Kháng thuốc – mối đe doạ thường trực

Kháng thuốc và xu hướng gia tăng kháng thuốc đã và đang trở thành một nguy cơ lớn cho toàn thể nhân loại, là mối hiểm họa nhiều mặt khi nó xâm nhập vào chuỗi thức ăn và môi trường sinh thái.

Ảnh minh họa.

Đến năm 2050, có thể có 10 triệu người t.ử v.ong do kháng thuốc

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kháng kháng sinh xảy ra khi chúng ta lạm dụng hoặc dùng kháng sinh sai mục đích. Vi khuẩn tiến hóa và có khả năng kháng lại những kháng sinh từng được dùng để điều trị nhiễm khuẩn do chúng gây ra.

TS Kidong Park – Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam thông tin, báo cáo về tình hình kháng thuốc của một nhóm điều phối của Liên hợp quốc đưa ra hồi tháng 4/2019 khuyến nghị, nếu không hành động ngay từ hôm nay, kháng thuốc sẽ gây ra hệ lụy là từ nay đến năm 2050 có 10 triệu ca t.ử v.ong mỗi năm, cao hơn số ca t.ử v.ong vì ung thư; kháng thuốc tạo gánh nặng kinh tế toàn cầu, tiêu tốn khoảng 100 tỷ USD, đồng thời từ nay đến năm 2030, hơn 24 triệu người sẽ rơi vào tình trạng đói nghèo.

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, ước tính ở Việt Nam, tình hình kháng thuốc trở nên báo động. Việt Nam đứng thứ 11 trong những quốc gia có tần suất sử dụng kháng sinh nhiều nhất.

Thống kê của cơ quan BHXH Việt Nam năm 2018 cho thấy, kháng sinh là một trong những loại thuốc bảo hiểm y tế chi trả cao nhất. Càng sử dụng nhiều thuốc kháng sinh thì càng có nguy cơ, cơ hội cho vi khuẩn trở nên kháng thuốc.

Theo GS.TS Ngô Quý Châu – Phó Giám đốc Phụ trách BV Bạch Mai, trong quá thăm khám tại bệnh viện, ông đã chứng kiến nhiều trường hợp chủ quan với việc sử dụng thuốc kháng sinh. Có người bệnh khi bị ốm không chịu đi khám mà lục lại đơn thuốc được bác sĩ kê từ 3 năm trước để tự đi mua thuốc về điều trị.

“Rất nhiều người bệnh khi thấy có dấu hiệu như hắt hơi, sổ mũi, sốt thì ra ngay hiệu thuốc mua kháng sinh. Lẽ ra phải đến bệnh viện để được thăm khám thì họ lại tin vào người bán thuốc. Hầu như, nhiều người bệnh chỉ khi bệnh tiến triển rất nặng và đã qua sử dụng thuốc ở nhà rồi mới đến bệnh viện. Đây là một thói quen sử dụng kháng sinh khá tùy tiện” – GS.TS Ngô Quý Châu nói.

Cũng có những trường hợp nguy hiểm hơn đó là, người bệnh khi thấy có triệu chứng giống với triệu chứng mình từng mắc trước đó thì tự ý đi mua thuốc với đơn thuốc sẵn có lần trước. Việc tự mua thuốc như vậy không phù hợp về liều, về thuốc so với mặt bệnh.

GS.TS Ngô Quý Châu giải thích, một liều thuốc đó có thể sẽ cần đến 3g/ngày nhưng người bệnh chỉ uống một nửa liều. Việc uống kháng sinh không đủ liều rất nguy hiểm vì nó dẫn tới việc vi khuẩn thích nghi dần. Có những trường hợp bệnh nhân chỉ mới uống được 2 – 3 ngày thấy đỡ bệnh đã tự ý ngưng sử dụng thuốc kháng sinh. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tính trạng kháng thuốc kháng sinh.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho rằng, hiện nay vẫn còn tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh trong cộng đồng, người dân mua thuốc kháng sinh dễ “như mua rau” vì được bán đầy ở các hiệu thuốc.
Do đó, kháng thuốc đang thực sự là một mối đe dọa đối với an ninh y tế công cộng tại Việt Nam cũng như trên toàn cầu.

Những nỗ lực của Việt Nam

Theo Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, kháng thuốc và xu hướng gia tăng kháng thuốc đã và đang trở thành một nguy cơ lớn cho toàn thể nhân loại: Là mối hiểm họa nhiều mặt đối với sự sống còn của loài người, đối với sức khỏe cộng đồng, đối với kinh tế – thương mại và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia; làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị kinh điển.

Kháng thuốc là hiểm họa ngày càng lớn đối với con người và nền kinh tế Việt Nam do việc sử dụng kháng sinh ngày càng gia tăng và thiếu kiểm soát trong y tế cũng như trong chăn nuôi và càng đáng báo động hơn khi nó xâm nhập vào chuỗi thức ăn và môi trường sinh thái của chúng ta;

Việc đầu tư, nghiên cứu cho ra đời các kháng sinh mới đã giảm trong nhiều thập kỷ nay, dẫn đến sự thiếu hụt các kháng sinh có hiệu quả để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn đa kháng.

Kháng thuốc ngày nay không chỉ của riêng quốc gia nào mà là vấn đề y tế toàn cầu, đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển, thế giới mỗi năm có hàng chục ngàn người t.ử v.ong do kháng thuốc và phải chi phí hàng chục tỷ đô la cho kháng thuốc.

Từ năm 2013, Việt Nam đã hưởng ứng lời kêu gọi của Tổ chức Y tế thế giới “Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa” và là một trong số các nước đi đầu trong việc xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020, với mục tiêu đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống kháng thuốc, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác phòng, chống dịch bệnh, khám chữa bệnh góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Thời gian qua Bộ Y tế đã phối hợp các bộ, ngành và các đối tác phát triển, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực và thu được các kết quả quan trọng: Đã tổ chức tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc hàng năm; Thiết lập, củng cố và phát triển hệ thống giám sát kháng thuốc quốc gia tại 16 BV trên cả nước; Xây dựng tài liệu về Hướng dẫn sử dụng kháng sinh và Hướng dẫn Quản lý kháng sinh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Xây dựng các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời, tiếp tục triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020.

Nhờ đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch quốc gia về phòng, chống kháng thuốc, tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh giảm mạnh, góp phần giảm đáng kể tình trạng kháng kháng sinh, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân.

Đức Trân

Theo daidoanket

Kháng kháng sinh và nguy cơ từ chính mâm cơm người Việt

Hiện nay ở các quốc gia có thu nhập cao khoảng 2,4 triệu người có thể c.hết trong giai đoạn 2015 đến 2050 nếu không nỗ lực lâu dài để ngăn chặn tình trạng vi khuẩn đề kháng kháng sinh.

Các chuyên gia trả lời về việc kháng kháng sinh.

Tổ chức Y tế thế giới đã kêu gọi hãy hành động ngay từ hôm nay kẻo ngày mai không còn thuốc chữa. Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh do thầy thuốc lạm dụng, người dân tự ý mua thuốc và đặc biệt nguyên nhân tiềm ẩn đó là tồn dư kháng sinh trong chăn nuôi còn rất cao.

Tại buổi họp báo về quản lý sử dụng kháng sinh cho tương lai, không lạm dụng, không dùng sai cách, ông Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho rằng tình trạng kháng kháng sinh trong y tế của Việt Nam đang hết sức đáng lo ngại.

Hiện các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã tiên phong trong việc cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, Mỹ cũng đang giảm dần, Hàn Quốc thì đã cấm hàng chục loại kháng sinh trước đây từng cho phép trong chăn nuôi…

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng khuyến cáo hạn chế sử dụng kháng sinh nói chung, kể cả bên y tế hay nông nghiệp, chỉ sử dụng khi cần thiết và có kiểm soát. “Ngành y tế sẽ phối hợp với ngành nông nghiệp rà soát, cân nhắc lại danh mục các loại kháng sinh cấm trong chăn nuôi, thủy sản theo hướng giảm nguy cơ kháng thuốc đối với ngành y tế, có lộ trình kiểm soát cho từng loại kháng sinh, trên từng loại vật nuôi. Đồng thời có nghiên cứu song song với các loại chế phẩm thay thế trong chăn nuôi. Đối với kháng sinh trong thú y, cũng cần có chương trình giám sát tồn dư kháng sinh sau khi tiến hành phòng trị bệnh tại các cơ sở chăn nuôi để có sự điều chỉnh phù hợp.

Ông Nguyễn Văn Long – Phó Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng việc cho phép sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và thủy sản, nhằm mục đích kích thích sinh trưởng và phòng trừ dịch bệnh nhiều năm qua chính là nguyên nhân làm gia tăng sự hiện diện của các vi khuẩn kháng thuốc.

Đáng ngại nhất là tình trạng bán kháng sinh không theo đơn, trộn kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi một cách bừa bãi. Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm đang đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Trên mâm cơm thịt, cá, tôm, cua đều có nguy cơ tồn dư kháng sinh.
Hiện nay Cục Thú y tuyên truyền hướng dẫn người dân không sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Sắp tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ ban hành văn bản ngừng sử dụng kháng sinh cho kháng sinh và chăn nuôi.

Bên cạnh đó, thời gian qua cục đã giám sát việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản để đ.ánh giá đồng bộ từng khu vực, tình trạng kháng thuốc như thế nào trên cơ sở đó có khuyến cáo với người chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Cục giám sát các cơ sở thu mua thủy sản, thực phẩm từ chăn nuôi cần lấy mẫu xét nghiệm tồn dư của kháng sinh đặc biệt là kháng sinh nguy hiểm có khả năng dẫn tới kháng kháng sinh. Nếu lô sản phẩm không còn dư lượng kháng sinh mới được đưa ra tiêu dùng và xuất khẩu. Ông Long cho rằng phải giám sát kỹ kháng sinh trong chăn nuôi mới giảm được tình trạng kháng kháng sinh.

Với thực phẩm, thủy sản nhập khẩu về Việt Nam cũng được các cơ quan lấy mẫu kiểm tra. Ngoài giám sát tình hình dịch bệnh thì kiểm soát tồn dư kháng sinh cũng được ưu tiên.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng cục Quản lý khám chữa bệnh cảnh báo, kháng thuốc là hiểm họa ngày càng lớn đối với con người và nền kinh tế Việt Nam do việc sử dụng kháng sinh ngày càng gia tăng và thiếu kiểm soát trong y tế cũng như trong chăn nuôi. Việc đầu tư, nghiên cứu cho ra đời các kháng sinh mới đã giảm trong nhiều thập kỷ nay, dẫn đến sự thiếu hụt các kháng sinh có hiệu quả để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn đa kháng.

Kháng thuốc ngày nay không chỉ của riêng quốc gia nào mà là vấn đề y tế toàn cầu, đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển, thế giới mỗi năm có hàng chục ngàn người t.ử v.ong do kháng thuốc và phải chi phí hàng chục tỷ đô la cho kháng thuốc.

Tới đây, Bộ Y tế sẽ chỉ đạo các bệnh viện có khảo sát đ.ánh giá kết quả thực hiện các giải pháp chống kháng kháng sinh. Đồng thời kêu gọi các nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cộng đồng cùng chung tay chấm dứt tình trạng lạm dụng và sử dụng kháng sinh sai mục đích.

Theo infonet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *