Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Y khoa bang Pennsylvania (Mỹ) cho rằng tập thể dục cũng là thuốc, họ khuyến khích các bác sĩ kê đơn có kèm hướng dẫn tập thể dục như một hình thức điều trị bổ sung cho bệnh nhân ung thư.
Các bác sĩ tại Mỹ và nhiều nước đã kê đơn tập thể dục như một loại thuốc trong hơn một thập kỷ qua cho nhiều loại bệnh như tiểu đường tuýp 2, bệnh tim và đau lưng mãn tính. Song đối với bệnh ung thư, nó không phổ biến.
Một dự án có tên là “Moving through Cancer” được đăng trên một tạp chí ung thư dành cho bác sĩ mới đây. Trong bài báo, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Y khoa bang Pennsylvania đã đưa ra bộ hướng dẫn chi tiết dựa trên các chẩn đoán ung thư khác nhau.
Bài báo có đề cập đến một phụ nữ bị béo phì, 39 t.uổi, bị ung thư ruột kết giai đoạn 3. Bệnh nhân đã được phẫu thuật và sắp bắt đầu điều trị hóa chất trong 6 tháng. Cô cho biết thói quen tập thể dục hiện tại của mình là đi bộ trong giờ nghỉ trưa.
Dựa trên bộ hướng dẫn, bác sĩ đã khuyên cô nên tăng thời gian đi bộ vào lúc trưa thành 30 phút tập areobic, 3 lần một tuần, cộng với rèn luyện tăng sức mạnh 2-3 lần mỗi tuần.
Mặc dù tập thể dục có lẽ là điều cuối cùng mà một bệnh nhân ung thư muốn làm song các bác sĩ cho rằng nó có thể giúp cải thiện hiệu quả điều trị.
“Nếu chúng ta nhìn thấy một bệnh nhân ung thư đầu cổ với một loạt các triệu chứng cụ thể, chúng ta có thể cung cấp cho họ một đơn thuốc tập thể được cá nhân hóa cho họ”, TS Kathryn Schmitz đồng tác giả của nghiên cứu nói.
TS Schmitz và nhóm nghiên cứu nhận thấy thập thể dục trong khi điều trị ung thư có thể giúp cải thiện tỷ lệ sống cho những bệnh nhân ung thư ruột kết, ung thư vú và ung thư tuyến t.iền liệt. Tập thể dục aerobic cũng giúp cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng lo âu và trầm cảm.
Đối với các bệnh nhân ung thư vú, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy những bài tập luyện tăng sức mạnh không chỉ an toàn mà còn giúp cải thiện sức khỏe của hệ xương.
Mục tiêu của các nhà nghiên cứu là khuyến khích các bác sĩ sử dụng các hướng dẫn tập thể dục mới như một hình thức điều trị bổ sung.
“Hiện nay, bất cứ ai cũng biết rằng tập thể dục tốt cho sức khỏe giúp dự phòng và điều trị các bệnh tim, nhưng không phải cho các khối u ác tính. Chúng tôi muốn thay đổi điều này”, TS Schmitz nhấn mạnh.
Ung thư là bệnh lý ác tính của các tế bào trong cơ thể. Có hơn 200 loại ung thư khác nhau trên cơ thể người. Bệnh có thể phát sinh từ các rối loạn bên trong cơ thể, gồm rối loạn nội tiết và yếu tố di truyền (dưới 10%). Còn lại phần lớn ung thư phát sinh do thói quen không có lợi cho sức khỏe như hút thuốc, lạm dụng rượu bia, chế độ dinh dưỡng không an toàn, không hợp lý, ít vận động thể chất, quan hệ t.ình d.ục không an toàn, ô nhiễm môi trường. May mắn là các yếu tố này có thể thay đổi và phòng tránh được.
Nam Phương
Theo NewYork Times/Dân trí
Loạt ảnh đáng kinh ngạc cho thấy sự thật nghiệt ngã khi phải chung sống với ung thư
Nhiều người cho rằng ung thư là một án tử được báo trước, số khác lại kiên cường chiến đấu…
16 người đàn ông và phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư, đã tham gia buổi chụp hình cho tổ chức Stand Up To Cancer – giúp mang đến cái nhìn chân thực và trần trụi nhất về một trong những căn bệnh đáng sợ nhất với loài người.
Dự án này mang tên “Defiance” (tạm dịch: kháng cự), được khởi xướng nhằm cho toàn thế giới nhận ra hiện thực nghiệt ngã mà những ai mắc ung thư phải trải qua. Họ đều có sẹo, thậm chí phải cắt bỏ một hay nhiều phần trên cơ thể – tuy nhiên, đây là những chiến binh, dám đứng lên giành giật sự sống thay vì buông bỏ.
Đứng đầu dự án là nhiếp ảnh gia Ami Barwell.
Ami đã tập trung lột tả những gì nghiệt ngã nhất mà một bệnh nhân ung thư phải qua.
“Với tôi, ‘Defiance’ giống như một cuộc nổi dậy”, Ami cho hay. “Ung thư không hề đẹp đẽ chút nào, trái lại nó rất tăm tối và đầy đau đớn. Tuy nhiên, chúng ta không thể gục ngã.
Những con người này thật mạnh mẽ, thật đẹp và trên tất cả, họ dám đứng lên chống lại sự nghiệt ngã của số phận”.
Được biết, nguồn cảm hứng chính của Ami chính là việc mẹ cô bị ung thư vú tới 2 lần.
“Tôi muốn giúp mọi người nâng cao nhận thức về ung thư nói chung”.
“Tôi nhận được rất nhiều phản hồi tích cực, hầu hết trong số đó là chị em phụ nữ trên khắp thế giới. Thật không ngờ những tấm hình này đã truyền cảm hứng và giúp họ mạnh mẽ hơn”.
Deborah James, đến từ London, là một trong những người tham gia buổi chụp hình.
“Tôi đang mắc ung thư giai đoạn 4, nhưng bạn sẽ không nhận ra nếu thấy tôi đi dạo ngoài phố đâu”.
“Tôi muốn được nhìn nhận như một người phụ nữ bình thường, tham gia Stand Up To Cancer đã giúp tôi lấy lại sự tự tin, biết yêu thương và trân trọng cơ thể của mình hơn”.
Chiêm ngưỡng thêm một số hình ảnh về các “chiến binh” chống lại bệnh ung thư trong dự án “Defiance”:
Theo Metro UK/Helino