Khi nào người thay van tim hai lá nên đi khám?

Ba tôi thay van tim hai lá, thay van động mạch chủ, uống thuốc kháng đông mỗi ngày.

Hai tháng nay, do dịch bệnh không đi tái khám, vẫn uống thuốc theo toa cũ. Trước đây ba thường đi thử INR (chỉ số đông m.áu) hiện ba tôi không đi được thì nên làm sao? (Nguyễn Nhật)

Trả lời:

Đây là câu hỏi thường gặp với bệnh nhân sau thay van tim trong thời điểm mùa dịch vì khó có thể đi tái khám. Sau khi thay van tim cơ học, người bệnh cần uống thuốc kháng đông theo đơn bác sĩ kê.

Trước đây, một tháng ba bạn đi tái khám một lần thì bây giờ có thể 3 – 4 tháng nên tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để thử INR. Điều này giúp bản thân biết mình đang điều trị như vậy thì có đạt hiệu quả hay không. Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu như c.hảy m.áu răng, chân răng hoặc đi cầu phân đen thì đó là tín hiệu báo m.áu bị loãng hơn bình thường, cần xét nghiệm lại ngay lập tức.

Có những trường hợp INR không đạt, van tim có thể bị kẹt, dấu hiệu khiến bệnh nhân mệt, khó thở, đau ngực cũng cần đến bệnh viện khám ngay.

Hiện nay, người bệnh có thể liên hệ với bệnh viện, phòng khám yêu cầu xét nghiệm tại nhà hoặc đến các cơ sở để xét nghiệm INR. Bệnh nhân vẫn nên xét nghiệm INR định kỳ chứ không nên tự uống thuốc liên tục năm này qua tháng khác, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng.

Với hoàn cảnh hiện tại, việc đi lại ở một số địa phương rất khó khăn, trong trường hợp này, bạn có thể đăng ký khám online để gặp trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Các bác sĩ có thể tư vấn kỹ hơn về đơn thuốc, quá trình điều trị để đưa ra lời khuyên chính xác hơn.

Với trường hợp thay van đã lâu, uống thuốc ổn định, nếu chỉ số INR mỗi lần tái khám ổn định thì có thể khám online. Khi đó, người bệnh sẽ uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý thay đổi, giảm liều hoặc tự chỉnh thuốc vì thuốc kháng đông uống không đủ liều sẽ gây biến chứng, uống quá liều thì dẫn đến tác dụng phụ.

ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều

Trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Suy đa tạng do sốt mò

Bệnh nhân nam, 63 t.uổi, làm vườn thì bị côn trùng đốt vào vùng mạn sườn, sưng lan ra sau lưng, sốt cao liên tục, tiên lượng nặng.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Sơn La, ngày 9/9 cho biết bệnh nhân tự mua thuốc điều trị, tình trạng nặng lên mới đến viện khám. Lúc này, người bệnh trong tình trạng sốc, mệt nhiều, huyết áp tụt còn 60/40 mmHg, củng mạc mắt vàng, phù hai chi dưới, sốt cao liên tục, đau đầu nhiều kèm theo đau tức ngực, khó thở, ho nhiều đờm đặc. Tại vùng mạng sườn có nốt côn trùng đốt đã khô, đóng vẩy xung quanh nốt đốt, sưng tấy lan ra vùng sau lưng.

Các bác sĩ chẩn đoán ông sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi, suy đa tạng do sốt mò. Người bệnh có t.iền sử dị ứng kháng sinh Penicilin, đe dọa t.ử v.ong.

Kíp bác sĩ điều trị hồi sức tích cực với kháng sinh đặc hiệu, thuốc vận mạch nâng huyết áp, thở oxy, điều trị suy đa tạng, điều chỉnh rối loạn điện giải, kiềm toan kết hợp nuôi dưỡng tích cực nâng đỡ thể trạng. May mắn qua ba ngày, người bệnh đỡ sốt, ngừng thuốc vận mạch, chức năng gan thận cải thiện. Hiện tình trạng bệnh nhân ổn định.

Vết mò đốt phần mạn sườn trên cơ thể người bệnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Mè Thị Xuân – Trưởng khoa Hồi sức tích cực, cho biết sốt mò hay còn gọi là bệnh sốt ve mò, sốt rừng là căn bệnh phổ biến trong mùa hè, thường gặp nhất tại các vùng quê có nhiều bụi rậm – nơi sinh sống của các loài côn trùng mò thuộc họ ve.

Sốt mò là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây bởi Orientia tsutsugamushi, lây truyền do ấu trùng mò đốt. Bệnh có biểu hiện đặc trưng bởi sốt cao kéo dài, đau đầu dữ dội, da niêm mạc xung huyết và phát ban, vết loét ngoài da đặc trưng do ấu trùng mò đốt, sưng đau hạch ngoại vi gần nơi vết loét. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị tổn thương nhiều cơ quan, suy đa phủ tạng và t.ử v.ong.

Bệnh thường dễ bị bỏ qua do vết đốt nhỏ nằm ở những chỗ kín, khó phát hiện. Nốt mò đốt chỉ là một trong nhiều triệu chứng để phát hiện bệnh nhưng đây là dấu hiệu quan trọng và điển hình.

“Bình thường nó như nốt phỏng nước, rất dễ bị bỏ qua. Sau khi vỡ ra, nó để lại một vết đốt có cấu tạo màu hồng xung quanh, ở giữa lõm hình lòng chảo”, bác sĩ cho biết.

Để phòng bệnh, người sống trong vùng có bệnh sốt mò lưu hành cần áp dụng những biện pháp phòng chống ấu trùng mò đốt như tránh đi vào khu vực có lùm cây cỏ lúp xúp, mặc quần áo kín, mặc quần áo có ngâm tẩm các hóa chất chống côn trùng như benzyl benzoat, bôi các hóa chất xua côn trùng như diethyltoluamide lên các vùng da hở.

Kiểm soát mò bằng cách t.iêu d.iệt chuột, sử dụng hóa chất diệt côn trùng, diệt cỏ hoặc đốt cỏ. Hiện chưa có vaccine phòng sốt mò.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *