Cúm lây nhiễm rất nhanh có thể gây dịch và đại dịch. Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ.
Dễ lây trong môi trường tập trung đông người
Bộ Y tế khuyến cáo phòng và điều trị, ngừa biến chứng nặng, sau khi phát hiện ổ dịch sốt liên quan dịch cúm B ghi nhận tại H.Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), các đại dịch cúm xảy ra có tính chu kỳ khoảng từ 10 – 40 năm. Riêng virus cúm B thường có chu kỳ dịch từ 5 – 7 năm, chỉ gây bệnh ở người.
Cúm dễ lây lan ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ. Tiêm vắc xin cúm giúp phòng bệnh chủ động.. Ảnh THÚY ANH
Cúm là bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây truyền nhanh, có thể gây dịch và đại dịch. Bệnh lây lan qua đường hô hấp, qua không khí có các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân chứa virus cúm phát tán khi ho, hắt hơi. Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và mật thiết, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ. T.rẻ e.m 5 – 9 t.uổi có tỷ lệ mắc cúm cao nhất.
Sau khi bị bệnh, thời gian miễn dịch với virus cúm thường không bền, không bảo vệ được khỏi mắc các biến chủng của virus cúm.
Bác sĩ chỉ định thuốc kháng vi rút, kháng sinh theo diễn biến bệnh
Theo Bệnh viện Nhi T.Ư, phần lớn bệnh nhân mắc cúm B nhẹ tự khỏi, tuy nhiên vi rút này cũng có thể gây biến chứng nặng như viêm phổi (do virus cúm hoặc do bội nhiễm vi khuẩn). Các biến chứng nghiêm trọng như: viêm cơ tim, viêm não, viêm cơ tiêu cơ vân, suy đa cơ quan rất hiếm gặp.
Các gia đình cần đưa con đến bệnh viện khi trẻ nhiễm cúm B sốt cao (từ 39,5 độ C trở lên) và dùng thuốc hạ sốt và các phương pháp vật lý hạ nhiệt (phòng thoáng mát 26 – 29 độ C, chườm nước ấm tích cực) nhưng nhiệt độ không hạ.
Hoặc trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên quá 3 ngày không có xu hướng thuyên giảm; trẻ thở nhanh, thở bất thường: thở rít, khò khè, rút lõm lồng ngực, co kéo cơ hô hấp; mạch nhanh so với t.uổi (khi trẻ không sốt) vân tím, lạnh chi (khi không sốt cao); trẻ không ăn, uống; trẻ có biểu hiện mất nước (môi se, mắt trũng, niêm mạc miệng/lưỡi khô, khát nước đòi uống nước, hoặc đi tiểu ít khi theo dõi thấy bỉm/tã ít ướt hơn bình thường); trẻ hay đổi ý thức (không chịu chơi, quấy khóc, li bì, co giật…); trẻ lớn thấy kêu đau bụng, đau ngực, nôn nhiều… hoặc cha, mẹ, người chăm sóc cảm thấy lo lắng bất an về trẻ.
Về điều trị các trẻ nhiễm cúm B có biến chứng nặng, PGS – TS – bác sĩ Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Điều trị tích cực nội khoa Bệnh viện Nhi T.Ư, cho biết tùy thuộc tình trạng của trẻ khi thăm khám, các bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm cần thiết, từ đó đưa ra các chỉ định điều trị phù hợp.
“Ví dụ, những trẻ có nguy cơ cao, trẻ có các biến chứng sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng virus (chỉ dùng cho những trường hợp sốt dưới 48 giờ); nếu có bội nhiễm vi khuẩn sẽ được dùng kháng sinh phù hợp. Nếu trẻ có suy hô hấp, tùy mức độ suy hô hấp sẽ được hỗ trợ hô hấp bằng thở ô xy hoặc thở máy; bù nước điện giải, điều trị suy tim nếu có”, bác sĩ Tạ Anh Tuấn lưu ý.
Để chủ động phòng, chống bệnh cúm mùa, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, người dân khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà, cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.
Theo Cục Y tế dự phòng, trẻ nhỏ và người từ 65 t.uổi nên tiêm phòng cúm, nếu từng nhiễm vi rút này, miễn dịch không bền sau khi khỏi bệnh. Ảnh THÚY ANH
Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi). Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
Để phòng bệnh hiệu quả, vắc xin phòng cúm nên tiêm trước mùa cúm. Lưu ý, những người nên tiêm vắc xin cúm hàng năm là những người có nguy cơ mắc bệnh cúm và có nguy cơ có biến chứng cao của bệnh cúm như: t.rẻ e.m từ 6 đến 23 tháng và những người từ 65 t.uổi trở lên…
Cục Y tế dự phòng, Bệnh viện Nhi T.Ư (Bộ Y tế)
Bé 2 t.uổi bị dây ba lô s.iết c.ổ, suýt t.ử v.ong
B.é g.ái tên H.T.K.L (2 t.uổi ở Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM) đang chơi ở nhà trẻ thì tới gần ba lô treo ở vách tường, vô tình đưa đầu vào vòng dây ba lô qua cổ, trẻ xoay người làm dây ba lô s.iết c.ổ.
Ngày 10.6, bác sĩ chuyên khoa 2, Nguyễn Minh Tiến, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết trẻ được đưa vào bệnh viện trong tình trạng tím tái, lơ mơ, mê, gồng chi, trợn mắt, thở yếu, chấm xuất huyết quanh 2 mắt, trán 2 bên má, vết xây xát da vùng cổ.
Trẻ được chẩn đoán tai nạn sinh hoạt do dây ba lô quấn cổ, suy hô hấp, thiếu oxy não, được đặt nội khí quản giúp thở, chống gồng giật, chống phù não, điều chỉnh nước điện giải, kháng sinh.
Xét nghiệm khí m.áu động mạch có tình trạng toan chuyển hóa, tổn thương gan được điều trị bù bicarbonate và hỗ trợ gan. Kết quả sau hơn 1 tuần điều trị, tình trạng trẻ cải thiện dần, được cai máy thở, thở oxy sau đó thở khí trời, tỉnh táo, bú khá.
Trẻ được điều trị tích cực, hiện sức khỏe đã ổn định. Ảnh BSCC
Khai thác bệnh sử ghi nhận, chiều cùng ngày nhập viện, trẻ đang chơi ở nhà trẻ, tới gần chiếc ba lô có dây treo ở vách tường để chơi. Vô tình trẻ đưa đầu vào vòng dây ba lô qua cổ, rồi xoay người làm dây ba lô s.iết c.ổ. Trẻ tìm cách thoát ra, nhưng lại quay người làm dây ba lô quấn chặt thêm. Các cô giáo phát hiện kịp thời gỡ dây ba lô khỏi cổ trẻ và nhanh chóng đưa đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Qua trường hợp này, bác sĩ Tiến lưu ý phụ huynh mùa hè sắp tới ngoài việc lo phòng tránh bệnh dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng,… cần chú ý đến những tai nạn sinh hoạt trong nhà, nhà trẻ có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên luôn có người trông coi trẻ, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 3 t.uổi.
Hằng năm, vào dịp hè Bệnh viện Nhi đồng Thành phố thường tiếp nhận các trẻ ngạt nước, ong đốt, rắn cắn, phỏng, điện giật, uống nhầm hóa chất, dị vật đường thở… nên phụ huynh có con nhỏ hết sức cẩn thận thiết kế “ngôi nhà an toàn” cho trẻ “chơi, quậy phá” mà không phải lo lắng nhiều.