Huyết áp thấp nên ăn gì?

Vì sao nên cải thiện tình trạng huyết áp thấp?

Huyết áp thấp còn được gọi là chứng hạ huyết áp (đối lập với cao huyết áp). Tình trạng này thường được xác định khi mức huyết áp của bạn ở dưới 90/60 mm Hg kéo dài.

Bên cạnh đó, bạn cũng gặp các triệu chứng trở ngại sức khỏe khác như chóng mặt, mờ mắt, buồn nôn, nôn, suy nhược, lờ đờ, thậm chí ngất xỉu. Nguy hiểm hơn là bạn có thể bị sốc, đe dọa tính mạng.

Nguyên nhân gây hạ huyết áp có thể khác nhau, bao gồm căng thẳng, mất nước, mang thai, bệnh về tuyến giáp, nội tiết, tim mạch, dị ứng, nhiễm trùng…

Bác sĩ sẽ kê toa thuốc khi cần thiết nhưng cơ bản đều khuyến cáo người bệnh cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt để đảm bảo huyết áp ổn định lâu dài.

Huyết áp thấp nên ăn gì?

Uống đủ nước là điều kiện hàng đầu

Khi bạn không thích uống nước hoặc vì lý do gì đó mà cơ thể mất nước quá nhiều, nó cũng sẽ làm giảm lượng máu tổng thể, dẫn đến tụt huyết áp.

Tập thể dục cường độ cao hoặc đang bị số hay đang dùng một số thuốc điều trị cũng có thể gây mất nước. Bạn nên bổ sung nước khi có tín hiệu khát và không cần phải uống quá nhiều.

Hãy luôn chắc chắn cơ thể không rơi vào tình trạng khát là được. Uống đủ nước không những hạn chế hạ huyết áp mà còn giúp các cơ quan toàn thân hoạt động tốt.

Thực phẩm giàu vitamin B12

Thực phẩm cho người huyết áp thấp cần chú trọng hàm lượng vitamin B12. Thiếu hụt loại vitamin này dễ khiến bạn bị thiếu máu, từ đó cũng làm tăng nguy cơ hạ huyết áp. Nó cũng rất quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu và hoạt động thần kinh cùng DNA.

Bạn nên bổ sung nguyên liệu giàu vitamin B12 như thịt bò, trứng, ngũ cốc tăng cường… kết hợp đa dạng thực phẩm khác. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý liều lượng vì dư thừa vitamin B12 có thể làm giảm hấp thu canxi, gây tăng huyết áp.

Thực phẩm chứa nhiều folate

Folate còn gọi là vitamin B9, thiếu hụt nó cũng dễ gây thiếu máu và kéo theo huyết áp thấp. Thực phẩm giàu folate có thể bổ sung như măng tây, trái cây họ cam quýt, bông cải xanh và gan động vật.

Muối ăn

Ăn muối hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện cho người bị hạ huyết áp nhưng cần kiểm soát tốt liều lượng để không bị phản tác dụng. Hạt rang, phô mai, oliu… là những lựa chọn thay thế để bổ sung muối khá ổn cho bạn.

Trà cam thảo

Trà cam thảo có chứa Aldoterone, một loại hormone có tác dụng điều chỉnh khả năng xử lý muối của cơ thể. Bạn có thể uống cam thảo 30g/ngày tối đa khoảng 4 tuần rồi kiểm tra lại mức huyết áp. Nhưng tốt nhất là hỏi bác sĩ trước khi dùng.

Một số nguyên tắc cơ bản khác để ổn định huyết áp

  • Ngoài lựa chọn thực phẩm hợp lý, bạn cần có thói quen ăn uống khoa học như chia thành nhiều bữa ăn nhỏ.
  • Thay các loại carbs tinh chế bằng ngũ cốc nguyên hạt sẽ tốt hơn cho việc cải thiện chứng tụt huyết áp.
  • Hạn chế bia rượu vì chúng gây mất nước nghiêm trọng.
  • Không tập thể dục khi trời nắng nóng, không ngâm trong bồn nước nóng hay ở trong phòng xông hơi quá lâu.
  • Không thay đổi tư thế nhanh và đột ngột vì máu chưa kịp lưu thông có thể gây choáng hoặc té xỉu.
  • Dù đang bệnh, bạn cũng nên xuống giường đi lại nhẹ nhàng để thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn cơ bắp.
  • Gặp bác sĩ chuyên khoa khi cần thiết để được xác định mức huyết áp và kiểm tra sức khỏe tổng thể.

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết đầy đủ về chứng huyết áp thấp, từ đó có cách ăn uống và sinh hoạt hợp lý hơn.

Thiên Khuê (Theo Manuka)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *