Khi cơ thể thừa cholesterol

Chế độ ăn uống chưa hợp lý là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến khoảng 30% người Việt thừa cholesterol như hiện nay.

Ảnh minh họa.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoảng 70% cholesterol trong cơ thể do gan tự tổng hợp và 30% còn lại được cung cấp nhờ vào thực phẩm hàng ngày. Chế độ ăn uống chưa hợp lý là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến khoảng 30% người Việt thừa cholesterol như hiện nay.

Các chuyên gia dinh dưỡng phân tích: Những sai lầm trong cách ăn uống làm tăng cholesterol xấu như ăn thiếu rau, chuộng nội tạng động vật, sử dụng nhiều chất béo có hại, uống ít nước… Thừa cholesterol làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, mắc các bệnh lý tim mạch, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Một số khảo sát cho thấy, khoảng 50% phụ nữ và 63% đàn ông Việt ăn không đủ lượng rau quả khuyến nghị (400 gram) một ngày. Trong khi rau quả cung cấp các vitamin, chất khoáng, nhất là chất khoáng kiềm giúp cho chế độ ăn hợp lý hơn. Chất xơ trong rau quả còn hạn chế tích tụ cholesterol xấu trong cơ thể. Trong đó, rau quả chứa nhiều chất xơ có thể đào thải cholesterol thừa ra khỏi cơ thể. Rau màu xanh, đỏ tốt hơn các loại ít màu vì chứa nhiều chất chống ôxy hóa, giảm các gốc tự do sinh ra do quá trình chuyển hóa lipid m.áu.

Nhiều người Việt ăn ít rau nhưng lại tiêu thụ nhiều thịt, chuộng thịt ba rọi. Mỡ trong thịt ba rọi không có lợi cho sức khỏe vì chứa nhiều chất béo không no. Không ít người còn thích ăn nội tạng động vật như tim, cật…, trong khi đây là bộ phận chứa nhiều cholesterol. Hạn chế thực phẩm nhiều cholesterol như thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nội tạng động vật… giúp giảm tình trạng dư thừa cholesterol.

Bên cạnh một số người sử dụng chất béo chưa hợp lý, số khác bị tăng cholesterol thì kiêng hẳn chất béo, thường chỉ ăn các món luộc. Trong chất béo có chứa các axit béo không no cần thiết mà cơ thể không thể tự tổng hợp. Vấn đề không phải bỏ hẳn chất béo là tốt mà phải lựa chọn chất béo có lợi, sử dụng liều lượng phù hợp.

Axit béo không no như omega-3 trong thực phẩm như cá hồi, cá trích… rất có lợi cho cơ thể. Omega-6 có trong chất béo thực vật nên bổ sung vào thực đơn bằng cách sử dụng hạt nguyên cám hoặc dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu hướng dương. Chất béo trong thực vật và chất béo động vật nên cân đối theo tỷ lệ 50-50. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của người Việt hiện nay còn thiếu chất béo thực vật nên cần tăng cường bổ sung.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mỗi người trưởng thành không ăn quá 5 gram muối một ngày. Trong khi, người Việt đang dùng nhiều muối xấp xỉ gần 10 gram mỗi ngày. Ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ thừa cholesterol, mắc các bệnh như cao huyết áp, tim mạch… 81% lượng muối trong khẩu phần là do chúng ta nêm nếm vào các món ăn. Chị em phụ nữ nên điều chỉnh lượng muối phù hợp khi nấu nướng. Một gram muối tương đương 1,5 thìa bột canh, tương đương 5 ml nước mắm.

Lượng nước trung bình trong cơ thể chiếm khoảng 55-70% tùy theo lứa t.uổi. Nước rất cần thiết cho cơ thể, giúp điều hòa thân nhiệt, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra thuận lợi. Ruột đáng lẽ phải được dọn sạch, đào thải các chất cặn bã ra ngoài mỗi ngày nhưng ít uống nước khiến chúng bị tồn đọng lại, làm tái hấp thu, trong đó có hấp thu cholesterol.

Bộ Y tế cảnh báo: Cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người rơi vào tình trạng thừa cholesterol ở Việt Nam

Ở Việt Nam trung bình cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người bị thừa cholesterol. Đáng lo ngại hơn, tình trạng thừa cholesterol ở người trẻ t.uổi có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa.

Cholesterol là một chất béo quan trọng, cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể lại không tốt chút nào.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ về tình trạng thừa cholesterol hiện nay nhé!

Tình trạng thừa cholesterol là gì? Thực trạng thừa cholesterol của người Việt đáng lo ngại như nào?

Có lẽ vẫn còn không ít người chưa nắm rõ cholesterol là gì cũng như thế nào là thừa cholesterol. Cholesterol là một chất béo được gọi là lipid (mỡ) và rất quan trọng cho hoạt động bình thường của cơ thể.

Cholesterol đến từ hai nguồn: nội sinh và ngoại sinh. Nguồn nội sinh là từ gan, tại đây tạo ra tất cả lượng cholesterol chúng ta cần. Nguồn ngoại sinh chủ yếu đến từ các thực phẩm như mỡ, nội tạng động vật, thịt đỏ, thịt gia cầm…

PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cảnh báo tình trạng thừa cholesterol ở Việt Nam.

Đáng lưu ý là tình trạng thừa cholesterol không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng lại là nguyên nhân chính dẫn đến xơ vữa động mạch và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nguy hiểm có thể gây t.ử v.ong như làm tăng huyết áp, nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ…

Trong Lễ phát động “Tháng hành động đẩy lùi tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể” do PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì, Thứ trưởng đã đưa ra những con số cảnh báo về thực trạng thừa cholesterol ở mức đáng báo động, có xu hướng tiếp tục gia tăng và ngày càng trẻ hóa.

Hiện nay, ngay tại Việt Nam, 1/3 số lượng người trưởng thành có tình trạng thừa cholesterol. Đặc biệt, hơn 50% phụ nữ Việt Nam ở độ t.uổi từ 50 – 69 t.uổi đang rơi vào tình trạng này. Đây là thực trạng đáng báo động và cần có những biện pháp ngăn chặn kịp thời vì tình trạng thừa cholesterol sẽ là gánh nặng rất lớn cho hệ thống y tế của quốc gia trong công tác phòng ngừa, phát hiện sớm, điều trị và khắc phục các biến chứng của bệnh lý này. Theo Bộ Y tế, bệnh tim mạch cùng với các bệnh không lây nhiễm khác là nguyên nhân t.ử v.ong hàng đầu trên thế giới. “Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, tỷ lệ này lên tới 71% trong tổng số các ca t.ử v.ong trên thế giới. Tại Việt Nam, theo thống kê chưa chính thức thì tỉ lệ này còn cao hơn thế giới chiếm 77%.” – PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn chia sẻ.

Nguyên nhân của việc thừa cholesterol và giải pháp đến từ chính cách sinh hoạt của chúng ta

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thừa cholesterol. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu đến từ chế độ ăn uống và lối sống không khoa học. Cụ thể:

– Chế độ ăn uống có nhiều chất béo có hại, nhiều cholesterol: Các chuyên gia y tế trên thế giới cho rằng một chế độ ăn có nhiều chất béo có hại và cholesterol sẽ dễ làm tăng cholesterol xấu trong m.áu hay còn gọi là lipoprotein tỷ trọng thấp. Vì vậy, dễ hiểu nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do chế độ ăn uống không lành mạnh (ăn nhiều mỡ, nội tạng động vật, ăn ít rau xanh…).

Ăn nhiều nội tạng động vật cũng sẽ dẫn đến tình trạng thừa cholesterol.

Hội tim mạch học Việt Nam khuyến nghị nên ăn chế độ ít cholesterol, chất béo có hại. Thay vào đó nên bổ sung vào chế độ ăn uống chất béo có lợi (chất béo không bão hòa) được tìm thấy nhiều trong các loại cá biển sâu như cá hồi, cá trích…

Dầu thực vật cũng là nguồn bổ sung chất béo bão hòa rất tốt. Nên sử dụng thường xuyên các loại dầu ăn thực vật như dầu gạo lứt, dầu đậu nành, dầu hướng dương trong nấu nướng để chủ động tạo ra nguồn chất béo có lợi cho cơ thể thay vì sử dụng chất béo từ động vật vốn chứa nhiều chất béo có hại và cholesterol. Đặc biệt, dưỡng chất Gamma – Oryzanol và Phytosterol có trong một số loại dầu ăn và gạo lứt đã được khoa học chứng minh có tác dụng giảm hấp thụ cholesterol từ thực phẩm, rất thích hợp cho chế độ ăn hàng ngày của chúng ta.

Gamma – Oryzanol và Phytosterol được khoa học chứng minh có tác dụng giảm hấp thụ cholesterol từ thực phẩm.

– Lối sống không khoa học: Thiếu tập thể dục hoặc hoạt động thể chất không tốt là điều ai cũng biết nhưng quan trong là việc này có thể làm tăng mức độ “cholesterol xấu”. Bên cạnh đó nếu bạn thừa cân thì bạn có khả năng có mức cholesterol cao hơn.

Lối sống ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chúng ta. Chẳng hạn như thường xuyên uống nhiều rượu, hút thuốc cũng có thể làm tăng mức cholesterol xấu. Một số hóa chất có trong thuốc có thể gây ra tình trạng xơ vữa động mạch.

Thay đổi thói quen sinh hoạt, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý là “chìa khóa vàng” đẩy lùi tình trạng thừa cholesterol!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *