Hơn 40% các loại bệnh ung thư có thể phòng ngừa bằng 10 thói quen sống đơn giản

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ chỉ ra rằng hơn 40% ung thư có thể phòng ngừa nhờ 10 cách, thói quen sống đơn giản, hiệu quả này mà bạn nên tham khảo.

1. Hạn chế tiêu thụ các loại thịt nướng

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, nướng hay chiên bất kỳ loại thịt nào trong nhiệt độ cao đều có thể tạo ra các chất được gọi là HCAs (Heterocyclic amines) và PAHs (Polycyclic aromatic hydrocarbons) làm thay đổi DNA, tăng nguy cơ gây ung thư.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ chỉ ra rằng hơn 40% ung thư có thể phòng ngừa nhờ 10 cách, thói quen sống đơn giản, hiệu quả này mà bạn nên tham khảo.

Thịt nướng hay thịt được nấu chín tạo ra nhiều chất gây ung thư hơn thịt sống hoặc chưa nấu chín. Để giảm mức độ HCAs và PAHs trong thịt nướng, bạn có thể ướp thịt trước khi chiên, nướng bởi theo nghiên cứu của Đại học bang Kansas (Hoa Kỳ), ướp thịt trong dầu, giấm và gia vị trong một giờ làm giảm hơn một nửa sự sản sinh của hai chất hóa học trên.

2. Ăn, uống nhiều các thực phẩm chứa vi khuẩn có lợi

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Cancers năm 2019, vi khuẩn, nấm, các vi sinh vật khác trong hệ tiêu hóa (được gọi chung là “gut microbiome”) có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư.

Nên thường xuyên ăn uống đa dạng, bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn có lợi.

Bác sĩ y khoa Monisha Bhanote thuộc Trung tâm Ung thư Baptist MD Anderson (bang Florida, Hoa Kỳ) chia sẻ: “Chế độ ăn uống nghèo nàn có thể dẫn đến mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Điều này có thể tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Dẫn đến kích thích sự phát triển của các khối u”.

Chất xơ từ trái cây, rau quả, ngũ cốc và các loại đậu cũng như chất béo omega-3 có trong hải sản hay quả óc chó giúp hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh.

3. Chỉ uống 2 hoặc 3 cốc bia, rượu

Giống như t.huốc l.á, rượu là một loại chất gây ra ung thư, thông tin theo Chương trình Chất độc Quốc gia (Hoa Kỳ), ngay cả uống một lượng nhỏ, uống vừa vừa cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Rượu, bia là một chất gây ra ung thư.

Các tác giả của nghiên cứu Báo cáo Ung thư vú hiện nay đã tìm thấy nguy cơ mắc bệnh tăng từ 30% đến 50% với một và hai ly mỗi ngày. Bác sĩ Stegall giải thích: “Rượu có thể thúc đấy sự viêm nhiễm, làm tăng nồng độ estrogen, cả hai đều kích thích sự phát triển của khối u”.

Các bác sĩ khuyên rằng, đàn ông chỉ nên uống không quá 2 lần lượng tiêu chuẩn, phụ nữ không nên uống quá 1 lần lượng tiêu chuẩn mỗi ngày (Lượng tiêu chuẩn là khoảng 180ml rượu hoặc 360ml bia).

4. Uống một cốc cà phê vào buổi sáng

Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, chất chống oxy hóa trong trà xanh và trà đen được chứng minh là bảo vệ DNA khỏi tổn thương, ngăn ngừa ung thư. Một nghiên cứu trên tạp chí Báo cáo Khoa học cũng cho thấy cà phê giúp chống lại sự hình thành các khối u.

Buổi sáng với một tách cà phê giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Do đó, bạn có thể thưởng thức cà phê mỗi ngày vào buổi sáng nhưng hãy để ý đến lượng đường trong cà phê bởi lượng đường cao sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.

5. Chú ý đến lượng vitamin D trong cơ thể

Theo bác sĩ y khoa Jonathan Stegall (Trung tâm Điều trị ung thư ở Alpharetta, bang Geogia, Hoa Kỳ), Vitamin D rất quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư.

Nghiên cứu sức khỏe cho thấy phụ nữ có nồng độ vitamin D trong m.áu đạt 50ng/ml có thể giảm 50% nguy cơ mắc ung thư vú.

Nên bổ sung vitamin D hằng ngày cho cơ thể.

Cơ thể chúng ta tạo ra vitamin D khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vitamin D chứa trong một số loại thức phẩm như hải sản, trứng, sữa.

6. Đừng ngồi quá nhiều

Đã có nghiên cứu cho thấy, những người dành phần lớn thời gian để ngồi có khả năng mắc ung thư ruột kết và ung thư nội mạc tử cung cao hơn những người hay di chuyển, hoạt động.

Đã có rất nhiều thiết kế mới về “bàn làm việc đứng”.

Một phân tích lớn trong một nghiên cứu trên tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, cứ mỗi 2 giờ ngồi thì tỷ lệ mắc ung thư ruột kết cao hơn 8%, tỷ lệ mắc ung thư nội mạc tử cung cao hơn 10%.

7. Phụ nữ không nên làm việc ca tối

Phụ nữ thường xuyên làm việc ca đêm, tối có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, mặc dù phải mất 20 đến 30 năm để điều này xảy ra. Thủ phạm có thể là do tiếp xúc lâu dài với ánh sáng nhân tạo, ức chế sản sinh ra melatonin, phá hủy nhịp sinh học bình thường.

Làm việc ca tối, đêm không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Nghiên cứu năm 2017 trên tạp chí Ung thư cho thấy những phụ nữ làm việc theo ca có telomeres ngắn hơn, tăng nguy cơ ung thư vú.

8. Quan hệ t.ình d.ục an toàn

HPV là một loại virus gây u nhú ở người, lây truyền qua đường t.ình d.ục và cực kỳ phổ biến. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tất cả người có hoạt động quan hệ t.ình d.ục đều mắc phải một bệnh viêm nhiễm nào đó, nhưng đa số đều có thể tự khỏi.

Bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp dẫn đến ung thư ở các bộ phận như: cổ tử cung, h.ậu m.ôn, thực quản, cổ họng, miệng.

Hoạt động t.ình d.ục an toàn để tránh nhiễm virus gây ung thư.

Ngoài việc kiêng quan hệ t.ình d.ục (thường không phổ biến và khó duy trì trong thời gian dài), ung thư có thể phòng ngừa bằng cách quan hệ sử dụng b.ao c.ao s.u. Ngoài ra tiêm vắc xin HPV cũng là một lựa chọn tốt, hiệu quả gần như 100%.

9. Hạn chế xem TV vào buổi tối

Một nghiên cứu trên hơn 90.000 phụ nữ cho thấy những phụ nữ thường xuyên xem truyền hình trên 2 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư ruột kết trước 50 t.uổi cao hơn 69% so với những phụ nữ không xem TV.

Ngồi quá lâu để xem TV là một thói quen xấu.

Bản thân TV không nguy hiểm, nhưng ngồi lâu quá chăm chú xem TV là một lối sống không lành mạnh. Bác sĩ khuyên rằng để phòng ngừa ung thư, cần khoảng 150 phút mỗi tuần tập thể dục vừa phải hoặc 75 phút mỗi tuần với các bài tập thể dục mạnh.

10. Thường xuyên kiểm tra chất lượng không khí trong nhà

Trong nhà có thể có chứa khí radon, một loại khí tự nhiên không màu, không mùi, thoát ra từ đất và quanh quẩn trong nhà. Radon là nguyên nhân phổ biến thứ hai sau khói t.huốc l.á có thể dẫn đến ung thư phổi.

Máy kiểm tra khí radon.

Bạn nên kiểm tra bản đồ theo dõi chất lượng không khí trên các trang web chính thức về môi trường để xem khu nhà bạn sống có trong vùng chứa radon hay không. Đặc biệt, cần mua một bộ dụng cụ tự kiểm tra mức độ trong lành của không khí trong nhà là tốt nhất.

Source (Nguồn): Healthcentral, Sohu

Theo Helino

Cách ăn rau tưởng ngon, lành mạnh nhưng “phá hoại” cơ thể bạn

Nghiên cứu từ Mỹ đã xác định được một số hợp chất t.iêu d.iệt vi sinh vật có thể làm c.hết chính vi khuẩn có lợi trong đường ruột con người, mà bạn có thể gặp phải vì cách ăn rau của mình.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học California ở San Francisco (UCSF – Mỹ) đã thực hiện một loạt thí nghiệm trên chuột và người đã xác định được các hợp chất chống vi khuẩn đặc biệt tồn tại trong thực phẩm thô, tức rau sống, chưa chế biến.

Nên ăn rau đúng cách, tức nấu chín chúng để có lợi cho sức khỏe – ảnh minh họa từ internet

Tuy nhiên, hợp chất chống vi khuẩn này không có lợi cho con người vì chúng lại t.iêu d.iệt chính các vi khuẩn tốt trong đường ruột động vật. Hệ vi khuẩn này có tác dụng giúp hệ tiêu hóa vận hành trơn tru, tăng cường hệ miễn dịch, vì vậy các ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi khuẩn sẽ rất xấu cho sức khỏe tổng thể.

Các nhà khoa học cũng tiến hành thí nghiệm trên thịt sống và thịt chín, nhưng không phát hiện sự thay đổi nào lên hệ vi sinh vật đường ruột, vì vậy thủ phạm phá hoại đường ruột mà bạn cần lưu tâm nhất là rau, củ còn sống.

Chỉ trong 3 ngày ăn rau sống, kết quả xét nghiệm phân của các tình nguyện viên cho thấy hệ vi sinh vật đường ruột của họ đã bị phá hoại đáng kể.

Theo phó giáo sư – tiến sĩ Peter Turnbaugh, chuyên gia về vi trùng học và miễn dịch học tại UCSF, tác giả chính của nghiên cứu, các kết quả trên cho thấy cách bạn nấu ăn có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn. Các tác giả đang tiếp tục nghiên cứu bằng các thí nghiệm quy mô lớn hơn trên người.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Microbiology.

A. Thư

Theo Daily Mail/nguoilaodong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *