Mỗi khi chúng ta hầm xương, nấu canh hoặc luộc rau, có thể một chút không chú ý, nước từ nồi sẽ tràn ra ngoài. Nguyên nhân là do trong nước luôn có một lượng không khí hòa tan. Khi nước đạt đến điểm sôi, sự hòa tan này giảm và nước nóng chuyển từ thể lỏng sang thể khí. Nhiệt độ càng cao, khí thoát ra càng nhiều, làm tạo ra bọt nước trên bề mặt nước. Càng đun sôi lâu, bọt nước càng nhiều cho đến khi tràn ra ngoài. Tuy nhiên, việc đặt một cái muỗng gỗ ngang trên bề mặt nồi có thể ngăn chặn sự tràn ra của bọt nước.
Đầu tiên, bọt nước không ổn định. Khi chúng tiếp xúc với vật không thấm nước như muỗng gỗ, chúng sẽ tan chảy. Một chiếc thìa gỗ khô sẽ làm mất đi sự ổn định của bọt nước khi chúng tiếp xúc với bề mặt không thấm nước. Điều này sẽ làm vỡ bọt nước.
Thứ hai, bọt nước chứa hơi nước. Khi chúng tiếp xúc với vật có nhiệt độ dưới 100°C, hơi nước sẽ ngưng tụ và trở lại dạng lỏng, gây ra sự vỡ của bọt nước. Muỗng gỗ có nhiệt độ dưới 100°C sẽ giúp hơi nước ngưng tụ và trở lại dạng lỏng ngay lập tức.
Điều này khác biệt so với khi dùng thìa hoặc muỗng kim loại. Kim loại dẫn nhiệt tốt. Khi đặt vào nồi, chúng sẽ truyền nhiệt nhanh hơn nước, khiến cho bọt nước trào lên nhanh chóng.
Tuy việc dùng muỗng gỗ hiệu quả nhưng sau một thời gian, muỗng cũng sẽ nóng lên và nước sẽ tràn ra ngoài. Do đó, sau một thời gian, nên thay muỗng mới hoặc tắt bếp.
Đó là một mẹo đơn giản giúp ngăn chặn việc nước sôi tràn ra khỏi nồi. Với cách làm đơn giản này, bạn có thể tạm thời yên tâm rằng nước và thức ăn sẽ không tràn ra khi đặt một chiếc muỗng gỗ lên miệng nồi và điều chỉnh lửa vừa phải. Tuy nhiên, muỗng gỗ chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định và không thể thay thế việc giám sát nồi liên tục.
Chúc bạn trở thành người tiêu dùng thông thái!
Mai Hương (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm