Con tôi 6 tháng t.uổi, thường xuyên bị táo bón. Nhiều khi 2-3 ngày không đi, phải thụt bằng thuốc. Xin hỏi vì sao cháu bị táo, có phải do sữa mẹ nóng?
Nguyễn Thị Liên (Hải Dương)
Ở lứa t.uổi ăn dặm, bé dễ bị táo bón do chuyển đổi chế độ bú sữa hoàn toàn sang chế độ ăn dặm hoặc uống sữa bổ sung hoặc chuyển từ giai đoạn ăn nhuyễn sang ăn thô. Lúc này, cơ chế nhu động ruột của bé chưa kịp làm quen với chế độ ăn mới nên xảy ra tình trạng táo bón. Thêm vào đó, nếu chế độ ăn không đủ rau, củ, quả, thiếu chất xơ và chất lỏng cũng có thể khiến bé bị táo bón.
Bé có thể bị dị ứng sữa bò hoặc mẹ dùng quá nhiều chế phẩm từ sữa như phô mai, váng sữa… cho con trong chế độ ăn dặm có thể gây ra tình trạng táo bón. Bé bị táo bón không thể đại tiện dễ dàng, phân khô, cứng khiến h.ậu m.ôn của bé bị đau rát hoặc ra m.áu mỗi lần đại tiện.
Điều này khiến bé sợ đi vệ sinh, chính nỗi sợ này có thể khiến bé bị táo bón mạn tính. Để khắc phục tình trạng táo bón cho bé, bạn không nên lạm dụng thuốc thụt bởi có thể gây hậu quả xấu về sau. Nên thay đổi chế độ dinh dưỡng, áp dụng chế độ ăn giàu chất xơ, ăn nhiều hoa quả, rau xanh.
Với trẻ còn nhỏ, cần theo dõi thói quen đại tiểu tiện của bé để canh giờ “xi” phù hợp. Tập bé đi vệ sinh đúng giờ bằng tiếng “xi” cũng là cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả. Ngoài ra, mát-xa bụng bé đều đặn mỗi ngày theo chiều kim đồng hồ sẽ kích thích nhu động ruột của bé hoạt động để hỗ trợ việc đẩy phân ra ngoài. Kết hợp mát-xa bụng với vận động thích hợp và uống nhiều nước ( nước lọc, nước canh, nước ép trái cây…).
BS. Nguyễn Lý
Theo SK&ĐS
Những điều mẹ cần biết về ăn dặm đúng cách
Ăn dặm là quá trình tập cho bé làm quen với thức ăn của người lớn. Nếu không chuẩn bị kiến thức, mẹ dễ phạm những sai lầm khiến bé biếng ăn, chậm lớn, rối loạn tiêu hóa…
Để giúp mẹ hiểu về ăn dặm đúng cách, BSCK1. Nguyễn Thị Ngọc Hương – Phó viện trưởng Viện nghiên cứu dinh dưỡng NutiFood, đã chia sẻ nhiều thông tin hữu ích.
Thời điểm ăn dặm
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời điểm bắt đầu ăn dặm tốt nhất là khi bé tròn 6 tháng t.uổi. Giai đoạn này, lượng sữa mẹ không còn cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cần cho sự tăng trưởng “nhanh như thổi” của bé trong 3 năm đầu đời.
Thời điểm ăn dặm tốt nhất là khi bé tròn 6 tháng t.uổi.
Bắt đầu ăn dặm là thời điểm đ.ánh dấu con đã lớn, mẹ hãy đồng hành cùng bé vui vẻ và thực hành đúng quy trình.
Chọn bột dinh dưỡng
Bột bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như lutein, DHA, lysine, kẽm, chất xơ hòa tan… sẽ giúp bé ăn ngon, phát triển tốt trí thông minh, tăng chiều cao và không táo bón. Trong đó, loại bột dùng được cho bé từ 6 đến 24 tháng t.uổi có thể dùng thay cho một bữa cháo khi không nấu kịp hoặc cho bé đi chơi. Mẹ không mở nắp nhiều hộp bột cùng một lúc vì dễ gây nhiễm khuẩn do thời gian sử dụng quá lâu.
Theo BS Nguyễn Thị Ngọc Hương, quá trình ăn dặm nên bắt đầu bằng bột loãng, sau đó chuyển sang đặc dần. Dấu hiệu cho thấy sự thích ứng với mức đậm đặc của bột là bé ăn ngon miệng và mau đói lại. Ngoài ra, mẹ nên cho bé ăn một bữa trước, rồi tăng lên 2 bữa mỗi ngày vào lúc con vui vẻ tập ăn. Lượng bột cũng tăng từ ít đến nhiều.
BS Hương cho biết thêm, thực phẩm ăn dặm nên đa dạng để bé nhận đủ dưỡng chất cho quá trình tăng trưởng và tăng sức đề kháng. Đặc biệt, mẹ hãy tập cho bé thói quen tự phục vụ, sử dụng chén, ly, muỗng. Khi bé biết ngồi và biết cầm nắm, mẹ nên khuyến khích con tự ăn và ăn hết phần.
Tập cho bé thói quen tự lập trong ăn uống từ khi còn nhỏ.
Thời điểm chuyển chế độ ăn phù hợp: Bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; 7 đến 9 tháng sẽ ăn bột; 10 đến 18 tháng chuyển sang ăn bột hoặc cháo đặc dần; 19 đến 24 tháng t.uổi ăn cháo đặc, làm quen với cơm nát và thức ăn mềm. Đây cũng là lúc mẹ chọn thời điểm thích hợp để cai sữa và trên 2 t.uổi, bé đã có thể ăn cơm cùng gia đình.
Những vấn đề thường gặp
Bên cạnh quy trình ăn dặm đúng cách, BS Nguyễn Thị Ngọc Hương chia sẻ thêm một số vấn đề thường gặp để mẹ khắc phục. Đầu tiên, việc pha bột vào sữa sẽ làm bé khó tiêu, táo bón, biếng ăn và rối loạn giấc ngủ, chậm mọc răng, chậm tăng chiều cao do kém hấp thu canxi.
Với món hầm xương, khoai tây, cà rốt hay củ dền thì trong nước hầm chỉ có vị ngọt và chất béo từ xương, còn năng lượng cung cấp từ khoai tây rất ít so với gạo. Vì vậy, chén cháo hầm vừa ít năng lượng, vừa khiến bé chán ăn do ít được đổi món.
Tiếp theo, bột 5 thứ đậu là món bột truyền thống không phù hợp với khả năng tiêu hóa của bé, dùng lâu ngày có thể gây khó tiêu, biếng ăn, suy dinh dưỡng. Một số bé chỉ thích uống sữa mà không thích ăn, điều này rất trái với tự nhiên, làm bé chậm lớn và chậm phát triển về tâm sinh lý. Mẹ cần kiên nhẫn tập cho bé ăn mỗi ngày để dần đạt được chế độ ăn bình thường.
Cuối cùng, những bé chỉ thích bú mẹ không chịu ăn dặm rất dễ bị suy dinh dưỡng và còi xương do lượng sữa mẹ ngày càng ít dần, mẹ nên tập cho bé ăn trong 15-20 phút, khi bé không muốn ăn nữa thì cho bú mẹ ngay sau bữa ăn.
Theo Zing