
Ảnh: BVCC