Khác biệt khi viêm mũi họng cấp và nhiễm cúm

Viêm mũi họng cấp và cúm A đều có nhiều biểu hiện giống nhau. Tuy nhiên, đặc điểm một số triệu chứng hoàn toàn trái ngược.

Tôi nghe nói cảm lạnh, viêm mũi họng cấp và cúm A đều có biểu hiện giống nhau. Có cách nào để phân biệt 2 bệnh không bác sĩ?

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bộ môn Tai – Mũi – Họng, Đại học Y Hà Nội

Đều có biểu hiện sốt, đau đầu, chảy mũi, hắt hơi, đau họng nhưng cúm A và cảm lạnh, viêm mũi họng cấp lại có tiên lượng và phương thức xử trí khác nhau.

Bên cạnh đó, viêm mũi họng cấp, cảm lạnh không gây ra bội nhiễm và có thể tự khỏi. Cúm A lại có thể để lại biến chứng lâu dài như viêm tai, tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, đau bụng, viêm phổi và các vấn đề tim mạch.

Phân biệt cúm A với cảm lạnh, viêm mũi họng cấp

Cúm A là mội loại cúm mùa, có biểu hiện giống với viêm mũi họng cấp và các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.

Cách phân biệt cúm A với cảm lạnh hay viêm mũi họng cấp

Virus cúm A có thể lây truyền trực tiếp trong không khí thông qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, các giọt b.ắn kèm theo virus thoát ra ngoài có thể tiếp cận người khác và lây truyền bệnh bằng việc hít phải hoặc chạm phải đồ vật có virus.

Ngoài ra, một người có thể bị nhiễm cúm A khi: Sử dụng chung vật dụng sinh hoạt với người bị nhiễm bệnh (ly, chén, muỗng, khăn, quần áo,…) hoặc vô tình tiếp xúc với các đồ dùng trong nhà (nắm cửa, bàn, ghế,…) sau đó đưa lên mũi, miệng.

Người tiếp xúc với các động vật có nhiễm cúm như lợn, ngựa, gia cầm,…cũng có thể lây bệnh. Tập trung nơi đông người như trường học, công viên, nơi công sở,… cũng là điều kiện để virus lây lan nhanh chóng.

Khi có các biểu hiện đau đầu và đau họng, chảy mũi và ngạt tắc mũi… cần theo dõi sát sao.

Các dấu hiệu của cúm A thường xuất hiện đột ngột và dễ nhận biết như ho, chảy mũi, nghẹt mũi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể. Đôi khi các triệu chứng này tự hết mà không cần điều trị đặc biệt. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài nhiều ngày mà không cải thiện, người bệnh cần đến gặp ngay bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Rất khó phân biệt sốt do cúm A với sốt do nhiễm virus khác, nhưng các trường hợp sốt cao do cúm A thường kéo dài hơn. Đối với những người có hệ miễn dịch yếu như người lớn t.uổi, t.rẻ e.m, phụ nữ có thai thì cần theo dõi kĩ vì trong một số trường hợp biến chứng của cúm A có thể gây t.ử v.ong.

Hiện nay khi bị sốt, đau đầu, chảy mũi, hắt hơi, đau họng…. nhiều người lo lắng không biết là liệu mình chỉ bị nhiễm lạnh, viêm mũi họng cấp thông thường hay là bị nhiễm cúm, đặc biệt là cúm A?

Trên thực tế, khi bị cảm lạnh hay viêm mũi họng cấp, bệnh nhân sốt nhưng thường dưới 39 độ C, không có cảm giác rét run. Trong khi bệnh nhân nhiễm cúm A thường sốt trên 39 độ C, kèm theo rét run.

Ngoài ra, bệnh nhân cảm lạnh hay viêm mũi họng cấp thường thấy đau đầu và đau họng, chảy mũi và ngạt tắc mũi từng lúc, hắt hơi ít. Bệnh nhân cúm A thấy đau đầu và đau người, nhất là vùng thắt lưng, chảy mũi và ngạt tắc mũi thường xuyên có thể kèm theo đau rát mũi, hắt hơi nhiều.

Virus cúm A có thể lây truyền trực tiếp trong không khí thông qua đường hô hấp.

Cần theo dõi, không tự ý dùng thuốc

Khi có các biểu hiện đau đầu và đau họng, chảy mũi và ngạt tắc mũi từng lúc, hắt hơi ít… cần theo dõi sát sao. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus Tamiflu khi chưa có chỉ định của các bác sĩ. Nếu các triệu chứng bệnh kéo dài nhiều ngày không cải thiện, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng.

Cần theo dõi khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng của cúm A, người bệnh có thể sốt cao gây co giật, bị viêm não, tức ngực, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, suy hô hấp và làm nặng thêm các vấn đề về tim mạch. Số ít gặp biến chứng đường tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn, nôn…

Những dấu hiệu chuyển nặng thường gặp ở cả người lớn và t.rẻ e.m gồm: thở nhanh, thở rút lõm ngực, tím tái, hôn mê, co giật, nói sảng…

Phòng ngừa cúm A thế nào?

Nhằm đảm bảo sức khỏe và phòng bệnh cần tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi. Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt vật dụng bằng hóa chất sát khuẩn thông thường.

Cần uống đủ nước tăng cường hệ thống miễn dịch. Có thể sử dụng các loại nước lọc, nước trái cây hay đồ uống bổ sung chất điện giải. Nên tránh đồ uống có chứa caffein vì chúng có tác dụng lợi tiểu, khiến cơ thể bạn mất nước nhiều hơn.

Nên dùng thức ăn dạng lỏng như súp, cháo… để cung cấp đủ chất làm tăng cường miễn dịch và có thể giúp làm giảm các triệu chứng của cúm. Nghỉ ngơi cũng là cách hỗ trợ cơ thể chống lại n.hiễm t.rùng hiệu quả và giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt. Vậy nên, cần phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm khi bị cảm cúm.

Và cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm, đặc biệt là cúm A là tiêm chủng hàng năm. Mỗi mũi tiêm phòng cúm có thể bảo vệ chống 3 đến 4 type cúm khác nhau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *