Hiện nay, tình trạng sử dụng tràn lan các loại hóa chất trong nông nghiệp đã để lại dư lượng hóa chất độc hại khá nhiều trên các loại rau quả thiết yếu, gây mất ATTP cho người tiêu dùng, tình trạng ngộ độc thực phẩm cũng vì thế mà gia tăng.
Rau quả là món ăn được các gia đình sử dụng thường xuyên, hàng ngày trong mỗi bữa ăn. Do vậy, dư lượng của các loại hóa chất nông nghiệp sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đối với sức khỏe của người tiêu dùng về trước mắt cũng như lâu dài. Đặc biệt đối với các loại rau quả mà chúng ta ăn trực tiếp, được sử dụng làm salad hoặc ăn sống…
Một vài lời khuyên cho người tiêu dùng để có thể hạn chế tồn dư hóa chất độc hại trong rau quả:
– Cách chọn mua: chỉ nên mua rau quả ở những nơi bán có uy tín, được kiểm nghiệm chất lượng ATTP hoặc các thương hiệu nuôi trồng chuẩn hữu cơ, Vietgap, thủy canh…
Rau quả phải tươi ngon, không bị dập nát, hư thối. Không nên mua các loại rau quả quá xanh mướt vì có thể là loại rau quả bón quá nhiều phân đạm hoặc phân bón qua lá. Đồng thời, không nên chọn những trái hoặc củ quá lớn, da căng và có vết nứt dọc theo thân.
Hiện có nhiều thương lái vì lợi ích mà sử dụng hóa chất vào các loại rau, củ quả. Do đó mà nhiều rau củ thường dính các chất bảo quản thực vật trên lá, cuống lá, cuống quả hoặc núm quả… đồng thời, xuất hiện các vết lấm tấm hoặc vết trắng, vết lạ ở rau hoặc củ; thậm chí trên rau quả có mùi lạ, hắc, mùi thuốc sâu thì bạn không nên chọn mua chúng.
-Sơ chế đúng cách: Khi sử dụng, sau khi loại bỏ rễ và lá vàng, úa cần ngâm rau củ quả trong nước sạch, nước muối loãng hoặc thuốc tím 1%. Rửa rau quả trong vòng 15-20 phút rồi rửa lại nhiều lần bằng nước sạch.
Đối với các loại rau thơm, rau gia vị ăn sống (mùi, tía tô, húng…) cần rửa kĩ dưới vòi nước chảy và ngâm trong nước muối loãng tầm 20-30 phút. Cũng chú ý không nên ngâm quá lâu vì các chất vitamin và các chất dinh dưỡng có thể thẩm thấu qua màng tế bào tan vào trong nước.
Luôn luôn rửa trái cây trước khi ăn ngay cả đối với những loại không ăn vỏ chẳng hạn như bí, dưa hấu, cam… Vi khuẩn trên bề mặt bên ngoài có thể sẽ bị dính vào phần ruột ở bên trong khi chúng ta cắt hoặc lột vỏ.
Loại bỏ các lá xung quanh hoặc là các lá bên ngoài đối với các loại rau lá và rửa sản phẩm cẩn thận bằng nước sinh hoạt đảm bảo các chất bẩn đã được rửa sạch.
Hạn chế sơ chế các loại thực phẩm trước khi bảo quản vào tủ lạnh vì đa số các loại rau quả sau khi sơ chế đều sẽ bị hình thành nấm mốc, vi khuẩn khiến chúng hư thối nhanh hơn thông thường. Một số loại hoa quả không nên bảo quản trong tủ lạnh bởi khi bảo quản lạnh, chúng sẽ mất đi độ ngon, giòn, đặc biệt là dưa chuột và cà chua có thể bị nhớt, mất chất dinh dưỡng.
-Cách nấu: Khi xào nấu nên mở vung cho các loại hóa chất bảo vệ thực vật còn tồn dư bay bớt ra ngoài vì đa số các loại thuốc trừ sâu, bệnh, thuốc trừ cỏ… sẽ bị phân giải ở nhiệt độ cao.
Rau lá xanh phải xào nhanh với lửa lớn, tức ở nhiệt độ 200 – 250 độ C, thời gian nấu không quá 5 phút để tránh mất vitamin và các thành phần dinh dưỡng tan được. Ninh và nấu thích hợp với các loại rau ăn củ. Nguyên nhân là do nguyên liệu được thái thành miếng khá lớn, diện tích bề mặt lộ ra ngoài ít hơn so với khi thái sợi. Nếu nguyên liệu được chiên sơ bằng dầu ăn thì bề mặt sẽ được một lớp dầu ăn bảo vệ, giảm tổn thất dinh dưỡng do oxy hóa.
Nên đảm bảo việc ăn chín uống sôi, hạn chế ăn sống để tăng độ an toàn.
-Ngoài ra cũng hạn chế sử dụng các loại rau quả trái mùa. Không nên mua các loại rau quả có bề mặt bóng mượt, các loại quả trái mùa có cuống tươi xanh vì đó là các loại rau quả không an toàn do được sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật có độ độc cao để lưu trữ, bảo quản và phòng ngừa sâu bệnh. Cuống các loại quả cần được rửa sạch vì đây là nơi tích trữ vi khuẩn, hóa chất độc hại.
Trên đây là một số cách để người tiêu dùng tự bảo vệ bản thân khỏi các tồn dư độc hại trên rau củ. Bên cạnh đó, Nhà nước và các cơ quan chức năng đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao ATTP, cũng như tạo ra hành lang pháp lý để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng; không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng thực phẩm, cũng như công tác tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân. điều quan trọng hơn cả để giải quyết triệt để vấn đề ATTP chính là xử lý tốt nguồn cơn, bắt đầu từ người sản xuất và người chế biến, bởi chỉ có họ mới biết rõ đâu là sản phẩm sạch và đâu là không sạch… Tạo các ưu đãi và siết chặt chế tài xử phạt nghiêm khắc sẽ là cách thức hiệu quả để động viên người sản xuất, chế biến tốt, hiệu quả cũng như răn đe các hành vi cố ý, cố tình vi phạm các quy định về ATTP của bộ phận này.
Xuân Thanh
Theo PLXH
Các sản phẩm từ nhựa hầu hết đều chứa hóa chất độc hại cho người và động vật
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hầu hết các sản phẩm từ nhựa đều chứa hóa chất độc hại nhưng nhiều người vẫn hồn nhiên sử dụng.
Nghiên cứu ảnh hưởng của nhựa đối với sức khỏe con người
Báo Dân trí đưa tin, theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Environmental Science and Technology, hầu hết các loại nhựa mà người tiêu dùng gặp phải trong cuộc sống hàng ngày – bao gồm màng bọc nhựa, thảm tắm, hộp đựng sữa chua và nắp cốc cà phê – chứa những hóa chất có khả năng gây độc.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích 34 sản phẩm nhựa hàng ngày được làm từ tám loại nhựa để xem mức độ độc phổ biến. 74% sản phẩm được thử nghiệm là độc theo một cách nào đó.
Nhóm nghiên cứu hy vọng có thể nói cho người biết loại nhựa nào có thể sử dụng và loại nào không. Tuy nhiên, mọi chuyện phức tạp hơn thế. Thay vì chỉ ra một vài loại nhựa có vấn đề cần tránh, thử nghiệm lại cho thấy các vấn đề về độc tính là rất rộng và có thể tìm thấy ở gần như tất cả mọi loại nhựa. Kết quả giúp chỉ rõ việc chúng ta đang biết rất ít về nhiều loại hóa chất trong nhựa thường được sử dụng.
Tất cả các sản phẩm từ nhựa đều chứa hóa chất độc hại cho con người và động vật. Ảnh minh họa
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các loại nhựa đều độc hại ở một hình thức nào đó không nhất thiết gây hại cho sức khỏe con người. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm các hóa chất theo những cách rất khác so với cách mà hầu hết chúng ta tiếp xúc với chúng. Chiết xuất các hợp chất từ nhựa và cho chúng tiếp xúc trực tiếp với các tế bào khác nhau không giống với tiếp xúc mà nhận được khi uống nước, ví dụ, từ chai nước bằng nhựa dùng lại.
Nhưng trong những năm gần đây, người tiêu dùng và các chuyên gia y tế công cộng đã ngày càng bày tỏ mối lo ngại về ảnh hưởng sức khỏe tiềm ẩn của việc phơi nhiễm nhựa thông thường, hàng ngày và với các vi nhựa mà mọi người vô tình phơi nhiễm qua thực phẩm, nước và không khí.
Một số ví dụ nổi tiếng nhất bao gồm BPA, được tìm thấy trong chai nước bằng nhựa, hộp đựng bằng nhựa, hóa đơn giấy nhiệt và lớp tráng hộp thực phẩm; và phthalates, có trong nhiều sản phẩm PVC (như ống nước) và được thêm vào nhiều loại nhựa (như giả da và đồ chơi bơm hơi) để làm cho chúng mềm dẻo hơn.
Năm 2018, Hội Nhi khoa Mỹ (AAP) đã công bố báo cáo nói rằng một số hóa chất trong nhựa, bao gồm bisphenol (như BPA) và phthalates, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe t.rẻ e.m và khuyến nghị các gia đình giảm tiếp xúc với chúng. Các nghiên cứu ở người đã liên hệ BPA với bệnh chuyển hóa, béo phì, vô sinh và các rối loạn như ADHD.
Nghiên cứu chỉ ra sự ảnh hưởng của nhựa trên động vật
Các nghiên cứu trên động vật cũng đã liên kết BPA với ung thư tuyến t.iền liệt và tuyến vú, cũng như các vấn đề về phát triển não bộ. Phthalates được biết là ảnh hưởng đến nội tiết, nghĩa là chúng có thể làm thay đổi sự phát triển của các cơ quan sinh sản.
Trong động vật thủy sinh, những sinh vật sống dưới nước cũng thường được làm mô hình để nghiên cứu bệnh tật trên người, BPA phá vỡ sự cân bằng hooc-môn theo nhiều cách khác nhau. Nó làm việc như một chất kích thích estrogen, ngăn chặn các hooc-môn giới tính và làm gián đoạn hệ thống hooc-môn tuyến giáp.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng BPS, một hợp chất có cấu trúc rất giống với BPA, gây ra các tác động tương tự trên động vật thủy sinh. Nhưng bằng cách sử dụng BPS, các nhà sản xuất có thể quảng cáo rằng sản phẩm của mình không chứa BPA, một chiêu marketing tráo trở.
Vào năm 2012, các nhà khoa học Harvard đã công bố một nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của BPA đối với sự phát triển của noãn bào (t.iền thể của trứng) trên khỉ. Bằng cách cho những con khỉ ăn BPA hoặc cấy vào cơ thể chúng một mảnh BPA tan dần vào m.áu, các nhà khoa học đã tạo được mô hình phơi nhiễm BPA trên khỉ có thể so sánh với phơi nhiễm BPA ở người.
Kết quả cho thấy 2 giai đoạn phát triển quan trọng của trứng đã bị ảnh hưởng, điều kiện dẫn đến chất lượng trứng thấp và giảm khả năng sinh sản.
Một nghiên cứu phân tích tổng hợp năm 2008 đã xem xét cụ thể tác động của phthalates và polyvinyl chloride (hoặc PVC) đối với bệnh hen và dị ứng. Họ đã xem xét các nghiên cứu trên chuột, nghiên cứu ca bệnh riêng lẻ trên người và dữ liệu dịch tễ học cùng với nhau.
Trong khi dữ liệu trên người không đủ để khẳng định chắc chắn, nghiên cứu tổng quan kết luận rằng một số phthalates nhất định có thể gây ra phản ứng viêm ở chuột.
Một nghiên cứu đ.ánh giá khác xuất bản năm 2009 đã xem xét các tài liệu trước đó về sự ảnh hưởng của việc tiêu hóa nhựa đến con người và động vật. Trong đó, các nhà khoa học báo cáo một loạt các hiệu ứng đã được quan sát thấy. Chẳng hạn, những con chuột đực trưởng thành ăn phthalates phát triển t.inh t.rùng có rối loạn chức năng. Chuột ăn phthalates cũng bị tổn thương t.inh h.oàn.
Tiến sĩ Saal và các cộng sự đã công bố một nghiên cứu vào năm 2012, tìm thấy DEHP – một loại phthalates có trong bao bì thực phẩm – gây tác động tiêu cực lên quá trình sinh sản ngay cả ở liều thấp hơn 25.000 lần so với nghiên cứu trước đó. Họ cũng nhận thấy những cá thể chuột đực phải đối mặt với dị tật đường sinh sản sau khi được cho ăn DEHP.
Nhìn chung, nghiên cứu trên động vật cho thấy nhựa có hại, đặc biệt là với hệ thống sinh sản của động vật, có thể gây ra những dị thường cho t.inh t.rùng, trứng và sự phát triển của thai nhi.
Cách giảm phơi nhiễm từ nhựa
Tránh nhựa hoàn toàn là gần như không thể, nhưng có thể giảm phơi nhiễm với các hóa chất liên quan đến các sản phẩm này.
Thực phẩm càng được chế biến nhiều, nó càng có thể tiếp xúc với các vật liệu có khả năng thôi nhiễm hóa chất do đó hãy luôn ăn thức ăn tươi.
Không lưu trữ thực phẩm trong hộp nhựa. Hộp đựng thực phẩm có thể chứa những hóa chất thôi nhiễm vào thực phẩm. Điều này đặc biệt đúng đối với thực phẩm có dầu mỡ hoặc chất béo, cũng như thực phẩm có tính axit hoặc kiềm cao. Hãy chọn hộp đựng bằng thép không gỉ, thủy tinh hoặc sứ.
Không đun nóng nhựa bởi khi đun nóng nhựa có thể làm tăng tốc độ thôi nhiễm hóa chất, vì vậy hãy cố gắng tránh đặt chúng vào lò vi sóng hoặc máy rửa bát. Ngay cả việc để đồ đựng bằng nhựa trong xe ô tô nóng cũng có thể làm tăng giải phóng các hóa chất lo ngại.
An Dương
Theo vietQ