Theo Tổ chức Xơ phổi (PFF), những người hút thuốc (hiện tại và trước đây) tăng nguy cơ mắc bệnh xơ phổi, nhưng nhiều người không nhận thức được mối đe dọa này.
Theo các nhà khoa học, hút t.huốc l.á có thể dẫn đến các bệnh như ung thư phổi, COPD, khí phế thũng và xơ phổi…
Xơ phổi là tình trạng các mô trong phổi bị tổn thương, gây ra sẹo ở phổi. Chính những sẹo phổi đã ngăn chặn và cản trở hoạt động hít thở của người bệnh. Ho khan, khó thở là triệu chứng điển hình của bệnh xơ phổi. Vì vậy, khi xuất hiện ho khan dai dẳng, người bệnh cần đi khám để được điều trị kịp thời.
Theo đó, các nhà khoa học khuyến cáo, không bao giờ là quá muộn để ngừng hút thuốc. Bỏ t.huốc l.á có thể tăng cường sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống ở mọi lứa t.uổi bằng cách giảm mất chức năng phổi theo thời gian và tăng dung tích phổi, điều này rất quan trọng để duy trì mức oxy trong m.áu khỏe mạnh. Từ bỏ thói quen hút t.huốc l.á cũng có thể làm giảm viêm đường thở.
Ngoài hút thuốc các nhà khoa học cho biết, các yếu tố rủi ro chính khác gây xơ phổi bao gồm: Làm việc tiếp xúc với bụi vô cơ, bao gồm amiăng, silica, bụi than, bụi kim loại cứng; tiếp xúc với môi trường như hít thở bào tử nấm mốc, vi khuẩn, protein động vật (đặc biệt là từ chim nuôi trong nhà hoặc nuôi nhốt) hoặc các tác nhân khác trong thời gian dài; t.uổi cao (xơ phổi có nhiều khả năng xảy ra ở những người 60 t.uổi trở lên) và t.iền sử gia đình mắc bệnh phổi kẽ…
Mối liên hệ giữa t.uổi tác và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Bệnh phổi tắc nghẽn do nhiều nguyên nhân gây ra, t.uổi tác cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Vậy mối liên hệ giữa t.uổi tác và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là gì?
Độ t.uổi có ảnh hưởng gì đến tiến trình phát triển của bệnh hay không?
T.uổi tác và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có liên hệ rất chặt chẽ. Theo đó, người có độ t.uổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn.
1. Độ t.uổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là bao nhiêu?
Theo Viện tim, phổi và m.áu Quốc gia Hoa kỳ, bệnh COPD thường xảy ra ở những người trên 40 t.uổi có hút t.huốc l.á. Nếu trường hợp nào nghiện t.huốc l.á nặng bệnh có thể xuất hiện sớm hơn.
Các yếu tố có nguy cơ khác như: Tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại, ảnh hưởng từ khói thuốc cũng có thể khiến là nguyên nhân gây bệnh. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường phát triển theo thời gian. Vậy nên người nào tiếp xúc với các tổn thương phổi càng sớm thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Bệnh COPD thường xảy ra ở những người trên 40 t.uổi có hút t.huốc l.á (Ảnh: Internet)
Ở người trẻ t.uổi, phổi có thể phục hồi sau các tác nhân gây bệnh tiềm ẩn nhanh hơn người lớn t.uổi. Ngoài ra, những tổn thương phổi sẽ có rất ít triệu chứng và thường mất nhiều năm bệnh nhân mới có thể phát hiện ra bệnh.
2. T.uổi tác và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở người trẻ t.uổi
Theo thực tế, do bản chất của bệnh COPD có thể làm người trẻ ít có khả năng mắc bệnh hơn, tuy nhiên nguy cơ là vẫn có. Đặc biệt là những người hút nhiều thuốc hoặc làm việc trong môi trường độc hại. Vậy nên bạn cần chú ý để hạn chế những rủi ro có thể gây bệnh, và có những hướng để tránh chúng.
T.uổi tác và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có liên hệ mật thiết với nhau. Đúng vậy, người trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu gặp yếu tố di truyền. Tình trạng di truyền được gọi là thiếu hụt AAT (alpha-1 antitrypsin) làm tăng nguy cơ phát triển COPD ở mọi lứa t.uổi. Theo Viện Tim, Phổi và M.áu Quốc gia Hoa Kỳ, ở Mỹ, có tới 100.000 người có thể bị thiếu AAT.
Thiếu hụt AAT khiến cơ thể khó đáp ứng với các tổn thương ở phổi (Ảnh: Internet)
Thiếu hụt AAT khiến cơ thể khó đáp ứng với các tổn thương ở phổi, dẫn đến những người bị thiếu hụt AAT phát triển COPD nhanh hơn những người khác. Trong những trường hợp này, bạn có thể chưa bao giờ hút thuốc hoặc tiếp xúc với các hóa chất độc hại và chất ô nhiễm, nhưng vẫn có nguy cơ cao mắc COPD.
3. T.uổi tác có làm tăng nguy cơ phát triển COPD không?
Đúng là càng lớn t.uổi, nguy cơ phát triển bệnh COPD sẽ cao hơn. Tuy nhiên, t.uổi tác cùng với các yếu tố khác như hút thuốc, hít phải khói thuốc, tiếp xúc với hóa chất công nghiệp trong nhiều năm là điều khiến bệnh phát triển nhanh. T.uổi tác không phải yếu tố duy nhất.
T.uổi tác và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có liên quan trực tiếp đến nhau nhưng những yếu tố khác góp phần tăng nguy cơ cũng như tiến trình phát triển của bệnh.
4. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tiến triển như thế nào theo độ t.uổi?
Sẽ tùy vào từng trường hợp mà bệnh sẽ tiến triển khác nhau tùy thuộc vào t.uổi tác cũng như các yếu tố có liên quan. Tuy nhiên triệu chứng chung của bệnh khi phát hiện sẽ bao gồm:
– Hụt hơi
– Khó thở
– Đau hoặc tức ngực
Đau tức ngực kèm khó thở là những triệu chứng phổ biến của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Ảnh: Internet)
– Khó tập thể dục hoặc thực hiện các động tác đơn giản do thiếu hơi
– Ho thường xuyên, thường ra nhiều chất nhầy hoặc đờm
– Thở khò khè
– Bị n.hiễm t.rùng đường hô hấp thường xuyên hơn hoặc dễ hơn những người khác
– Thiếu năng lượng
Bất kỳ ai gặp những triệu chứng nào trong số này nên nói chuyện với bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.
Chẩn đoán chính xác là rất quan trọng, vì những triệu chứng này có thể xuất hiện tương tự với các bệnh khác, chẳng hạn như hen suyễn . Một số người có thể bị cả hen suyễn và COPD, điều này có thể dẫn đến các biến chứng khác nguy hiểm hơn.
Các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi COPD tiến triển. Một số người luôn cảm thấy khó khăn khi cử động và phải đến gặp bác sĩ thường xuyên hơn.
5. T.uổi thọ của những người bị COPD
Với mỗi đối tượng, mỗi trường hợp bệnh thì t.uổi thọ sẽ khác nhau và phục thuộc vào nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài cũng như tình hình sức khỏe của người bệnh.
Thực tế thì bệnh tiến triển và tồi tệ dần theo thời gian. Tuy nhiên nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị và thay đổi trong lối sống giúp làm chậm sự phát triển của bệnh.
Ngoài ra, mức độ tuân thủ kế hoạch điều trị của người bệnh cũng ảnh hưởng đến t.uổi thọ. Nếu người bị phổi tắc nghẽn mãn tính nhưng liên tục hút thuốc thì tất nhiên bệnh sẽ không được cải thiện mà còn diễn biến nặng hơn.
T.uổi tác và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có liên quan chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy, ngay từ khi còn trẻ bạn nên tránh xa những tác nhân gây bệnh, ngừng hút thuốc,… Có như vậy bệnh mới không ảnh hưởng về sau. Ngoài ra, khi phát hiện những triệu chứng bất thường thì cần liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán.