50.000 người dân trên địa bàn Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế sẽ được khám sàng lọc miễn phí bệnh lý về phổi, ung thư phổi.
Tại cuộc gặp gỡ báo chí thông tin về chương trình mạng lưới đổi mới sáng tạo y tế – chuyển đổi số vì sức khoẻ phổi ngày (15/12), ông Nguyễn Hữu Tú – Tổng Thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cho biết, việc phát hiện sớm ung thư phổi thông qua sàng lọc để tăng hiệu quả điều trị và giảm chi phí.
Tuy nhiên, do khó khăn trong việc phát hiện sớm, tỷ lệ t.ử v.ong vẫn còn cao. Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam sẽ tư vấn sức khỏe và sàng lọc cho người có yếu tố nguy cơ, với các hoạt động khám bệnh tổng quát, chụp X-quang, siêu âm, điện tim, kiểm tra đường huyết, và các chương trình y tế công cộng cho người dân.
“Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cũng sẽ sàng lọc qua bộ câu hỏi sử dụng AI, có so sánh kết quả X-quang của bác sĩ và kết quả do AI đọc”, ông Tú thông tin. Chương trình sẽ khám sàng lọc nguy cơ mắc các bệnh lý về phổi cho hơn 50.000 người dân trên địa bàn Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng và Thừa Thiên-Huế.
Ông Nguyễn Hữu Tú (giữa) Tổng Thư ký Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam trả lời báo chí.
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Sơn – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Hà Nội, việc sử dụng AI trong chương trình sẽ hỗ trợ người dân phát hiện sớm các bệnh lý về phổi. Đặc biệt là những người có triệu chứng bệnh nhưng chưa có điều kiện đi khám ở những bệnh viện tuyến trung ương.
“Tham gia hỗ trợ khám sàng lọc tại chương trình sẽ có các y bác sĩ tại Bệnh viện K, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Phổi Hà Nội và các đơn vị y tế trên địa bàn. Việc có trí tuệ nhân tạo hỗ trợ những khâu khám sàng lọc sẽ góp phần giúp các y bác sĩ nhận diện triệu chứng bệnh ban đầu nhanh hơn, đảm bảo quá trình khám toàn diện cho người dân”, ông Sơn nói.
Trước đó, ngày 19/11, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp với Hội Thầy thuốc trẻ TP.HCM phối hợp tổ chức khám sàng lọc các bệnh lý về phổi, ung thư phổi cũng như các bệnh khác liên quan đến tim mạch, tiểu đường cho 3.000 người tại phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Hơn 15 bệnh viện, cơ sở y tế của TP.HCM tham gia hoạt động này. Ngoài được tham gia khám, sàng lọc tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, dịp này người dân có thể đăng ký tại 15 bệnh viện, cơ sở y tế trên để được thăm khám, sàng lọc kể từ ngày 19/11/2023 đến hết 15/1/2024.
Người thuộc nhóm m.áu nào có nhiều nguy cơ ung thư phổi hơn?
Ung thư phổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và t.ử v.ong do ung thư trên thế giới.
Vì vậy, ung thư phổi là mối quan tâm sức khỏe cộng đồng rất lớn.
Ung thư phổi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như hút thuốc, uống rượu, n.hiễm t.rùng và tiếp xúc với bức xạ ion hóa…
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy nhóm m.áu cũng có liên quan với nguy cơ ung thư phổi. Tuy nhiên, các cơ chế phân tử liên quan còn chưa rõ ràng.
Các kháng nguyên nhóm m.áu có thể ảnh hưởng đến các phản ứng viêm toàn thân liên quan đến ung thư ác tính.
Nghiên cứu cho thấy nhóm m.áu cũng có liên quan với nguy cơ ung thư phổi. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhóm m.áu A có thể làm tăng tình trạng viêm khắp cơ thể, dẫn đến sự phát triển của ung thư, theo Spandidos Publications – nhà xuất bản khoa học có uy tín quốc tế lâu đời về tiêu chuẩn xuất sắc và khoa học chất lượng cao.
Nghiên cứu thực nghiệm cũng phát hiện ra rằng kháng nguyên A có thể cải thiện khả năng trốn thoát miễn dịch và ngăn ngừa quá trình tự c.hết tế bào.
Các kết luận đã đề cập ở trên có thể là cơ sở cho tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi có nhóm m.áu A ngày càng tăng.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của nhóm m.áu đối với nguy cơ ung thư phổi còn liên quan đến sắc tộc. Tỷ lệ mắc ung thư phổi khác nhau ở các vùng khác nhau do lối sống khác nhau.
Phân tích tổng hợp này cung cấp đ.ánh giá chính xác hơn về mối liên hệ giữa nhóm m.áu với nguy cơ ung thư phổi so với các nghiên cứu trước đây.
Đối với nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định được 372 bài báo từ nhiều cơ sở dữ liệu khoa học khác nhau, bao gồm Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ PubMed, trang tin khoa học Web of Science và nền tảng chứa gần 2.500 tạp chí khoa học Science Direct.
Kết quả cho thấy người có nhóm m.áu A có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tổng cộng có 26 nghiên cứu liên quan đến 12.598 bệnh nhân ung thư phổi và 3.299.927 người khỏe mạnh làm đối chứng.
Kết quả phân tích tổng hợp các nghiên cứu bệnh chứng được phân tích trong nghiên cứu này cho thấy người có nhóm m.áu A có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn, theo Spandidos Publications.
Tuy nhiên, kết quả này không áp dụng cho người da trắng. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng khẳng định người da trắng có nhóm m.áu O ít có nguy cơ mắc ung thư phổi hơn.
Do thiết kế nghiên cứu khác nhau có tác động rất lớn đến kết quả nghiên cứu, nên cũng có 3 nghiên cứu cho thấy nhóm m.áu không liên quan đến nguy cơ ung thư phổi.
Vì vậy, cần có nhiều nghiên cứu lớn hơn và chất lượng hơn để khám phá tốt hơn mối liên quan giữa nhóm m.áu và nguy cơ ung thư phổi, theo Spandidos Publications.