Khi nào trẻ nên tiêm ngừa các bệnh hô hấp?

Biện pháp phòng ngừa bệnh hô hấp tốt nhất cho trẻ hiện nay là tiêm vaccine đúng lịch, đủ liều theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tôi mới sinh con trai được 4 tuần t.uổi. Bác sĩ cho hỏi tôi nên đưa con đi tiêm vaccine phòng ngừa bệnh hô hấp ở thời điểm nào là tốt nhất? (Lê Vy, 27 t.uổi, ngụ TP.HCM).

Trả lời

Trong những nguyên nhân gây ra bệnh hô hấp, gần 80% trường hợp do siêu vi gây ra, nổi bật là cúm; 20% còn lại do vi trùng gây ra, nổi bật là phế cầu, liên cầu, Haemophilus influenzae. Đây đều là những tác nhân gây ra biến chứng trầm trọng và khó khăn trong điều trị bệnh hô hấp.

Khi trẻ tiếp xúc với giọt b.ắn, chất gây lây nhiễm hoặc các loại siêu vi như virus cúm, vi khuẩn như phế cầu, ho gà… khả năng mắc bệnh viêm mũi, viêm họng, viêm mũi xoang là rất cao.

Ngoài ra, việc gặp khó khăn trong quá trình hít thở có thể dẫn đến hội chứng ngưng thở khi ngủ, gây biến chứng thậm chí là bệnh tim mạch và hen suyễn ở trẻ.

Trẻ được thăm khám trước khi tiêm ngừa vaccine phòng bệnh hô hấp. Ảnh: BVCC

Hiện nay đã có nhiều loại vaccine giúp ngăn ngừa virus cúm, vi khuẩn phế cầu gây viêm phổi, viêm tai giữa và n.hiễm t.rùng huyết… Vì vậy, biện pháp phòng ngừa bệnh lý hô hấp tốt nhất mà cha mẹ có thể làm cho con hiện nay chính là đưa trẻ đi tiêm vaccine đúng lịch, đủ liều theo hướng dẫn của bác sĩ.

Việc tiêm chủng sớm và đúng lịch trình giúp cơ thể trẻ phát triển khả năng miễn dịch một cách tốt nhất trước khi tiếp xúc với các loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời bảo vệ trẻ khỏi các biến chứng nguy hiểm của bệnh và ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng.

Với bệnh lý hô hấp, việc tiêm ngừa thường bắt đầu từ khi trẻ còn rất nhỏ, thời điểm mới sinh trẻ đã được tiêm ngừa phòng bệnh lao.

Khi trẻ được 6 tuần t.uổi trở lên, sẽ được tiêm ngừa phòng vi khuẩn Hib, phế cầu, ho gà, lịch tiêm ba lần và nhắc lại vào năm thứ 2.

Lịch tiêm ngừa virus cúm dành cho trẻ 6 tháng t.uổi trở lên là tiêm hai liều, mỗi liều cách 1-2 tháng và tiêm nhắc lại mỗi năm.

Ngoài tiêm ngừa, trong sinh hoạt hằng ngày, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đeo khẩu trang khi ra ngoài và đến nơi đông người, bổ sung dinh dưỡng hợp lý giúp xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh.

TS-BS NGUYỄN HUY LUÂN, Trưởng Đơn vị Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

Trời lạnh, các bệnh hô hấp tấn công trẻ nhỏ

Thời tiết trở lạnh khiến nhiều trẻ mắc cúm A, cúm B hoặc các bệnh truyền nhiễm khác lây qua đường hô hấp.

Nhiều trẻ nhập viện vì cúm A, viêm phổi

Đang nằm điều trị tại Khoa Nhi của Bệnh viện Thanh Nhàn, bé T.A (4 t.uổi) được chẩn đoán viêm phổi. Bé được mẹ đưa đến khám sau 3 ngày sốt cao. Hiện, bé đã tỉnh táo, hết sốt, phổi cải thiện rõ, chịu ăn và đang tiếp tục được theo dõi để cho ra viện.

Cùng điều trị ở đây, bé Q.A (4 t.uổi, Hà Nội) bị sốt virus, với dấu hiệu ban đầu là sốt cao liên tục, đau đầu. Sau 3 ngày nằm viện, bé Q.A đã hết sốt, dự kiến ra viện trong 1-2 ngày tới.

BS Nghiêm Thị Mai Sang, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, cho biết thời gian gần đây, số lượng bệnh nhi nhập viện do các bệnh lý về đường hô hấp gia tăng. Đa số trẻ nhập viện với dấu hiệu thở khò khè, một số bị suy hô hấp, sốt cao. Khoa Nhi đang điều trị cho khoảng 100 trẻ, trong đó phần lớn là các bé mắc bệnh lý đường hô hấp như viêm phổi, sốt xuất huyết, sốt virus, cúm A.

Nhiều trẻ nhập viện vì mắc bệnh lý hô hấp.

Còn tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, trẻ mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp tăng 140% so với trung bình năm, trong đó chủ yếu là cúm A, bệnh do virus hợp bào hô hấp RSV.

Tương tự, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trung bình mỗi ngày ghi nhận khoảng 100 trẻ mắc cúm, trong đó có những trường hợp biểu hiện nặng, có biến chứng được chỉ định nhập viện.

Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, số ca mắc cúm A đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt ở trẻ nhỏ, trong đó có nhiều ca diễn biến suy hô hấp nặng, phải thở máy. Chính vì vậy, việc nhận biết sớm các triệu chứng của cúm A sẽ giúp cha mẹ có thể xử trí và đưa con đến bệnh viện thăm khám kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Những lưu ý để tránh biến chứng

Theo BS Sang, điều kiện thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi để mắc bệnh cúm và các bệnh n.hiễm t.rùng hô hấp cấp tính như viêm hô hấp trên, viêm mũi, viêm họng, viêm tai giữa, viêm phổi, các bệnh dị ứng đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm xoang dị ứng, hen suyễn…

Đặc biệt lưu ý đến cúm A, BS Lâm thông tin bệnh này ở trẻ thường diễn biến lành tính, tuy nhiên cũng có nguy cơ biến chứng nặng và nguy hiểm ở một số đối tượng như trẻ nhỏ dưới 5 t.uổi, trẻ có các bệnh mạn tính, cơ địa béo phì. Các biến chứng thường gặp như: suy hô hấp, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm thanh khí phế quản và nhiễm khuẩn thứ phát, thậm chí có thể viêm não, t.ử v.ong nếu không được phát hiện và can thiệp sớm.

Để phát hiện kịp thời nguy cơ biến chứng khi trẻ mắc cúm A, phụ huynh cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ, đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo như: sốt cao liên tục từ 39 độ C trở lên, không đáp ứng thuốc hạ sốt hoặc co giật; khó thở, thở rút ngực, thở nhanh; đau ngực hoặc đau cơ dữ dội; tím môi và đầu chi, tay chân lạnh; hoặc trẻ li bì, mệt mỏi, ăn kém, nôn trớ…

Đề phòng bệnh cho trẻ, gia đình cần giữ ấm cơ thể trẻ, hạn chế cho ra ngoài trời lạnh, hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; đồng thời thường xuyên đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày.

“Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên lưu ý rằng tiêm vắc xin vẫn là biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất, giúp tạo “lá chắn” bảo vệ trẻ khỏi virus cúm A cũng như nhiều bệnh lý khác, nhất là trong thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường này”, BS Lâm khuyến cáo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *