Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, trong những ngày nghỉ lễ vừa qua, số lượng bệnh nhân ngộ độc rượu nhập viện gia tăng, trong đó tập trung vào người trẻ từ 20 – 40 t.uổi, đang trong độ t.uổi lao động.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, số bệnh nhân ngộ độc rượu cấp tính vào cấp cứu tăng không chỉ vào thời điểm Noel, Tết Dương lịch vừa rồi mà bắt đầu vào mùa Đông của miền Bắc, số lượng bệnh nhân nhập viện liên quan đến rượu đã gia tăng do đây là thời điểm mọi người tụ tập, rủ nhau liên hoan, uống rượu với quan niệm làm “ấm” cơ thể.
Tình trạng lúc nhập viện của các bệnh nhân cũng rất khác nhau: Có người chỉ ở mức độ nhẹ, say xỉn, nôn mửa là chính. Tuy nhiên, có khá nhiều bệnh nhân vào viện trong tình trạng nặng như hôn mê, tụt huyết áp cùng các tổn thương não nặng nề do suy hô hấp, hạ đường m.áu, tụt huyết áp kéo dài.
Theo ghi nhận, sáng 2/1/2020, Trung tâm Chống độc của Bệnh viện điều trị cho 2 bệnh nhân ngộ độc rượu nhập viện. Đây là 2 bệnh nhân khá trẻ, nhập viện trong tình trạng ý thức chậm chạp, mất kiểm soát sau khi uống rượu chào đón năm mới cùng với bạn bè. Gia đình cho hay, sau khi uống khá nhiều rượu, bệnh nhân lâm vào hôn mê, bất tỉnh, huyết áp tụt.
Khi vào viện các bác sĩ phải đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp. Sau một ngày điều trị, ý thức của bệnh nhân đang dần được cải thiện. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần theo dõi và điều trị lâu dài.
Cũng theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, lạm dụng rượu bia lâu ngày sẽ gây các bệnh về gan, thần kinh và làm giảm miễn dịch của cơ thể. Đáng lưu ý, nhiều người vẫn sai lầm cho rằng, uống rượu “xịn”, uống bia không hại gan nhưng thực chất dù rượu bia “xịn” thì cũng vẫn là gánh nặng cho gan.
Bác sĩ Nguyên nhấn mạnh: Rượu được xác định có liên quan đến 200 loại bệnh, là chất gây nhiều bệnh nhất trong các chất nguy hại cho sức khỏe. Sử dụng rượu lâu ngày làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm sức chống đỡ của cơ thể. Người uống rượu lâu ngày khi bị viêm phổi và bị n.hiễm t.rùng nói chung rất dễ trở nặng, tăng nguy cơ t.ử v.ong so với bệnh nhân không dùng rượu ở cùng mặt bệnh.
Còn theo các chuyên gia về tiêu hóa, thời điểm trước và sau Tết, số bệnh nhân nhập viện liên quan đến rượu bia tăng cao, trong đó chủ yếu là xuất huyết tiêu hóa, men gan tăng, viêm gan, xơ gan, viêm tụy… Hầu hết bệnh nhân vào viện trong tình trạng lạm dụng rượu kéo dài nhiều năm. Cá biệt có nhiều bệnh nhân ra vào viện 9 – 13 lần do xuất huyết tiêu hóa.
Các bác sĩ khuyến cáo: Rượu là tác nhân hàng đầu gây viêm gan (biểu hiện tăng men gan), gan nhiễm mỡ lâu ngày dẫn đến xơ gan, rồi biến chứng hôn mê gan…
Để hạn chế những tác hại này thì Luật Phòng chống tác hại rượu bia đã được ban hành và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2020. Nhiều người kỳ vọng quy định này sẽ cải thiện, thay đổi lối sống, cách ứng xử và “văn hóa nhậu” của đại bộ phận người dân, mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, đặc biệt là hạn chế thiệt hại về vật chất hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm do các vấn đề liên quan đến sức khỏe và bác sĩ cũng không bị quá tải vào mỗi dịp lễ, Tết.
Theo kinhtedothi
Đầu năm 2020, bệnh nhân ngộ độc, tai nạn vì rượu bia tăng
Khi Luật phòng chống tác hại của rượu bia chính thức có hiệu lực, số ca cấp cứu tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia có dấu hiệu giảm nhưng chưa nhiều.
Sáng 3/1, ghi nhận của Zing.vn tại một số bệnh viện lớn ở TP.HCM và Hà Nội, số ca cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc rượu… không giảm nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, số bệnh nhân tai nạn giao thông phần lớn liên quan đến sử dụng rượu bia.
Tai nạn do rượu bia không giảm nhiều
Từ ngày 1/1, Luật Phòng chống tác hại của rượu bia chính thức có hiệu lực. Một trong những quy định tại luật này là nghiêm cấm hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong m.áu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Sau khi quy định này có hiệu lực, số ca cấp cứu ngộ độc rượu, tai nạn giao thông có sử dụng rượu bia tại một số bệnh viện lớn ở TP.HCM và Hà Nội vẫn ghi nhận ở mức cao.
ThS.BS Nguyễn Đăng Đức – Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết những ngày đầu năm, trung tâm tiếp nhận số lượng bệnh nhân ngộ độc rượu tăng hơn so với ngày thường.
Trong ngày đầu tiên của năm mới, các bác sĩ của trung tâm đã tiếp nhận hai bệnh nhân trẻ, trong đó có một người 16 t.uổi, nhập viện trong tình trạng ý thức chậm chạp, sau một cuộc nhậu.
“Các xét nghiệm và khám lâm sàng cho thấy thấy bệnh nhân bất tỉnh do ngộ độc rượu. Sau quá trình điều trị, bệnh nhân đã tỉnh. Đặc biệt, hai bệnh nhân ngộ độc ethanol – loại rượu thông thường, chứ không phải ngộ độc methanol – cồn công nghiệp”, bác sĩ Đức cho hay.
Bệnh nhân ngộ độc rượu tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Quỳnh Trang.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cũng cho hay tại trung tâm, lượng bệnh nhân ngộ độc rượu cấp tính tăng lên không chỉ Tết, Noel mà cả mùa đông. Đây là thời điểm người dân uống rượu nhiều.
BSCKII Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM), cho biết trong hai ngày đầu năm, đơn vị này không tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc rượu. Tuy nhiên, khoa đang điều trị cho hai trường hợp đa chấn thương do tai nạn giao thông vì sử dụng rượu bia.
Theo bác sĩ Hồ Văn Hân, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM), những ngày qua, số ca cấp cứu do tai nạn giao thông tại đơn vị này có giảm nhưng đa phần đều có liên quan đến rượu bia. Bệnh nhân nhập viện khi cơ thể vẫn còn mùi rượu.
Một ca mổ cấp cứu cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông vỡ tim tại Bệnh viện quận Thủ Đức. Ảnh: BVCC.
Trong khi đó, thống kê từ Bệnh viện quận Thủ Đức cho thấy số bệnh nhân cấp cứu do tai nạn giao thông có liên quan đến rượu bia tăng.
Bác sĩ Kim Phúc Thành, Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện quận Thủ Đức, cho biết ngày 31/12, đơn vị này tiếp nhận 15 ca cấp cứu tai nạn giao thông.
Trong ngày hai ngày 1-2/2019, đơn vị này tiếp nhận 19 ca cấp cứu do tai nạn giao thông. Cùng kỳ năm nay, bệnh viện tiếp nhận đến 26 trường hợp. Hầu hết bệnh nhân bị tai nạn đều có sử dụng nhiều rượu bia.
Vì sao không được uống rượu bia khi lái xe?
TS.BS Võ Hồng Minh Công, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, cho biết rượu bia tác động đến hệ thần kinh, làm chậm phản xạ, khiến người uống không kiểm soát được hành vi.
Khi lái xe, con người cần có chức năng não ổn định để kiểm soát nhận thức, phản ứng nhanh và đưa ra quyết định chính xác. Tuy nhiên, việc uống nhiều rượu bia khiến các kỹ năng phối hợp vận động giữa bộ não, tay chân và mắt đều bị ảnh hưởng. Khả năng tập trung, tầm nhìn và phán đoán từ đó cũng suy giảm.
Đội CSGT số 6 Công an Hà Nội kiểm tra nồng độ cồn người tham gia giao thông. Ảnh: Việt Hùng.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết đối tượng ngộ độc rượu nhập viện bao gồm nhiều lứa t.uổi khác nhau, kể cả người trẻ như sinh viên, học sinh. Tuy nhiên, đa phần là thanh niên ở độ t.uổi lao động.
“Tình trạng bệnh nhân khác nhau, có người mức độ nhẹ như nôn mửa nhưng có những người bị nặng, hôn mê, tụt huyết áp, đến viện muộn với các tổn thương não nặng nề do hạ đường m.áu, tụt huyết áp, suy hô hấp kéo dài với nhiều chấn thương trên người”, bác sĩ Nguyên thông tin.
Không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng tham gia giao thông, rượu còn là chất độc đối với cơ thể. Chúng là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt bệnh tật, để lại hậu quả nghiêm trọng đối với các cơ quan như thần kinh, tim mạch, cơ xương khớp, tiêu hóa… Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, người dân, đặc biệt là thanh niên, cần hạn chế rượu bia để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Theo Zing