Việc các quảng cáo bán sôcôla, kẹo mút cần sa đang xuất hiện đầy rẫy trên mạng xã hội, với giá mỗi que chỉ từ 27-35 nghìn đồng, thực sự khiến các phụ huynh lo lắng.
Kẹo chứa cần sa được rao bán trên mạng.
Hiện nay, các quảng cáo bán sôcôla, kẹo mút cần sa đang xuất hiện đầy rẫy trên mạng xã hội. Đó là mẫu kẹo que có vỏ màu xanh lá, được quảng cáo là món “đồ ăn lạ”, giá chỉ 27-35 nghìn đồng/que, sôcôla có loại đen và sữa, cũng chứa tinh dầu, hạt cần sa.
Những người bán sản phẩm này quảng cáo sản phẩm được đặt hàng từ châu Âu, mỗi tuần hàng về 2 lần. Những thông tin này khiến nhiều người lo ngại vì kẹo là món khoái khẩu của nhiều t.rẻ e.m.
Trao đổi với chúng tôi, TS Nguyễn Mạnh Hùng – Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương, Hà Nội cho biết việc sử dụng kẹo có cần sa đã được nhiều nước trên thế giới báo cáo. Một số nước không cấm cần sa và nó được sử dụng cho vào kẹo, bánh.
Cần sa là loại m.a t.úy được chế từ hoa và lá khô của cây cần sa tên latin là Cannabis Sativa. Loại m.a t.úy này còn được biết đến với những tên khác như “cỏ”, bồ đà, tài mà…
Cần sa nhìn giống như thảo cỏ, lá chè khô và có thể còn hạt hoặc còn các cành nhỏ. Cần sa có thể màu xám, xanh lá cây hoặc màu nâu. Cần sa thường được lăn bằng tay thành thuốc cuốn để hút, hoặc được hút bằng ống điếu. Một số người còn trộn cần sa với thức ăn như bánh ngọt hoặc bánh quy để ăn. Cần sa cũng có thể được trộn lẫn để hút cùng t.huốc l.á. T.rẻ e.m sử dụng cần sa có thể gây nghiện.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng với liều dùng nhỏ, ảnh hưởng của cần sa có thể kéo dài trong vòng 5h đồng và người sử dụng có thể cảm thấy khỏe khoắn và sảng khoái một cách lạ thường, giữ thăng bằng và kiểm soát cơ thể kém, khó tập trung, nhịp tim nhanh hơn, mất tập trung vào công việc khác.
Những ảnh hưởng này thường làm người sử dụng cảm thấy mọi thứ đều chậm chạp và có cảm giác buồn ngủ.
Tiến sỹ Hùng cho rằng cần phải nghiêm cấm kẹo chứa cần sa vì tại Việt Nam, cần sa được xem là m.a t.úy và bị cấm.
Tiến sỹ Hùng cho biết trước đó, ông đã từng điều trị cho một n.am s.inh là Việt kiều Canada bị nghiện cần sa do thường xuyên ăn bánh kẹo chứa cần sa. Còn tại Việt Nam, chưa có bệnh nhân nào nghiện cần sa qua ăn kẹo, bánh.
Một chuyên gia về nghiện chất của Bệnh viện Tâm thần TP.HCM cho rằng cần mang kẹo nghi chứa cần sa đi xét nghiệm mới có khuyến cáo chính xác. Tuy nhiên, về mặt chuyên môn, vị bác sĩ này cho rằng nếu thực sự kẹo có chứa cần sa sẽ rất đắt đỏ, chứ không thể có giá vài chục nghìn một cây kẹo như quảng cáo.
Hơn nữa, nếu kẹo có chứa lá cần sa thì mùi vị rất khó chịu nên người ta chỉ sử dụng được dẫn chất mà dẫn chất này cũng rất đắt.
Tuy nhiên, việc xét nghiệm cũng không hề dễ dàng. Tại TP.HCM, mới có 3 nơi có thể xét nghiệm được kẹo đó có chứa cần sa hay không, như Trung tâm giám định pháp y, Trung tâm xét nghiệm ở Hoàng Văn Thụ…
Tuy nhiên, vị bác sĩ này cũng cho biết năm 2018, Bộ Công an đã từng giám định loại kẹo này và được kết quả âm tính không chứa m.a t.úy.
Ở Việt Nam, cũng như nhiều loại m.a t.úy khác, việc sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng và tổ chức cho người khác sử dụng cần sa là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu bị phát hiện, người vi phạm sẽ bị bắt giữ, xử lý theo pháp luật hiện hành.
Theo infonet
Muốn như ‘con nhà người ta’, cha mẹ ‘vỡ mộng’ khi tự ý dùng thuốc tăng trưởng chiều cao
Tâm lý muốn con cao lớn “bằng bạn bằng bè”, nhiều phụ huynh tự ý cho trẻ dùng thuốc tăng trưởng chiều cao rồi vô tình đẩy con vào tình trạng mang bệnh.
Tìm mua thuốc tăng trưởng chiều cao ngày càng trở nên dễ dàng hơn với các bậc phụ huynh khi chỉ cần thao tác tìm kiếm trên mạng xã hội là có ngay sản phẩm mong muốn.
Hiệu quả đâu chưa thấy, nhưng chính những lời quảng cáo, giới thiệu với công dụng “thần kỳ” giúp tăng chiều cao nhanh chóng khiến nhiều người tin tưởng, mua về cho con em sử dụng, mà không biết thực chất, việc làm này đang khiến con bị mang bệnh.
Không khó để tìm những quảng cáo về thuốc tăng trưởng chiều cao trên mạng xã hội.
Chia sẻ về thực trạng này, theo tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, các quảng cáo về thuốc hay hormone tăng trưởng chiều cao đang lạm dụng cụm từ “tăng trưởng” thái quá.
Thậm chí, có những quảng cáo hoàn toàn không có cơ sở khoa học nhưng lại đưa ra những kiến nghị rất giật gân, kiểu như “vài tháng là tăng 5-7cm”. Ở phương diện khoa học, chuyện này là không thể. Đó là còn chưa kể tới việc nhiều người chưa phân biệt được đâu là thực phẩm chức năng, đâu là thuốc tăng trưởng chiều cao.
“Tại Việt Nam, người dân còn đang lạm dụng cụm từ “thuốc”. Bất cứ loại gì bán ở hiệu thuốc đều gọi là thuốc. Trên thực tế, các ‘thuốc’ tăng trưởng chiều cao ở trên đa phần là các loại thực phẩm chức năng, thực phẩm hỗ trợ tăng trưởng chiều cao, chứ không phải là thuốc. Do vậy, người dân có thể dễ dàng mua được mà không cần tới chỉ định của bác sỹ.
Việc này rất nguy hiểm. Bởi sử dụng các sản phẩm tăng trưởng chiều cao bừa bãi vô tình đưa trẻ vào tình trạng rối loạn hormone, thừa hormone, gây nên các bệnh lý về nội tiết, ảnh hưởng tới phát triển của trẻ về sau”, bác sĩ Sơn nói.
Bác sĩ Sơn cũng cho biết, cũng bởi lý do dùng thuốc, thực phẩm chức năng bừa bãi trên mà tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM, Viện Y học ứng dụng Việt Nam hiện nay có rất nhiều các bậc cha mẹ đưa con đến khám và than phiền về việc “vỡ mộng” khi dụng các sản phẩm quảng cáo tăng trưởng chiều cao.
“Hiệu quả đâu không thấy, nhưng có khi lại bỏ mất cơ hội để trẻ phát triển chiều cao tự nhiên, khoa học lại an toàn”, bác sĩ Sơn cảnh báo.
Chung quan điểm, TS. BS Nguyễn Trọng Hưng – Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cũng nhận định, hiện có rất nhiều bậc cha mẹ vì mong muốn quá đà của bản thân mà vô tình làm hại con.
Do thiếu hiểu biết, cộng với tâm lý “so bì”, thấy “con nhà người ta” nhiều phụ huynh không ngần ngại bỏ ra t.iền triệu để mua những sản phẩm tăng trưởng chiều cao mà không qua thăm khám, kiểm tra, để rồi gây hậu quả nặng nề.
TS. BS Nguyễn Trọng Hưng – Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương.
Cũng theo chuyên gia này, để xác định trẻ có cần sử dụng đến các hormone tăng trưởng chiều cao hay không không hề đơn giản, và không thể “chẩn đoán bằng mắt”, bởi còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Để xác định trẻ đang thiếu hụt dinh dưỡng hay hormone tăng trưởng hay không cần phải làm xét nghiệm các hormone, thăm dò đầy đủ nhiều khía cạnh. Dựa vào kết quả có được, bác sĩ mới quyết định có hay không dùng tiêm hormone.
“Quảng cáo bao giờ cũng mời chào sản phẩm bằng cách giới thiệu tác dụng của thuốc “thần thông quảng đại” nhằm móc túi người mua. Còn người mua thì tin tưởng hoàn toàn nên chưa c hưa biết thành phần trong các loại thuốc tăng trưởng đấy gồm những gì, có đúng là bổ sung hormone hay dinh dưỡng không, vẫn mua về sử dụng”, bác sĩ Hưng nói.
Theo bác sĩ Hưng, về nguyên tắc sử dụng tất cả các loại thuốc nói chung, cả thuốc tăng trưởng chiều cao đều phải qua sự chỉ định của bác sĩ. Dùng thuốc hay hormone bừa bãi sẽ khiến trẻ có nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa, hormone, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ảnh hưởng tới khả năng phát triển toàn diện của trẻ, làm xáo trộn giai đoạn t.uổi dậy thì.
Theo TS. BS Trương Hồng Sơn, các bậc cha mẹ cần cảnh giác khi đọc những quảng cáo mang tính “thổi phồng” nhưng không có hiệu quả.
Thay vào đó, trong quá trình nuôi dưỡng con trưởng thành, cha mẹ nên cho trẻ đi thăm khám sức khỏe định kỳ. Nếu thấy con có dấu hiệu thiếu hụt chất dinh dưỡng, hay các hormone cần thiết thì có thể bổ sung. Nhưng thời điểm nào sử dụng và dùng với liều lượng bao nhiều đều phải được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa.
“Sử dụng hormone hoặc thuốc với t.rẻ e.m, kể cả vitamin, luôn luôn là con dao hai lưỡi nếu không sử dụng đúng thời điểm, mục đích. Vì vậy, ngoài sự cẩn trọng của phụ huynh cũng cần sự kiểm soát chặt chẽ từ các nhà chuyên môn để tránh gây hại cho trẻ”, bác sĩ Sơn khuyến cáo.
Theo VTC