Khẩu trang bình thường có chống bụi mịn được không?

Khi không khí ngày càng ô nhiễm, cộng với thời tiết đổi mùa, trẻ nhỏ khó tránh các bệnh đường hô hấp. Trong đó, viêm mũi xoang ngày càng tăng, gây ra tình trạng khó chịu và bệnh kéo dài ở trẻ, có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Khẩu trang thông thường chỉ có thể chặn phần nào loại bụi mịn PM10, còn với bụi siêu mịn PM2.5 thì “pó tay”. Để hạn chế bụi mịn, cần chọn khẩu trang chuyên biệt phù hợp (khẩu trang có ký hiệu N95 hay N99 hoặc FFP2) – Ảnh: Bích Thảo

Nguyên nhân gây viêm xoang ở t.rẻ e.m?

Các xoang là các khoang gần mũi, chứa không khí và được lót bởi lớp màng nhầy. Khi bị viêm, lớp màng nhầy sẽ tiết dịch, dịch bị ứ trong xoang và vi khuẩn bắt đầu phát triển, dẫn đến n.hiễm t.rùng xoang.

Những tác nhân thường gây viêm xoang gồm: virus, vi khuẩn hoặc dị ứng.

Viêm xoang ở t.rẻ e.m khó chẩn đoán vì thường bị che lấp bởi các triệu chứng viêm đường hô hấp trên, viêm mũi dị ứng …

Viêm xoang được chia thành 3 mức độ:

– Cấp tính: Các triệu chứng kéo dài dưới 10 ngày

– Mạn tính: triệu chứng này kéo dài hơn 12 tuần.

– Tái phát: khi bị nhiều hơn 3 đợt viêm xoang cấp tính trong một năm.

Các triệu chứng của viêm xoang ở trẻ

– Nghẹt mũi,

– Nước mũi đặc, đục, màu vàng hoặc xanh,

– Chảy nước mũi sau họng,

– Đau đầu, đau vùng mặt,

– Ho, tiếng ho nghe có đàm,

– Sốt, khó chịu, mệt mỏi,

– Có thể sưng quanh mắt,

– Không ngửi được mùi.

Các biến chứng của viêm xoang ở t.rẻ e.m

Viêm xoang cấp do vi khuẩn nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ như: viêm vùng hốc mắt, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, áp xe ngoài màng cứng, áp xe não…

Các xoang là các khoang gần mũi, chứa không khí và được lót bởi lớp màng nhầy

Làm sao để chẩn đoán viêm xoang ở t.rẻ e.m?

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng của viêm xoang, ngoài ra, bé có thể cần làm thêm các cận lâm sàng trong những trường hợp khó chẩn đoán, viêm kéo dài hoặc tái phát, gồm:

– X-quang xoang,

– CT scan xoang,

– Cấy dịch xoang.

Điều trị như thế nào?

Hầu hết viêm xoang cấp tính do virus có thể tự khỏi với các phương pháp chăm sóc tại nhà (rửa mũi, đắp ấm … -phần hướng dẫn chăm sóc tại nhà).

Tuy nhiên khi triệu chứng không cải thiện, sau khoảng 7-10 ngày không giảm triệu chứng, hoặc trẻ bị sốt, ho nhiều hơn, có thể là do nguyên nhân khác và bé sẽ cần được dùng thuốc:

– Kháng sinh: khi xoang bị nhiễm vi khuẩn;

– Thuốc kháng dị ứng: đối với viêm xoang do dị ứng.

Lưu ý: không tự ý dùng thuốc xịt mũi (loại có chất giảm nghẹt mũi) mà phải hỏi ý kiến bác sĩ vì nguy cơ làm bệnh nặng hơn.

Chăm sóc cho trẻ viêm xoang tại nhà bao gồm:

– Uống đủ nước: uống nước lọc, nước trái cây, bổ sung đầy đủ dịch thường xuyên sẽ giúp ngừa mất nước cho trẻ, dịch nhày được loãng và dễ thoát ra khỏi xoang;

– Rửa mũi bằng nước muối: sẽ giúp giữ ẩm cho xoang và mũi;

– Đắp khăn nước ấm lên vùng mũi, má, mắt sẽ giúp bé giảm đau ở vùng mặt.

Làm gì để phòng ngừa viêm xoang ở trẻ?

– Xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý, giữ cho mũi xoang ẩm, không bị khô;

– Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm ở khu vực môi trường có không khí khô ráo;

– Tránh xa khói t.huốc l.á, bụi;

– Tránh những thứ gây ra các triệu chứng dị ứng: lông chó mèo, phấn hoa, khói bụi …

– Trong tình trạng báo động về bụi mịn trong không khí tăng cao như hiện nay, trẻ cần nên hạn chế đi ra ngoài, nếu ra ngoài nên đi bằng phương tiện công cộng như đi xe bus, taxi thay vì di chuyển bằng xe máy, xe đạp… và chọn khẩu trang chuyên biệt phù hợp có thể giúp hạn chế bụi mịn (khẩu trang có ký hiệu N95 hay N99 hoặc FFP2);

– Trẻ bị viêm xoang nên hạn chế thời gian ngâm trong hồ bơi vì clo trong nước hồ bơi có thể gây kích ứng mũi và xoang;

– Lưu ý vệ sinh tay tốt;

– Tiêm chủng đầy đủ;

– Tránh tiếp xúc gần với những người bị cảm lạnh hoặc những người bị n.hiễm t.rùng đường hô hấp trên.

Khi nào trẻ cần được đưa đi khám?

Cần đưa trẻ đi khám ngay nếu:

– Bé bị nghẹt mũi, chảy nước mũi trong hơn 7-10 ngày;

– Bé bị sốt cao (39 độ C), dịch mũi màu vàng hoặc xanh trong 3- 4 ngày liên tiếp;

– Các triệu chứng không cải thiện mà nặng hơn;

– Đau đột ngột và dữ dội ở mặt và đầu;

– Khó nhìn hoặc nhìn đôi;

– Sưng hoặc đỏ quanh một hoặc cả hai mắt;

– Khó thở;

– Cổ gượng.

ThS.BS LÊ THỊ KIM DUNG

Theo tuoitre

Chọn khẩu trang chống bụi mịn như thế nào?

Những loại khẩu trang thông thường chỉ hạn chế 30-40% lượng bụi thông thường và hoàn toàn không có khả năng bảo vệ cơ thể trước các loại bụi mịn.

Nguy hiểm hạt bụi siêu mịn

Liên tiếp những ngày qua, chất lượng không khí ở TP.HCM, Hà Nội được ghi nhận ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt, những hạt bụi mịn và siêu mịn có trong không khí được cảnh báo rất nguy hiểm với người dân.

PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp – Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai – cho hay hạt bụi mà chúng ta nhìn thấy hay cảm nhận được là các hạt bụi kích thước lớn. Các hạt bụi siêu mịn, kích thước dưới 2,5 micromet, chúng ta sẽ không cảm nhận được rõ ràng. Khi hít vào phổi, chúng sẽ đi theo đường m.áu đến các cơ quan trong cơ thể và gây ra phản ứng viêm và có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau.

Theo WHO, khoảng 30% các trường hợp t.ử v.ong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Với đột quỵ não cũng như các bệnh lý về tim mạch, con số này chiếm khoảng 25%. Với bệnh lý hô hấp, những đối tượng bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn rất nhiều, ước tính khoảng 43% các trường hợp t.ử v.ong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí.

Các chuyên gia khuyên cần chọn khẩu trang sợi hoạt tính để tránh bụi siêu mịn

Còn theo thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Minh Trang, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương, những hạt bụi có kích thước siêu nhỏ, chỉ bằng 1/40 hạt cát rất có hại cho sức khỏe, dễ dàng xuyên qua hàng rào bảo vệ da vốn rất mỏng.

Chúng không chỉ tác động trực tiếp, phá vỡ hàng rào bảo vệ da, gây bệnh như một yếu tố trực tiếp. Các bụi mịn, siêu mịn còn tương tác với bức xạ mặt trời (các tia UV) để gây lão hóa da nhanh chóng, tổn thương da, thậm chí ung thư da thông qua việc tác động vào các thành phần trên da như tế bào sừng, nguyên bào sợi, tế bào hắc tố.

Lưu ý khi chọn khẩu trang

Trước tình trạng ô nhiễm không khí, việc bảo vệ cơ thể khỏi bụi mịn hiện nay rất quan trọng. Trong đó, đeo khẩu trang chính là cách đơn giản và hiệu quả nhất khi di chuyển ngoài đường.

Theo các chuyên gia, hiện người dân chỉ sử dụng loại khẩu trang thông thường như khẩu trang vải, khẩu trang y tế. Tuy nhiên, những loại khẩu trang này chỉ có tác dụng ngăn bụi thô kích thước lớn, không thể ngăn bụi mịn dưới 2,5 micromet, loại bụi mà mắt thường không thể nhìn thấy và có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Lý do là các loại khẩu trang này chỉ được làm từ sợi vải dệt đơn thuần, khoảng cách sợi vải lớn, vì thế bụi mịn vẫn có thể xuyên qua. Những loại khẩu trang thông thường chỉ hạn chế 30-40% lượng bụi và hoàn toàn không có khả năng bảo vệ cơ thể trước các loại bụi mịn.

Do đó, chuyên gia khuyến cáo cần phải sử dụng khẩu trang phù hợp, đảm bảo là chống được bụi mịn, vi khuẩn và các chất độc hại. Những khẩu trang này phải dùng chất liệu có khả năng lọc các vật chất nhỏ, chẳng hạn như sợi hoạt tính. Thực tế, khẩu trang với màng lọc sợi hoạt tính có thể lọc được hạt bụi cỡ 0,3-0,5 micromet, các hạt bụi này thậm chí còn nhỏ hơn bụi kích thước PM 2.5 giúp bảo vệ phổi và các chất ô nhiễm trong không khí. Tại thị trường Việt Nam hiện nay, khẩu trang Kissy đã đáp ứng được tiêu chí này, là sản phẩm duy nhất được cấp bằng độc quyền sáng chế cho sợi hoạt tính và được Bộ Y tế khuyên dùng.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, hiện đang có tình trạng hỗn loạn về giá cả trên thị trường khẩu trang, người dân cần chọn lọn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo, được Bộ Y tế khuyên dùng, tránh nghe theo những quảng cáo có cánh, thổi phồng chất lượng.

Bên cạnh đó, khi dùng khẩu trang cần lưu ý chọn loại ôm sát mặt. Đây là tiêu chí quan trọng nhất khi đeo khẩu trang, giúp cho không khí bẩn không chui vào phía trong. Sử dụng khẩu trang cần có độ thoáng, giúp người dùng thấy thoải mái, giúp người dùng hô hấp bình thường.

Lưu ý với khẩu trang sợi hoạt tính có thể dùng được trong 6 tháng với tần suất giặt 1-3 ngày/lần.

Theo giadinh.net

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *