Trong kỳ nghỉ Tết, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) đã tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân đột quỵ đến từ nhiều địa phương.
Trong đó, một số trường hợp đột quỵ mới ngoài 20 t.uổi.
Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Trưởng khoa Bệnh lý mạch m.áu não, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), cho biết hơn 300 ca đột quỵ đã được chuyển đến cơ sở y tế này trong một tuần nghỉ Tết Nguyên đán.
Trong số này, 162 bệnh nhân may mắn phục hồi tốt và xuất viện ngay trong Tết. Hiện vẫn còn gần 200 bệnh nhân đang tiếp tục được điều trị (bao gồm cả những ca đột quỵ trước đó).
Nói về con số 300 ca đột quỵ trong 7 ngày, PGS Thắng cho biết số liệu trên tương đương với ngày thường, nghĩa là bệnh nhân đột quỵ không giảm trong dịp Tết. Khá nhiều bệnh nhân được chuyển đến từ các tỉnh thành khác và không ít ca đột quỵ trẻ (dưới 45 t.uổi).
Theo PGS Thắng, ca bệnh trẻ nhất mà ông và các đồng nghiệp tiếp nhận dịp Tết là một thanh niên 21 t.uổi, ngụ tại TP.HCM. Người bệnh nhập viện trong tình trạng liệt nửa người, thể trạng béo phì và cao huyết áp.
Một bệnh nhân đột quỵ tại Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM). Ảnh: BSCC.
Kết quả cận lâm sàng cho thấy bệnh nhân bị đột quỵ xuất huyết não. Đây là dạng đột quỵ chỉ chiếm 15-20% nhưng khả năng cấp cứu thành công thấp, di chứng nặng nề hơn so với nhồi m.áu não.
Sau khi nhập viện, người bệnh được ê-kíp trực kiểm soát huyết áp, điều trị nội khoa bảo tồn. Bệnh nhân sẽ được chụp lại mạch m.áu để đ.ánh giá nguyên nhân gây xuất huyết não có liên quan thêm đến dị dạng mạch m.áu hay không.
Theo PGS Thắng, điều đáng buồn là có khoảng 90% ca bệnh xuất huyết não liên quan đến tăng huyết áp – yếu tố hoàn toàn có thể kiểm soát một cách dễ dàng nhưng chưa được quan tâm.
Quá trình trao đổi với bệnh nhân, PGS Thắng nhận thấy nhiều người không biết về tình trạng tăng huyết áp của cơ thể, hoặc biết nhưng không uống thuốc đều đặn. Có người bệnh cho rằng tăng huyết áp không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và công việc của mình. “Tỷ lệ bệnh nhân xuất huyết não đang tuân thủ điều trị tăng huyết áp là cực kỳ thấp”, ông bày tỏ.
Do số lượng bệnh nhân đột quỵ quá đông, Khoa Thần kinh của bệnh viện phải “gánh” giúp khoảng 50-60 trường hợp đã điều trị ổn định hoặc không cần xử lý cấp, giải áp cho Khoa Bệnh lý mạch m.áu não. Riêng ngày 16/2 (mùng 6 Tết – ngày làm việc trở lại đầu tiên), các ê-kíp đã can thiệp cho 9 trường hợp trong số hơn 40 ca đột quỵ nhập viện.
Thống kê hiện nay cho thấy Bệnh viện Nhân dân 115 đang là cơ sở y tế tiếp nhận lượng bệnh nhân đột quỵ cao nhất cả nước, khoảng 20.000 ca/năm – một “kỷ lục” không ai mong muốn. Trong dịp nghỉ Tết, nơi này duy trì công tác cấp cứu đột quỵ liên tục (24 giờ/ ngày và 7 ngày/tuần).
Theo PGS Thắng, việc duy trì công tác cấp cứu đột quỵ liên tục đòi hỏi phải có ê-kíp với số lượng nhân viên đủ cho nhiều kíp trực. Quan trọng hơn, sự phối hợp giữa các bác sĩ khoa Cấp cứu, khoa Đột Quỵ, Can thiệp Thần kinh, Ngoại Thần kinh và Hồi sức Thần kinh phải luôn nhịp nhàng và nhanh chóng.
Ngoài ra, công tác chỉ đạo tuyến, giúp chuyển bệnh nhân đột quỵ từ các bệnh viện tuyến trước cũng được duy trì liên tục và hiệu quả.
Bác sĩ chỉ ra những nguyên nhân khiến người trẻ bị đột quỵ ngày càng gia tăng
Theo các bác sĩ, đột quỵ được xem là bệnh của người lớn t.uổi. Thế nhưng, những năm gần đây, tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ có xu hướng gia tăng, nguyên nhân đột quỵ cũng rất khác với người lớn t.uổi.
TS. Hồ Minh Tuấn, Trưởng khoa Tim, Bệnh viện FV cho biết, bệnh viện hầu như tuần nào cũng tiếp nhận cấp cứu trường hợp người trẻ bị đột quỵ. Đáng lo ngại, số người trẻ bị đột quỵ cũng tăng dần theo từng năm. Điều này cho thấy, người trẻ thường khá chủ quan với sức khỏe của bản thân và có xu hướng coi đột quỵ là bệnh của người lớn t.uổi, do vậy không ít trường hợp được đưa đến bệnh viện khi các triệu chứng trở nặng.
Bác sĩ Hồ Minh Tuấn và e-kip thực hiện kỹ thuật đóng dù ngừa đột quỵ cho bệnh nhân. Ảnh: FV
Mới đây, bệnh viện tiếp nhận cấp cứu một bệnh nhân nữ 35 t.uổi, được người nhà đưa tới trong tình trạng mệt mỏi, tê tay và nửa mặt không cử động được. Nhận thấy đây là triệu chứng điển hình của một cơn đột quỵ, các bác sĩ chuyên khoa Tim nhanh chóng tiến hành chụp phim não cho bệnh nhân. Kết quả cho thấy, não bệnh nhân bị tổn thương do nhồi m.áu não cấp tính. Nguyên nhân gây ra đột quỵ ở nữ bệnh nhân này xuất phát từ lỗ bầu dục, đây là một lỗ nằm giữa hai tâm nhĩ của tim, cục m.áu đông đã đi qua lỗ thông này lên não.
“Mọi t.rẻ e.m sinh ra đều có lỗ bầu dục và lỗ này sẽ đóng lại trong khoảng từ 6 tháng đến một năm sau sinh. Tuy vậy, khoảng 20% người trưởng thành vẫn còn lỗ hình bầu dục ở tim, đây là yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Những ai bị đột quỵ do nguyên nhân này cần phải xử lý để tránh tái phát, đặc biệt là ở bệnh nhân trẻ”, bác sĩ Tuấn giải thích thêm.
Theo bác sĩ Hồ Minh Tuấn, trong thực tế, tỷ lệ người bị tái đột quỵ cao gấp 5 lần so với người chưa từng bị trước đó và lần thứ 2 bị đột quỵ sẽ nặng hơn. Để phòng ngừa tái đột quỵ, quan trọng nhất là phải tìm ra nguyên nhân gây đột quỵ. Do đó, bên cạnh liên tục cập nhật các kỹ thuật điều trị tăng cơ hội hồi phục cho bệnh nhân, thời gian qua Bệnh viện FV còn chú trọng đến việc tìm ra nguyên nhân gây đột quỵ để phòng ngừa các nguyên nhân thứ phát, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị.
Qua ghi nhận, nguyên nhân bị đột quỵ ở người trẻ có nhiều điểm khác so với người lớn t.uổi. Thống kê cho thấy, khoảng 20 – 30% các nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ đến từ tim. Cụ thể, cục m.áu đông hình thành trong buồng tim hoặc khối tĩnh mạch dưới chân chạy qua lỗ thông ở tim rồi lên não. Một số người bị bệnh về đông m.áu, tăng đông tạo huyết khối ở tĩnh mạch não, gây ra đột quỵ.
Riêng ở nữ giới, có những người bị đột quỵ do dùng thuốc ngừa thai chứa estrogen cao trong một thời gian dài. Bệnh nhân đột quỵ trẻ nhất mà Bệnh viện FV từng điều trị là một phụ nữ 22 t.uổi. Bệnh nhân này sử dụng thuốc ngừa thai trong một thời gian dài, cộng với việc dùng thuốc kháng viêm. Chính sự ảnh hưởng của hai loại thuốc đã gây ra chứng đột quỵ.
Bên cạnh đó, lối sống ít vận động, t.iền sử gia đình có người đột quỵ, bị mắc bệnh tim mạch cũng góp phần gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.
“Khả năng hồi phục cho người bị đột quỵ phụ thuộc rất nhiều vào việc điều trị sớm. Thời gian “vàng” để làm tan cục m.áu đông chỉ có thể trong vòng từ 4 đến 6 giờ, nếu chậm hơn, tuần hoàn m.áu không lưu thông có thể dẫn đến vùng não đó b.ị h.oại t.ử. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng như mắt mờ, chỉ nhìn thấy rõ một bên; giọng nói bị đớ, nói không ra tiếng; mặt bị lệch sang một bên; mất thăng bằng, đi không vững, bị ngã … bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt”, bác sĩ Hồ Minh Tuấn nhấn mạnh.
Bác sĩ cũng khuyến cáo, khi phát hiện ra bị bệnh đột quỵ, người nhà bệnh nhân không sử dụng các thủ thuật dân gian như chích vào đầu ngón tay. Nếu tập trung quá nhiều vào thủ thuật dân gian có thể làm chậm trễ thời gian “vàng” điều trị cho bệnh nhân.
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm nhưng hơn 80% trường hợp có thể phòng ngừa bằng cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ, chủ động tầm soát. Bất kỳ ai, ở mọi độ t.uổi đều nên tầm soát đột quỵ định kỳ, đặc biệt là trong mùa lạnh. Việc này càng cần thiết đối với những người có yếu tố nguy cơ cao như trên 55 t.uổi, mắc các bệnh nền (tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, mỡ m.áu cao, dị dạng, phình mạch m.áu não…), hút t.huốc l.á, uống nhiều rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích.